Tập truyện và ký mang tên "Mặt trời ở lại" do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2010. Tập sách giới thiệu các tác phẩm xuất sắc trong cuộc Vận động sáng tác truyện và ký viết về "Người chiến sĩ Công an Hà Nội vì Thủ đô bình yên, vì Nhân dân phục vụ" do Công an Thành phố Hà Nội phát động. Đây là các tác phẩm hay của nhiều nhà văn, nhiều cây bút được giải hoặc được tuyển chọn từ một cuộc thi được tổ chức chu đáo và chất lượng.

 

Bài này xin được viết về những trang văn của một số tác giả thuộc lực lượng Công an nhân dân đã được giải trong cuộc thi. Bằng vốn sống cùng những tư liệu của mình các anh, các chị đã làm một công việc văn chương về một đề tài cụ thể. Đó là viết về hình tượng cao đẹp của người chiến sĩ Công an Thủ đô hôm qua, hôm nay trong cống hiến và những hy sinh.

Đọc các anh các chị tôi nhận ra nét gần gũi của đời sống chiến sĩ, có những chi tiết như là của người trong cuộc và tự nghĩ chỉ có người trong cuộc và sống cùng người trong cuộc mới có được những biểu đạt như thế. Đây cũng là một minh chứng về tiềm lực văn hóa của người Chiến sĩ Công an trong những sáng tạo văn học qua một cuộc thi với sự tham gia đông đảo của nhiều cây bút thâm niên nghề viết …

Trước tiên xin kể đến các nữ tác giả. Cả ba người thì hai người không chuyên về nghề viết đó là Chử Thu Trang công tác ở Công an huyện Thanh Trì và Đàm Thị Hồng Vân ở Học viện Cảnh sát Nhân dân. Một người là phóng viên Báo An ninh Thủ đô, nhà báo Bích Thủy.

Tác giả Bích Thủy có bài bút ký mang tên: Những chiến sĩ "làm dâu trăm họ" - đề tài như chẳng có nhiều chuyện để nói. Nhưng đọc kỹ bài ký ta tìm ra được nhiều điều thú vị và bất ngờ về công việc làm công tác tiếp dân của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội của Công an Hà Nội. Công việc của họ có những chuyện vượt ra ngoài thủ tục thông thường, uyển chuyển, giàu tình người trong tìm hiểu, phát hiện những mắc mớ để giải quyết qua việc đăng ký hộ khẩu cho những người có hoàn cảnh đặc biệt và các việc khác có liên quan… Trinh sát hình sự có linh cảm nghề nghiệp của họ thì các chiến sĩ trong công việc này cũng có giác quan nghiệp vụ riêng của mình để làm nên bức tranh đẹp về người chiến sĩ Công an vì nhân dân phục vụ. Bài ký thuyết phục người đọc ở chi tiết, nếu không hiểu kỹ khó có thể viết hay.

Truyện ngắn "Hoa cà phê" của Chử Thu Trang là vẻ đẹp của tình quê hương, tình đồng đội. Truyện giàu nữ tính, ánh lên phẩm chất của truyền thống và nghĩa vụ. Hoa cà phê của Tây Nguyên và hoa sữa của Hà Nội là biểu tượng của tình yêu qua tâm tình của một nữ chiến sĩ với đồng đội, với người yêu của mình. Truyện có nỗi mất mát và lòng tự hào. Trên tất cả là tình yêu công việc. "Loài hoa này thì ai không thích chứ. Không rực rỡ sắc màu, chỉ lặng lẽ nép sau tán lá và âm thầm tỏa hương. Hệt như cái nghề Công an của anh em mình ấy. Âm thầm, lặng lẽ hy sinh vì sự bình yên của cuộc sống…"- Người chiến sĩ nghĩ về công việc của mình như vậy qua hình ảnh một loài hoa quý!

Trong vai tôi của truyện ngắn "Nhiệm vụ khó quên" trong một chuyến thực tập làm trinh sát, tác giả Đàm Thị Hồng Vân đã đưa người đọc vào một câu chuyện đánh án giàu kịch tính, có cái chung và nỗi niềm riêng với người yêu, với bạn khi sắm vai cô gái "đứng đường". Sau vụ việc người sắm vai ấy đã quyết định nói toàn bộ sự thật về lời nói dối của mình khi đi đánh án cho người yêu nghe. Thật không ngờ anh không hề giận mà còn khuyên cô tranh thủ thời gian đi thăm Thắm. Gặp bạn, cô chỉ muốn Thắm tự vượt lên chính mình… "Tôi gặp Thắm và nói cho Thắm toàn bộ sự thật về mình. Thắm dường như không chút bất ngờ, cô nói với tôi rằng cô đã biết điều đó ngay khi nhìn thấy tôi ở quán karaoke với người đàn ông lạ". Thắm là cô tiếp viên cùng bị bắt với "tôi" cũng là người cùng quê với "tôi". Chi tiết đời thường thật con người của truyện.

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó TCT Tổng cục An ninh II, Giám đốc Công an Hà Nội trao giải B cho các nhà văn đoạt giải (2010). Ảnh: Thanh Hằng.

Nhà văn Nguyễn Xuân Hải (Chi hội Nhà văn Công an) có truyện ngắn dung dị về không gian phố cổ Hà Nội. Trong nền của những câu hát xẩm là cảnh ngộ những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ có những trớ trêu và lầm lỗi. Chúng đáng thương hơn là đáng giận. Những cậu bé có tên Cớ, tên Tý Tẹo ấy cần được tìm hiểu, giáo dục và cưu mang. Đại sứ của lòng nhân ái ấy là bà Hòa có hoàn cảnh sống khắc nghiệt nhưng tâm tính đôn hậu; là chị Cảnh sát khu vực có cái tên rất đẹp là Quỳnh. Nhân vật Quỳnh trong truyện ngắn mang tên "Chuyện nhỏ nơi phố cổ" này của nhà văn Nguyễn Xuân Hải là một tiêu biểu cho vẻ đẹp dịu dàng, trách nhiệm một chiến sĩ Công an làm công tác nơi địa bàn khá đặc trưng này của Hà Nội.

Đây là đoạn văn nói về tình cảm của bà Hòa khi bà nói chuyện với hai đứa trẻ lầm lỗi về người nữ Cảnh sát khu vực:

"- Chuyện của cháu cô Quỳnh đã biết. Chính cô ấy đã bàn với bà cách cứu các cháu. Các cháu mau đến gặp cô ấy, may ra còn kịp.

Hai đứa trẻ đi rồi, ngồi lại một mình, bà Hòa chỉ nghĩ mãi về Quỳnh- cô bé Cảnh sát khu vực xinh đẹp và thật đáng tin cậy. Vì từ khi về ở cùng Tí Tẹo, chuyện vui buồn trong đời, bà đã kể hết với Quỳnh. Việc lớn việc nhỏ trong nhà của hai bà cháu, bà cũng đều nhờ đến cô giúp đỡ…".

Cũng mang tấm lòng nhân hậu của người phụ nữ trong các vai trò xã hội với thiên chức của người mẹ giàu lòng yêu thương và đức cảm hóa trong truyện ngắn "Bà mẹ Cao Lan" của mình, nhà văn Nguyễn Hồng Thái (Chi hội Nhà văn Công an) đã có cách biểu dương khác. Sự biểu dương này có vẻ như gián tiếp nhưng lại là trực tiếp về một người mẹ yêu con và yêu cách mạng, tuổi ngoại chín mươi, nhưng sâu sắc và rành rẽ trong cách đối nhân xử thế ở đời. Đây là lời mẹ nói với người con là Sĩ quan Công an đang công tác ở Thủ đô  khi anh định làm lễ thượng thọ cho mẹ:

"Đợi năm năm nữa một trăm tuổi làm luôn. Quanh nhà mình có người còn thiếu ăn, mẹ lão thành, 60 năm tuổi Đảng, linh đình ăn uống sao đành. Để tiền giúp cho họ nương sắn chả hay hơn. Con lại là Công an…".

Và:

"Nhớ lời mẹ dặn, làm gì thì làm, phải giữ gìn. Của thiên hạ nhiều lắm. Đừng tham…".

Còn nữa, lòng mẹ lời mẹ khi con tham gia săn đuổi bọn xấu:

"Bắt được chúng nó đừng đánh đập, con ạ. Tội người ta…".

"... Nghề này đừng dùng quyền mà đánh người khác. Người ta cũng là người cả. Xưa mẹ bị Pháp nó bắt. Đánh đau lắm nhưng không khai. Các con mà đánh đau, bắt khai sai là làm điều ác. Mà làm điều ác…".

Bài học nghiệp vụ về cảm hóa các đối tượng lầm lỗi trong lực lượng Công an nhân dân có lời nhắc nhở sâu sắc này từ tấm lòng bao dung của mẹ. Người mẹ ấy là người dân tộc, ở xa Hà Nội. Cốt chuyện xây dựng từ việc một thanh niên gây tội vô tình lẩn trốn trong vườn nhà mẹ. Chuyện diễn ra ở chỗ cả hai phía không gặp nhau cho đến kết thúc nhưng người tốt vẫn thu phục được kẻ có tội. Sự thu phục này là từ câu chuyện của gia đình người mẹ Cao Lan mà đối tượng nghe được. Việc đó tưởng thoảng qua nhưng trực tiếp nhấn vào tính người của kẻ lầm lạc. Kẻ phạm tội nhớ về mẹ mình và thức tỉnh.

Trong truyện ngắn "Tiếng súng từ hẻm núi" của tác giả Đào Trung Hiếu công tác ở Công an Hà Nội, ta bắt gặp một cách viết tốc độ, kịch tính và phong phú đời sống của người lính trinh sát trên mặt trận phòng chống tội phạm ma túy. Đây không đơn thuần là sự miêu tả một trận mai phục, một cuộc ra quân trong một chuyên án với kết thúc là thắng lợi. Trong cuộc này có sự phối hợp giữa Công an thành phố với các đồng đội ở địa phương rừng núi có các đối tượng nguy hiểm. Trận phục kích tưởng kỳ công đã thất bại bởi một phát súng cướp cò. Phát súng này vô tình hay cố ý? Đồng đội nghiêng về phía nghi ngờ người gây ra tiếng nổ. Người bị nghi ngờ âm thầm chịu đựng, lặng lẽ sống. Phải đợi đến trận đánh sau, nhiều đối tượng bị bắt, có đối tượng bị chết, đồng đội mới nhận biết hoàn hảo chân dung người đồng đội đã bị mắc sai lầm của mình.

Đây là đoạn văn miêu tả trận đánh quyết liệt ấy: "Các trinh sát lao khỏi chỗ nấp, quật ngã tên khoác tay nải, vài người băng theo bốn thằng cầm súng đang bỏ chạy. "Đứng lại, đứng lại ngay!", Tuấn chồm lên như một con báo, bay người chộp cổ một tên quật xuống. Cả hai vật lộn rồi cùng lăn tròn xuống cái hố ven đường. "Pằng, pằng, pằng",  bóng ai trên đường mòn bỗng loạng choạng. Nhiều tiếng súng chát chúa, hỗn loạn. "Ầm", có tiếng nổ lớn phát ra từ đâu đó, khói khét lẹt, bay bảng lảng.

Trận đánh kết thúc sau vài phút, các trinh sát đang khóa tay ba tên còn lại. "Bên mình có sao không?" - Trưởng huyện tức tốc điểm quân, "thằng Tuấn đâu?  Tuấn ơi!".

Văng vẳng đâu đây có tiếng rên. Tất cả ùa lại cái hố ven đường. "Trời ơi, Tuấn", Trưởng huyện kêu lạc giọng. Người Tuấn nát bấy, nhịp thở gấp gáp, đuội dần. Cạnh đó tên tội phạm cũng đã nghẹo cổ sang một bên, bàn tay vương vãi nhưng một ngón vẫn móc trong vòng khuyên quả lựu đạn mỏ vịt…".

Mọi người đã rõ về tư thế hy sinh của Tuấn. Nỗi nghi ngờ trước đây giờ thành nỗi đau, nỗi ân hận khôn cùng của đồng đội. Trong những điều Tuấn để lại trước lúc vào chiến đấu và anh dũng hy sinh có một cuốn sổ tay và một dòng chữ ngắn gọn ướt nhòe. Có lẽ đó là nước mắt. Dòng chữ ấy viết nguệch ngoạc "Sao không tin tôi? " - Dòng chữ này được viết bằng máu của sự hy sinh. Truyện ngắn gây cho người đọc sự xúc động trước cái chết của người chiến sĩ. Tâm đắc hơn khi cái chết ấy được khắc họa bằng sự kiên cường không một chút do dự và khoan nhượng trước kẻ thù. Ấn tượng lưu lại trong lòng người đọc của truyện là tư cách của người hy sinh. Sự oan khuất của anh đã được minh xét bằng máu của chính anh trong một trận đánh...

Các tác giả văn xuôi được giải công tác ở lực lượng Công an nhân dân trong một cuộc thi viết về đề tài của chính lực lượng mình. Tôi đọc họ và cảm nhận tình đồng đội sâu sắc qua từng trang viết. Bằng khả năng chữ nghĩa của mình các tác giả đã đưa cuộc sống đặc thù của đồng đội hòa đồng vào với xã hội. Đây là sự đáp đền trước công sức của những người lính luôn mang lại sự bình yên cho cuộc sống. Đây cũng là một sự khẳng định về sức viết, sức biểu cảm của những cây bút công tác trong lực lượng!

 

                                                                                      Theo CAND

Các tin khác

Các em học sinh khối THCS tham gia nội dung thi vẽ tranh trên nền sân xi măng.
Không có hình ảnh
BTC công bố chương trình hoạt động của Festival thuyền 
buồm quốc tế Việt Nam 2011.
Không có hình ảnh

Người dịch “Nhật ký trong tù” ra thơ lục bát Việt và Tày

Là tác giả của 4 tập thơ, 2 CD âm nhạc, dịch giả của trên 10 tập thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn của nhiều tác giả nổi tiếng trên thế giới, từng giành nhiều giải thưởng của Trung ương và địa phương về sáng tác và dịch thuật, nhưng nhà thơ Triệu Lam Châu (cán bộ giảng dạy Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên) nói rằng, hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời cầm bút của ông là hoàn thành dịch "Nhật ký trong tù" của Bác ra tiếng Việt và Tày bằng thể thơ lục bát.

TP HCM: Khai mạc Hội báo Xuân 2011

Sáng 20-1, tại Nhà Văn hóa thanh niên TPHCM, Sở TT-TT TPHCM phối hợp Hội Nhà báo TPHCM khai mạc Hội báo Xuân 2011.

Niềm vui trong những nhà văn hóa thôn, bản

(HBĐT) - Đến năm 2010, toàn tỉnh có trên 72% số xóm bản, khu dân cư có nhà văn hóa thôn, bản. Hệ thống nhà văn hóa đưa vào hoạt động đã góp phần trong nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Rộn ràng các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân

(HBĐT) - Càng gần Tết Nguyên đán, TP Hòa Bình càng trở nên lung linh, rực rỡ. Từ xã đầu tiên mới được sáp nhập Trung Minh đến các phường trung tâm như Phương Lâm, Đồng Tiến… đều rực rỡ cờ, hoa. Áp Tết Nguyên đán Tân Mão lại trùng với dịp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thành công nên bộ mặt của trung tâm tỉnh lỵ khang trang khang, sạch đẹp hơn, niềm vui của người dân cũng được nhân đôi.

Đầu Xuân đi nghe hát ca trù ở làng Tiểu Than

Chúng tôi có dịp về thôn Tiểu Than để tìm hiểu Câu lạc bộ ca trù do những người cao tuổi đang nỗ lực khôi phục và duy trì hoạt động. Đây là câu lạc bộ trù duy nhất ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Táo quân lên sàn tập

Đến hẹn lại lên, đêm giao thừa, khán giả màn ảnh nhỏ sẽ được thưởng thức chương trình Táo quân, vừa cười thư giãn cuối năm vừa thấm thía những chuyện tai nghe mắt thấy trên đời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục