Nghệ nhân Pă Khăm đang thổi điệu Xa Nớt trong ngày cưới con trai.

Nghệ nhân Pă Khăm đang thổi điệu Xa Nớt trong ngày cưới con trai.

Sáo Khui là một loại nhạc cụ trong bộ nhạc khí thổi của người dân tộc Vân Kiều. Chiếc sáo này đã tồn tại và gắn bó bao đời nay trong tập quán sinh hoạt của người dân tộc Vân Kiều - huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Sáo Khui được sử dụng rất nhiều trong các lễ hội như: Ra Pựt, Tức A Bôn, đám cưới…

 

Trầm lắng… Sáo Khui!

Tiếng Sáo Khui và điệu Xa Nớt là nét văn hóa đặc trưng nhất của người Vân Kiều. Từ khi có mặt trên đời, Sáo Khui đã rất "kén" người dùng. Nó chỉ dành cho các bậc trung niên sử dụng và đặc biệt là chỉ dành riêng cho đàn ông.

Khác với các loại sáo khác thường dùng cho các đôi nam nữ bày tỏ tình yêu, hò hẹn trao tình… Sáo Khui thổi lên để kể lại một câu chuyện nào đó. Âm thanh trầm lắng của tiếng sáo làm cho người nghe khi có cảm giác buồn man mác, khi lại thấy vui vui.

Với điệu Xa Nớt, thông thường người thổi Sáo Khui chia làm hai nhóm; hai người thổi sáo là hai người đứng đầu của tốp diễn mỗi khi người bên này thổi lên thì những người ngồi xung quanh cùng hò theo, sau đó lại đổi qua người bên kia thổi (như hò đối đáp). Tiếng sáo cất lên làm réo rắt lòng người, làm cỏ cây, núi rừng phải động lòng thức tỉnh.

Trong lễ Ra Pựt, với điệu Xa Nớt là khi con cháu được nghe kể lại những truyền thống của ông bà tổ tiên dòng họ mình, qua đây giúp con cháu hiểu được truyền thống của gia đình mình, đồng thời nói rõ tình cảm gắn bó máu thịt giữa anh chị em trong dòng họ nội-ngoại (còn gọi Khơi Cù Za).

Còn với đám cưới, Sáo Khui khi cất lên cùng điệu Xa Nớt lại để gia đình hai bên dặn dò con cái của mình. Đó là phải yêu thương đùm bọc, bảo ban nhau trong cuộc sống, ăn ở với nhau đến đầu bạc răng long… chính vì những lẽ đó mà đối với người Vân Kiều tiếng Sáo Khui rất thiêng liêng và hệ trọng.

Trong các gia đình dòng họ có xảy ra xích mích, khi tiếng sáo này cất lên cùng với những điệu Xa Nớt của những bậc cao niên trong làng, bản thì coi như mọi mâu thuẫn đó được tháo gỡ, giải hoà.

Thêm một nét độc đáo nữa của Sáo Khui đó là khi người thổi sáo tìm được cho mình những bạn Xa Nớt tốt (hò đối đáp tốt) thì họ có thể ngồi lại chơi với nhau, hát đáp mấy ngày liền không chán. Ngày trước hầu hết đàn ông người Vân Kiều đều thổi được Sáo Khui.

Không chỉ sử dụng lúc đông người hay trong các lễ hội, ngày nay Sáo Khui còn trở thành người bạn trong những lúc mưa gió không lên rẫy của các vị trung niên. Tuy nhiên, theo thời gian, số người biết sử dụng loại sáo này đang ít dần và đó cũng nỗi lo của những vị già làng, của những nghệ nhân còn sót lại…

Những nhạc cụ nghệ nhân Pă Khăm kỳ công sưu tầm, cất giữ.

Sáo Khui - nét văn hóa cần được gìn giữ và phát triển

Để được nghe, được thấy và đặc biệt là để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Sáo Khui, chúng tôi đã tìm gặp nghệ nhân Pă Khăm ở thôn Kalu huyện Đakrông - một trong số ít người còn biết làm và sử dụng loại nhạc cụ này. Thật ngạc nhiên giữa chốn núi rừng bạt ngàn, trên vách của nhà sàn, Pă Khăm nâng niu cất giữ không chỉ Sáo Khui, mà còn có nguyên cả một bộ cồng chiêng, trống, đàn nguyệt, tỳ bà, khèn, nhị…

Pă Khăm cho biết: Để có được một chiếc Sáo Khui như ý mất rất nhiều công đoạn. Sáo Khui được làm từ nứa Lồ Ô lấy tận trong rừng sâu. Công đoạn tìm và chặt nứa rất quan trọng. Đầu tiên phải lùng tìm cho được những cây nứa già có ống dài, thân lại không quá dày để âm thanh phát ra được hay. Thứ hai, khi nhắm thấy cây có thể dùng để làm sáo thì phải đợi chọn ngày, thường là ngày trăng sáng (15 - 16) trong tháng để chặt cây. Thứ ba, trước khi chặt những người này phải hò một bài - với quan niệm là hò như vậy khi làm ra sáo sẽ có âm thanh hay hơn…

Khi chặt nứa về, người ta gọt và đem phơi trên bếp lửa 1 đến 2 tháng, khi đã thật khô mới làm những công đoạn tiếp theo. Sau khi phơi khô trên dàn bếp, người ta dùng dùi sắt nung đỏ để khoét lỗ, đây cũng là một trong những thao tác khó vì nó cũng góp phần tạo nên âm thanh chuẩn.

Ban sơ, Sáo Khui chỉ dành riêng cho các bậc trung niên sử dụng bởi lẽ đến mùa lúa chín các bậc này phải lên rẫy để trông; ngồi buồn nhiều khi mưa rả rích không biết làm gì họ đã tìm những ống nứa khoét lỗ thổi cho vui. Càng về sau họ phát hiện thấy âm thanh phát ra hay lại vang xa, đỡ buồn, người ở bên rẫy bên này có thể thổi tâm sự cho người ở bên rẫy bên kia và ngược lại… vì thế họ chuyện trò với nhau bằng tiếng sáo. Cũng từ đó Sáo Khui ra đời và trở nên phổ biến, nó tồn tại với đời sống sinh hoạt văn hoá của người dân tộc Vân Kiều.

Có thể nói rằng loại nhạc cụ này đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của người Vân Kiều. Tuy nhiên trên thực tế ngày nay đã không còn nhiều người biết sử dụng loại nhạc cụ này. Nghệ nhân Pă Khăm tâm sự: "Hiện nay, người biết làm và sử dụng hay nhạc cụ này ở thôn bản chỉ độ vài người nữa mà thôi. Sợ mai này những người như tui không còn thì cũng mất đi nét văn hóa của dân tộc mình nên tui đã tập hợp thành một đội văn nghệ 20 người...”. 

Quả thật theo thời gian giá trị văn hoá đang ngày một bị ảnh hưởng bởi các hình thức bảo tồn. Lớp già sẽ ra đi liệu những nét văn hóa đó có còn?... Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý, kịp thời để bảo tồn các loại nhạc cụ như Sáo Khui, đồng thời xây dựng một đội ngũ kế cận để truyền lại tránh mai một dần nét đẹp văn hóa của người Vân Kiều…!

 

                                                                                      Theo CAND

 

 


Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trung tâm học tập cộng đồng xã Mai Hạ đang được hoàn thiện sẽ là nơi để nhân dân hội họp, học tập.
Niềm vui của Minh Chuyên (phải) khi nhận giải thưởng cao nhất của Sao Mai - Điểm hẹn 2010.

Đã tìm thấy người đàn ông đẹp nhất Việt Nam 2010

Sau rất nhiều vòng thi hồi hộp và gay cấn, cuộc thi tìm kiếm gương mặt người đàn ông đẹp nhất Việt Nam 2010 đã đi đến chặng đường cuối cùng. Giải quán quân đã xuất sắc thuộc về thí sinh đến từ Đồng Tháp Lê Khôi Nguyên.

Văn học nghệ thuật CAND năm 2010: Những dấu ấn khó quên

Đứng ở thời khắc chia tay năm cũ, đón chào năm mới 2011, lực lượng văn nghệ sĩ CAND hoàn toàn có quyền tự hào khi nhìn lại năm 2010 với những dấu ấn thật đặc biệt trong lĩnh vực văn học nghệ thuật (VHNT) của lực lượng Công an, mà chính họ đã chung tay góp phần làm nên thành quả ấy.

Rộn ràng tiếng hát mừng xuân

(HBĐT) - Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp xuân về, khắp các bản làng, thôn xóm của Tân Lạc lại vang lên những khúc hát, lời ca, những bính bôông của tiếng cồng chiêng, những âm thanh réo rắt của sáo, trầm lắng của đàn nhị hòa vào không khí se lạnh của mùa xuân. Tiếng róc rách của suối vang vọng cùng tiếng nhạc của núi rừng tạo thành bản hợp xướng tình ca muôn thuở.

Miss Albania Universe là Hoa hậu đẹp nhất thế giới

Angela Martini - Top 10 thí sinh đẹp nhất cuộc thi Miss Universe 2010 - vừa trở thành người đẹp đầu tiên của Albania được Global Beauties trao tặng danh hiệu Miss Grand Slam 2010.

Tiền đề cho sự phát triển bền vững

Năm 2010 khép lại với những sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn nhất từ trước tới nay diễn ra trên đất Thủ đô không chỉ để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người, mà còn là điểm tựa, là tiền đề cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội ngày càng tỏa sáng.

Bước khởi đầu tốt đẹp của Trà Mi

Những ngày cuối năm, tin vui dội về với âm nhạc nước nhà khi cô bé Hoàng Phạm Trà Mi đoạt giải nhất bảng C (13-15 tuổi) trong cuộc thi piano quốc tế F.Chopin lần thứ nhất tại Singapore. Vậy là sau 11 năm kể từ khi Nguyễn Hoàng Phương tham gia cuộc thi Âm nhạc quốc tế Takasaki (Nhật Bản) vào tháng 11-1999, thì giờ đây Việt Nam mới có thêm giải nhất trong cuộc thi piano quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục