Một cảnh trong phim
Sau nhiều lần dời ngày công chiếu, ngày 9-12, phim “Vượt qua bến Thượng Hải” đã chính thức ra mắt khán giả tại Hà Nội. Khác hẳn so với thường lệ khi công chiếu phim trong nước, khán phòng Trung tâm Chiếu phim quốc gia chật kín. Có thể nói, “Vượt qua bến Thượng Hải” đã vượt qua cách làm phim lịch sử về lãnh tụ thông thường, khắc họa được một lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gần gũi, rất đời.
Là một trong số rất ít khán giả tham dự buổi công chiếu ra mắt bộ phim Vượt qua bến Thượng Hải, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã không nén nổi xúc động. Ông nhấn mạnh: Chúng ta đã được xem rất nhiều phim lịch sử về Bác, song nếu các phim trước được coi là minh họa cho nhân vật trong lịch sử thì Vượt qua bến Thượng Hải là một tác phẩm điện ảnh đích thực. Câu nói thường được người làm nghệ thuật ví von rằng “lịch sử là cái đinh để treo bức tranh” đã rất thích hợp trong trường hợp này. Chưa bao giờ, ngôn ngữ điện ảnh lại được tận dụng có hiệu quả đến như vậy trong một phim về lịch sử, hình ảnh Bác hiện lên thật dung dị, gần gũi. Bộ phim đã dẫn dắt câu chuyện lịch sử dưới góc nhìn của người nghệ sĩ, của người làm điện ảnh.
Lấy bối cảnh diễn ra vào năm 1933, bộ phim Vượt qua bến Thượng Hải là hành trình của Nguyễn Ái Quốc từ Hồng Công tới Hạ Môn, Thượng Hải (Trung Quốc), rồi tìm đường sang Liên Xô. Nhưng đó là cuộc hành trình đầy nguy hiểm, gian khổ, Người luôn phải đối mặt với bọn mật thám Pháp và Quốc dân đảng Trung Quốc ráo riết săn lùng.
Ngoài việc bám sát vào những sự kiện, chi tiết có thật trong lịch sử, Vượt qua bến Thượng Hải đã rất thành công khi xây dựng nhiều nhân vật, tình tiết hư cấu để tăng thêm tính hấp dẫn.
Theo nhà biên kịch Hà Phạm Phú: đó là những người không có thật, song chính họ, như vai Phương Thảo, lại là hình tượng được xây dựng đại diện cho các tầng lớp người dân Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên, tình cảm của một người phụ nữ (dù là hư cấu hoàn toàn) đối với Nguyễn Ái Quốc được thể hiện rõ nét trong một bộ phim. Khán giả sẽ cảm nhận được tình yêu của nữ bác sĩ Phương Thảo đối với Nguyễn Ái Quốc khi cô biết “anh Tư” (tên Bác khi hoạt động ở Thượng Hải) chưa chết, trong bước chân chạy vội đến chăm sóc cho Người, trong cái nắm tay khi Người nằm viện… Những chi tiết này đã tạo nên một câu chuyện hấp dẫn, cảm động về một giai đoạn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Phim được làm cẩn thận với những bối cảnh phố phường Thượng Hải những năm 1930, bến cảng Thượng Hải sầm uất. Bộ phim có sự hợp tác của đạo diễn, diễn viên Trung Quốc và bối cảnh được quay tại Trung Quốc; hậu kỳ hoàn toàn do ê kíp Việt Nam thực hiện. Bộ phim đã vượt qua rào cản về ngôn ngữ, về sự sách biệt văn hóa để khắc họa hình ảnh dung dị về Bác.
Tiếc thay, giá như đạo diễn “cứng” tay hơn nữa trong một vài tình huống được coi là cao trào của tác phẩm như cái chết của Phương Thảo và anh trai…, bộ phim sẽ trọn vẹn hơn nhiều. Song dù vậy, vẫn không thể phủ nhận rằng Vượt qua bến Thượng Hải đã mở ra một con đường làm phim hoàn toàn mới về Bác như nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định.
Ông cho biết, Vượt qua bến Thượng Hải là một tác phẩm nghệ thuật đã khắc họa thành công hình tượng về nhân vật lịch sử trong bối cảnh lịch sử và quan trọng hơn cả là bộ phim đã chuyển tải thành công tinh thần lịch sử vào thời điểm bấy giờ. Với sự sáng tạo không ngừng của người nghệ sĩ, bộ phim đã đưa tới những hình ảnh đầy đặn hơn về chân dung Bác. Khi đọc kịch bản của bộ phim này, tôi ngỡ như mình đang mơ thì nay, khi xem xong tác phẩm, tôi thấy giấc mơ của mình trở thành sự thật.
Ngày 17-12, phim sẽ đồng loạt được trình chiếu tại Hà Nội và TPHCM
Theo SGGP
Gần một thế kỷ qua, nhà văn vĩ đại của nước Nga Lép Tôn-xtôi (Lev Tolstoi - 1828 - 1910) và tác phẩm của ông đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ nhà văn và người đọc Việt Nam. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Lép Tôn-xtôi, bài viết của PGS, TS Trần Thị Quỳnh Nga dưới đây phác họa đôi nét về quá trình nghiên cứu Lép Tôn-xtôi, ảnh hưởng của ông đối với văn học Việt Nam
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2010 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức trong nửa đầu tháng12/2010 tại Trung tâm Triển lãm Văn hoá nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội). Nhưng đến nay, đã hơn một tuần trưng bày mà triển lãm lớn này chưa thu hút được người xem.
Lần đầu tiên, hoa hậu Mai Phương thuý chính thức trở thành người đại diện cho sản phẩm APOLLO silicone của công ty Quốc Huy Anh. Trước mắt, thông qua Hội chữ thập đỏ, Mai Phương Thuý cùng với công ty Quốc Huy Anh trao tặng 20.000 USD, 100.000 cuốn tập cho bà con vùng lũ miền Trung và 100 triệu đồng cho người Việt đang gặp nạn tại Campuchia. Mai Phương Thuý chia sẻ, năm tới sẽ là một năm bận rộn.
Hơi muộn, nhưng vẫn còn kịp, đó là việc Hội Nhà văn VN đang xúc tiến hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng, khi ông vừa qua những giờ khắc thử thách nghiệt ngã nhất của bệnh tật ở tuổi 83.
Việt Nam đang là điểm đến du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Điều này thể hiện qua các báo cáo thống kê với con số du khách từ Ôxtrâylia đến Việt Nam tăng mạnh chưa từng thấy.
(HBĐT) - Sinh nhật của Hương năm nay vào ngày chủ nhật. Thứ sáu, mấy cô cậu cùng phòng đã tíu tít: Sinh nhật trưởng phòng năm nay đúng vào ngày nghỉ, chúng em tổ chức tiệc mừng trước nhé! Cảm động trước tấm lòng của những người bạn, đồng nghiệp, Hương không nỡ chối từ.