Ít có bộ sách lịch sử nào nhận được sự chú ý từ người dân đến các nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước như bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến”. Ngay từ khi triển khai thực hiện đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đông đảo người dân về các thông tin, chi tiết trong bộ sách. Hôm nay, 31-3, bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” chính thức ra mắt bạn đọc cả nước.

 

Bản anh hùng ca đẹp nhất

Trong lời giới thiệu mở đầu bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến”, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã viết: “…Lịch sử Nam bộ kháng chiến - một công trình khoa học đồ sộ, một bộ chính sử oanh liệt về một miền đất rất giàu truyền thống cách mạng và lịch sử - văn hóa, về một giai đoạn lịch sử hào hùng trong thời đại Hồ Chí Minh. Đây cũng là bản anh hùng ca đẹp nhất về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được cả nước và thế giới biết đến, ca ngợi và ngưỡng mộ… Tôi tin tưởng bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” sẽ là tài liệu quý đối với cán bộ, đảng viên và đồng bào cả nước, nhất là thế hệ trẻ”.

Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch nước hy vọng nhiều vào bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” như vậy. Từ trước đến nay đã có rất nhiều sách viết về lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân Nam bộ, tuy nhiên chỉ cho đến khi bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” do NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật phối hợp cùng với Hội đồng chỉ đạo biên soạn công trình “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” thực hiện được ra mắt bạn đọc, đề tài viết về lịch sử đấu tranh cách mạng, lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của quân và dân Nam bộ mới được cho là phản ánh đầy đủ nhất, toàn diện nhất.

Bộ sách gồm 2 tập, trong đó tập 1 tập trung phản ánh cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra trên địa bàn Nam bộ thời kỳ 1945 - 1954. Theo ông Nguyễn Trọng Xuất, một trong 3 người thuộc “nhóm trung tâm” giữ nhiệm vụ chủ biên sau khi ông Trần Bạch Đằng qua đời, việc cuốn sách lấy giai đoạn kháng chiến tính từ năm 1945 là do tuy từ năm 1859 đã có kháng chiến nhưng chỉ từng nhóm lẻ tẻ. Phải đến sau 1945 khi giành độc lập, Pháp trở lại xâm lược ta mới kháng chiến chống Pháp với một chính phủ lãnh đạo toàn diện. Sau đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng thế, cũng toàn dân, toàn diện và trường kỳ đến năm 1975.

Tập 2 của bộ sách tập trung phản ánh cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam trên địa bàn Nam bộ thời kỳ 1954 đến 30-4-1975. Tập sách trình bày rõ những giai đoạn lịch sử của thời kỳ này, bắt đầu từ những cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng bảo vệ quyền lợi giành được trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đòi tự do dân chủ, chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Dần phát triển lên phong trào Đồng khởi, khởi nghĩa giành chính quyền ở thôn xã, sau đó là thời kỳ chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh. Tập sách kết thúc với chiến thắng lịch sử 30-4-1975.

Biên niên sử của một vùng đất hào hùng

Công trình “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” là bộ chính sử đồ sộ đầu tiên của Việt Nam về công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của quân và dân Nam bộ.

Điểm đáng chú ý nhất của bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” chính là tính toàn diện về mặt lịch sử. Bộ sách chính vì thế đã đóng góp cho bạn đọc những tư liệu tham khảo đầy giá trị, giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nhất, chính xác nhất về những gì đã diễn ra. Bộ sách cũng làm rõ nhiều vấn đề của lịch sử như vai trò của Nam bộ trên tổng thể cách mạng cả nước, giá trị đặc biệt của phong trào Đồng khởi… Ngoài 2 tập chính sử, bộ sách còn kèm theo một tập “Biên niên sự kiện lịch sử Nam bộ kháng chiến 1945-1975” và một tập “Những vấn đề chính yếu trong lịch sử Nam bộ kháng chiến”. Cả 2 tập sách gồm những chuyên đề chuyên sâu, góp phần làm rõ thêm những sự kiện lịch sử như phong trào nông dân và vấn đề ruộng đất, phong trào cách mạng đô thị, phong trào các dân tộc thiểu số, văn nghệ kháng chiến, xây dựng lực lượng vũ trang…

Việc ra mắt bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” là một niềm vui chung đối với tất cả những ai quan tâm đến lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhưng tiếc thay, khi bộ sách hoàn thành và ra mắt bạn đọc cả nước thì hai nhân vật quan trọng nhất trong việc thực hiện bộ sách là đồng  chí Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo biên soạn và đồng chí Trần Bạch Đằng, chủ biên công trình, đều đã ra đi. Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: “Cuộc kháng chiến ở Nam bộ là vô cùng phong phú về ý nghĩa nhân văn mà các sách vở, tài liệu trước đây chỉ phản ánh được phần nào...”.

Không chỉ đơn thuần là một bộ sách lịch sử, “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” còn mở ra một vấn đề mới. Bộ sách trình bày chi tiết cụ thể một quá khứ gian lao nhưng hào hùng của nhiều thế hệ cha ông. Những thế hệ đó đã sống, chiến đấu, hy sinh trọn vẹn cho Tổ quốc. Nói như ông Nguyễn Trọng Xuất: “Thế hệ chúng tôi đã làm tròn bổn phận của mình rồi, chúng tôi xả thân vì lý tưởng độc lập, tự do, hạnh phúc cho mọi người. Bây giờ nhiệm vụ tới đây, tiếp tục làm tự do và hạnh phúc cho mọi người, câu trả lời phải do chính thế hệ trẻ tìm ra”. Đó là những lời nhắn gửi đến tương lai từ quá khứ mà bộ sách “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” gửi đến bạn đọc nhất là những người trẻ, tương lai của đất nước.

 

                                                                          Theo SGGP Online

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhà thơ Lê Đạt
Không có hình ảnh

Tranh sơn mài của họa sĩ Việt Nam triển lãm tại Mỹ

Từ ngày 31.3, một triển lãm tranh sơn mài của các họa sĩ Việt Nam và một số nước khác sẽ được trưng bày tại phòng triển lãm Hampden gallery, Amherst , Massachusetts – Hoa Kỳ.

Hợp Hoà Xây dựng nếp sống văn hoá từ mỗi gia đình

(HBĐT) - Là một trong những cá nhân tiêu biểu được biểu dương vì có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở cơ sở, anh Hoàng Văn Trung, cán bộ văn hóa xã Hợp Hoà (Lương Sơn) chia sẻ: Sở dĩ phong trào “TDĐKXDĐSVH” ở Hợp Hoà luôn sôi động và có sức bền là trong quá trình chỉ đạo, xã đã đặc biệt chú trọng tới vận động người dân có ý thức xây dựng đời sống văn hoá từ mỗi gia đình.

"Sao Việt" hội tụ để sẻ chia với nhân dân Nhật Bản

Đêm diễn có tên "Nhật Bản - Sự sẻ chia" diễn ra vào 20 giờ ngày 30/3 tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt-Xô này sẽ được gom 100% tiền bán vé để chuyển tới Đại sứ quán Nhật Bản. Đó là một cách gửi gắm tấm lòng của nghệ sĩ và khán giả Việt Nam đến nạn nhân động đất, sóng thần

Tổ chức lại việc phát ấn đền Trần - Nam Định

Ngày 28-3, Bộ VH-TT-DL đã có văn bản thông báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trong buổi làm việc với đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định về công tác quản lý và tổ chức lễ khai ấn tại đền Trần. Trong đó nói rõ, lễ khai ấn tại đền Trần - Nam Định phải được tổ chức đúng theo các nghi thức truyền thống, không tổ chức phát ấn vào đêm 14 tháng Giêng, rạng sáng 15 tháng Giêng. Còn việc có phát ấn sau thời điểm nêu trên hay không đề nghị tỉnh Nam Định chỉ đạo Sở VH-TT-DL, UBND TP Nam Định phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo rồi trình UBND tỉnh và bộ xem xét.

Thêm 2 kỷ lục Việt Nam được xác lập

Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam cho biết, hai kỷ lục Việt Nam vừa chính thức được xác lập: "Áo cưới Việt Nam dài nhất" và "Số người cùng nhảy sạp nhiều nhất tại một địa điểm và cùng một thời điểm".

Hội thảo về Di tích lịch sử Trường Lũy Quảng Ngãi

Hội thảo “Lịch sử quan hệ kinh tế và dân tộc” về Trường Lũy Quảng Ngãi được tổ chức ngày 27/3, tại tỉnh Quảng Ngãi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục