Đứng ở thời khắc chia tay năm cũ, đón chào năm mới 2011, lực lượng văn nghệ sĩ CAND hoàn toàn có quyền tự hào khi nhìn lại năm 2010 với những dấu ấn thật đặc biệt trong lĩnh vực văn học nghệ thuật (VHNT) của lực lượng Công an, mà chính họ đã chung tay góp phần làm nên thành quả ấy.
Năm 2010 thực sự là năm sôi động của VHNT CAND với hàng loạt hoạt động phong phú và đầy ấn tượng, đánh dấu bước tiến mới của đội ngũ văn nghệ sĩ trong lực lượng Công an trong năm có nhiều ngày lễ lớn của đất nước cũng như của lực lượng. Chúng tôi xin được điểm một vài sự kiện đáng nhớ của VHNT lực lượng Công an trong năm qua. 1. Đúng vào ngày kỷ niệm 65 năm truyền thống CAND 19/8, một chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên "Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ" đã diễn ra tại Khu Di tích Nha Công an Trung ương, chiếc nôi của cách mạng, cũng là nơi ra đời Nha Công an Trung ương, cơ quan tiền thân của Bộ Công an. Đây thực sự là món quà đầy ý nghĩa mà Tổng cục XDLL-Bộ Công an và Đài truyền hình TP HCM tổ chức vào những ngày thu cách mạng, để tri ân quá khứ hào sảng của dân tộc, tri ân đồng bào vùng đất ATK và những đồng đội đã ngã xuống. Với ý nghĩa đó, đêm nghệ thuật đã diễn ra hết sức hoành tráng, trở thành một sự kiện văn hóa lớn khi lần đầu tiên, ở chiến khu xưa có một chương trình đại nhạc hội với sự tham gia của gần 1.000 diễn viên của hơn 10 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên cả nước.
Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND tặng hoa các thành viên Hội đồng Giám khảo Liên hoan.
Cũng lần đầu tiên, đêm chiến khu âm vang những ca khúc chứa chan ân tình với Bác Hồ, với Đảng, với quê hương, với lực lượng Công an vốn đã lắng sâu trong trái tim khán giả: "Đường chúng ta đi" (nhạc: Huy Du, lời: Xuân Sách), "Giai điệu Tổ quốc" (nhạc và lời: Trần Tiến), "Người Hà Nội" (nhạc và lời: Nguyễn Đình Thi), "Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam" (nhạc: Chu Minh, thơ: Hoàng Trung Thông), "Lời Bác, lời của non sông" (nhạc và lời: Hữu Ước), "Tiếng hát giữa rừng Pác Bó" (nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ), "Bác Hồ, một tình yêu bao la" (nhạc và lời: Thuận Yến).. v.v...
Hàng vạn khán giả từ khắp mọi miền náo nức về thưởng thức đêm nhạc, cùng hàng triệu khán giả trong và ngoài nước thưởng thức qua nhiều kênh truyền hình tường thuật trực tiếp, đã cho thấy sức lan tỏa của chương trình. Mỗi câu hát, mỗi giai điệu vang lên, đã trở thành nhịp cầu nối tin yêu giữa những người lính trên trận tuyến bảo vệ bình yên cho nhân dân với quần chúng ngày thêm gắn bó.
2. Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về "Hình tượng người chiến sĩ CAND" lần thứ 2 tưng bừng diễn ra 10 ngày tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Hoạt động này của lực lượng Công an để chào mừng 65 năm truyền thống CAND 19/8 và dâng lên Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 17 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp ở khắp 3 miền đất nước tham dự Liên hoan với 19 tác phẩm thuộc nhiều loại hình sân khấu: kịch nói, chèo, cải lương, dân ca Nghệ Tĩnh, dân ca bài chòi, đã chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của giới nghệ sĩ từ Nam chí Bắc trước đề tài về người chiến sĩ Công an.
Cuộc hội ngộ này cũng thêm một lần khẳng định, đề tài về an ninh Tổ quốc vẫn là nguồn cảm hứng sáng tạo tràn trề của người nghệ sĩ. Điều đặc biệt là, 10 ngày diễn ra liên tục gần 20 vở diễn, nhưng các buổi diễn luôn chật kín người xem, cho thấy các vở diễn đã tạo được sức hấp dẫn riêng, để thu hút sự quan tâm của khán giả.
Thiếu tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND trao giải cho các đơn vị xuất sắc nhất. |
Ở Liên hoan này, lần đầu tiên, hình tượng về người chiến sĩ Công an hiện lên đậm đặc, giữ vai trò chủ yếu của mạch kịch, đường dây tác phẩm. Cũng lần đầu tiên, công việc và đời sống tâm hồn của những người chiến sĩ Công an thuộc nhiều lĩnh vực đã được tái hiện sâu sắc trên sàn diễn, bằng sự trân trọng và tình cảm yêu thương của các nghệ sĩ.
Các vai diễn Công an của NSƯT Anh Tú, NSƯT Bằng Thái, Thành Vinh, Mỹ Uyên, Thúy Hiền vv… vừa chân thật, vừa giàu xúc cảm đã lay động trái tim khán giả, để qua mỗi vai diễn, vở diễn, công chúng thêm sẻ chia với công việc, với những khó khăn của người chiến sĩ trên mặt trận gìn giữ an ninh. Người xem cảm nhận và thấu hiểu được sự hy sinh to lớn mà thầm lặng của người chiến sĩ Công an trên mọi miền đất nước. Với ý thức trách nhiệm cao, với truyền thống vẻ vang đã được tạo dựng, các anh đã luôn biết sẵn sàng hy sinh vì đất nước, vì cuộc sống bình yên nhân dân.
Sự gần gũi, chân thực của hình tượng người chiến sĩ Công an đã làm nên sức sống cho nhiều vở diễn. Quan niệm đề tài về Công an thường khô khan dường như bị Liên hoan này phá bỏ và tính nghệ thuật, hấp dẫn trong nhiều vở diễn đã làm ngạc nhiên cả các thành viên của Hội đồng Giám khảo dày kinh nghiệm. Chính vì thế, trao giải cho các vở diễn, diễn viên là công việc khó khăn nhất của Hội đồng Giám khảo.
Cây đại thụ của làng sân khấu, GS.TS.NSND Đình Quang - Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, đã không giấu được niềm vui: "Những vở diễn trong Liên hoan đã cho chúng ta nhận biết được một phần diện mạo khá phong phú của người chiến sĩ Công an mà lâu nay ta có thể không biết. Đó là do giới sân khấu ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vị thế của người chiến sĩ Công an trong cuộc sống xã hội nói chung, cũng như trong cuộc sống của riêng bản thân mình. Liên hoan cũng đã giúp chúng ta hiểu thêm một phần và từ nhận thức đó khiến chúng ta trân trọng hơn, yêu mến hơn người chiến sĩ Công an quên thân vì nước, vì dân phục vụ, đang ngày đêm, công khai hoặc âm thầm lặng lẽ bên ta…Chất lượng của Liên hoan đã gây cho chúng tôi một ấn tượng phấn khởi về sự nghiêm túc và sự xuất hiện của một số đạo diễn trẻ tâm huyết, gắn bó với vở diễn nên đã đạt được chất lượng nghệ thuật nhất định".
3. Năm 2010 còn là năm đánh dấu bước phát triển mới của mảng văn học trong lực lượng Công an. Cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài "Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống 2007 - 2010" do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức từ tháng 9/2007 đã thu hút đông đảo các nhà văn chuyên nghiệp và những người viết không chuyên trong và ngoài lực lượng Công an tham gia với 146 tác phẩm của 129 tác giả.
NXB Công an nhân dân đã xuất bản 60 tác phẩm và nhiều tác phẩm đã được tái bản trước sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc. Thành công mà cuộc thi có được, không chỉ là gần 20 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo, mà còn là, thông qua cuộc thi, các nhà văn đã có sự hiểu biết, thông cảm, tin yêu với lực lượng Công an. Đó là nền tảng để những trang viết chan chứa yêu thương và đầy rung cảm về lực lượng Công an ra đời, làm sợi dây bền chặt kết nối giữa nhân dân với những người gìn giữ an ninh.
Những cây bút trong lực lượng Công an cũng tiếp tục khẳng định mình qua cuộc thi: Nguyễn Như Phong với tiểu thuyết "Chạy án", Bạch Lê Vân Nguyên với tiểu thuyết "Thành hoàng", Phan Quế với "Chuyện chưa ghi trong chính sử" ... Các tác phẩm đã khắc họa rõ nét hình tượng người chiến sĩ CAND trong cuộc đấu tranh vì bình yên cuộc sống, tạo được nét riêng trong dòng chảy văn học nước nhà.
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Giám đốc Công an TP Hà Nội trao thưởng cho các tác giả đoạt giải cuộc thi truyện ngắn và ký về “Người chiến sĩ Công an Hà Nội vì Thủ đô bình yên, vì nhân dân phục vụ”. |
Lần đầu tiên, Công an TP Hà Nội đã tổ chức cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký viết về "Người chiến sĩ Công an Hà Nội vì Thủ đô bình yên, vì nhân dân phục vụ" với quy mô lớn, nhằm tôn vinh truyền thống và bản chất anh hùng của lực lượng Công an Thủ đô, nhân dịp Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Cuộc thi đã được đông đảo các nhà văn trong và ngoài lực lượng Công an tham gia: Ma Văn Kháng, Dương Duy Ngữ, Phan Quế, Tôn Ái Nhân, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Hồng Thái, Nguyễn Đình Tú vv…
Hơn 100 tác phẩm đã ra đời, cho thấy tấm lòng của những người cầm bút dành cho lực lượng Công an. Nhà văn Ma Văn Kháng chia sẻ: “Việc Công an Hà Nội phát động cuộc thi đã tận dụng được phương tiện truyền tải lớn để người dân "cảm" được những hy sinh thầm lặng của lực lượng Công an mà không phải ai cũng hiểu hết”.
Điều ghi nhận trong nhiều tác phẩm đều lấp lánh sự khám phá mới mẻ, đầy sáng tạo khi viết về lực lượng Công an. Vì thế, bên cạnh sự khắc nghiệt đặc trưng nghề nghiệp của người chiến sĩ Công an, vẫn toát lên vẻ đẹp lung linh, giàu cảm xúc và không kém phần lãng mạn, tạo nên sự gần gũi, thân thương, đối với bạn đọc. Chỉ có thiện cảm, niềm cảm thông sâu sắc của những người cầm bút mới làm chảy tràn ra ngòi bút những dòng chữ lấp lánh yêu thương như thế. Đây thực sự là điều mong đợi của mỗi cuộc thi
Theo CAND
Hàng ngàn bạn trẻ tại Hà Nội đã tập trung đông đảo tại quảng trường Nhà hát lớn để cùng nhau đếm ngược đón chào những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới 2011.
(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, ngày hội ĐĐK toàn dân tộc ở các KDC của người dân Mường Vang (Lạc Sơn) luôn rộn rã, vui tươi. Ngày hội ĐĐK năm nay, chúng tôi cùng những người con Mường Vang về quê vui ngày hội lớn.
Đó sẽ là một cuộc hội tụ hiếm thấy của các danh hài 2 miền Nam - Bắc với những tên tuổi chỉ nghe thấy, khán giả đã muốn xem: Hoài Linh - Hồng Vân - Quốc Anh - Công Lý - Vân Dung - Hán Văn Tình - Xuân Trang… để làm nên món quà đặc biệt mà đạo diễn Phạm Đông Hồng sẽ mang đến cho khán giả trong dịp Tết Tân Mão.
Dương chưa bao giờ lung lay ý chí khi lựa chọn con đường của mình. Dương luôn nghĩ con đường của mình không bao giờ là dễ dàng hay nói cách khác là trên con đường Dương đi luôn có những thử thách. Dương không thích sự đóng khung quen thuộc và luôn đi tìm kiếm, khai phá những điều mới lạ,
Sự phối hợp đồng bộ giữa tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên và ê kíp thực hiện đã làm nên thành công của từng vở diễn
Tuy là một sân chơi điện ảnh dành cho những người trẻ, nhưng Liên hoan phim ngắn trên mạng - YxineFF 2010 cũng có thể nhìn nhận như là một sự kiện góp phần làm đời sống điện ảnh nước ta năm 2010 thêm phong phú.