Brâu, một trong những tộc người có số dân ít nhất Việt Nam hiện nay với 300 người, hôm nay đã làm lễ dâm trâu mừng làng mới của mình tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội.
Hơn 30 người Brâu từ xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã rời làng mình ra Hà Nội vào mấy ngày trước. Cùng với các cộng đồng dân tộc thiểu số khác ở miền núi phía bắc và Tây Nguyên như Mường, Thái, Giarai, Bana… họ có mặt ở Hà Nội để tham gia vận hành Làng Văn hóa du lịch các dân tộc vào đúng ngày 19-4, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Lần đầu tiên đến đây, khi được biết về ngôi làng mới của mình, họ đề nghị được tổ chức lễ đâm trâu theo đúng tập tục để nhập làng.
Theo ông Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lễ đâm trâu hoàn toàn không có trong kịch bản tổ chức Lễ vận hành làng cũng như chương trình kỷ niệm Ngày văn hóa các dân tộc. Đây là yêu cầu của dân làng Brâu, và để tôn trọng tập tục văn hóa của đồng bào khi về làng mới, lễ đâm trâu đã được tổ chức.
Lễ hội về làng mới của người Brâu bắt đầu từ 3 giờ chiều qua 18-4 với lễ động thổ cúng thần và cắt tiết gà. Sau đó bà con thức suốt đêm đốt lửa, đánh cồng chiêng, nhảy múa và hát những bài dân ca của dân tộc mình.
Sáng nay 19-4, lễ đâm trâu đã chính thức diễn ra để mừng làng mới. Sau khi làm lễ tế thần linh tại ngôi nhà chung, những người đàn ông Brâu mang cồng chiêng ra đánh và phụ nữ múa hát dưới chân cây soóc roóc – nơi một con trâu đã được chờ sẵn cho lễ hiến tế. Cây soóc roóc- còn được gọi là cây cúng thần, là cây nêu cao hơn một mét, đầu ngọn chẻ ra đan thành hình chiếc hom giỏ ngửa lên trời. Một cái thang nhỏ dẫn lối lên tới hom giỏ, nơi đặt gà, lợn để tế các thần mặt trăng, mặt trời, thần núi, thần sông, thần rừng và thần bản mệnh. Đó là những vị thần có trong tín ngưỡng của người Brâu.
Ông Thao Lăng, già làng Brâu có mặt tại Hà Nội để làm chủ tế thần cho biết, bài cồng chiêng và hát múa kể về truyền thuyết của người Brâu, về những vị thần khổng lồ có bước chân làm nên sông suối, gọi gió hô mưa, thổi hồn sinh ra sự sống, hút hồn làm thành cái chết… Sau bài hát múa cồng chiêng, người già làng làm chủ tế sẽ thắp lửa khấn các vị thần, cầu cho được nhập làng mới, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người sinh sôi nảy nở…
Con trâu, sau khi đã làm thủ tục cúng tế, trở thành vật thiêng, vật dùng để tế thần. Nghi thức thực hiện lễ đâm trâu diễn ra nhanh chóng dưới sự chứng kiến của đông đảo người dân các cộng đồng dân tộc khác có mặt ở Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và bà con người Kinh ở những làng lân cận tới xem. Tuy nhiên, nhiều người đã không chịu nổi màn đâm trâu phải chạy ra ngoài.
Dưới đây là một vài hình ảnh tại lễ đâm trâu mừng làng mới của người Brâu sáng nay.
Ngôi làng của người Brâu nằm trong quần thể kiến trúc và khung cảnh
của Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Các thiếu nữ Brâu múa hát bên lễ vật tế thần.
Già làng Brâu đốt lửa ở cây cúng thần để khấn cầu xin các vị thần linh.
Làm lễ "thiêng hóa" con vật tế thần.
Bắt đầu màn đâm trâu tế thần linh mừng nhà mới.
Nhiều người dân lần đầu tiên được chứng kiến lễ đâm trâu của người Brâu.
Theo Báo Nhandan
Ngày 17-4, hơn 300 thanh niên tiêu biểu đại diện 54 dân tộc anh em đã cùng tề tựu tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, khu vực Đồng Mô - Sơn Tây, Hà Nội, tham dự Festival Thanh niên các dân tộc Việt Nam 2011.
Với hai gian hàng trưng bày đồ thủ công mỹ nghệ và ẩm thực tại Hội chợ từ thiện quốc tế 2011, Việt Nam đã thu hút được đông đảo sự chú ý và giành được sự mến mộ của nhiều khách quốc tế cũng như bè bạn Malaysia.
Nhạc sĩ gạo cội Trần Tiến trở thành vị giám khảo thứ tư trong chương trình “Bước nhảy hoàn vũ”, thay thế cho đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
(HBĐT) - Hòa Bình một tỉnh với nhiều dân tộc ít người cùng sinh sống, là nơi giàu bản sắc văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và sản phẩm dệt của các dân tộc. Người Mường với “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui” luôn khiến du khách say lòng mỗi khi có dịp ghé qua và thưởng thức. Tỉnh ta có hơn 160 di tích các loại, trong đó có 30 di tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích cấp quốc gia, UBND tỉnh xếp hạng 20 di tích cấp tỉnh.
Ngày 23-4 (Ngày sách và bản quyền thế giới), tại Việt Nam sẽ diễn ra một sự kiện văn hóa quan trọng, đó là Ngày hội đọc sách 2011 do Bộ VH,TT&DL tổ chức. Hànộimới xin giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Mạnh Hùng, người có nhiều bài thuyết trình thú vị về văn hóa đọc.
Hoa anh đào tươi từ Nhật Bản - đất nước mặt trời mọc lại khoe sắc tại Thủ đô Hà Nội trong lễ hội Genki Nhật Bản, khai mạc sáng 16/4 tại Hà Nội, thu hút đông đảo người dân tham gia, đặc biệt là các bạn trẻ.