Nhớ những năm 1990, cùng với sự ra đời của các chương trình văn nghệ trên truyền hình, phim truyền hình đến với mọi nhà như một món ăn tinh thần thân thiết. Thời đó, mỗi chiều chủ nhật dù bận bịu việc nhà hay hẹn hò bạn bè, người ta cũng không quên canh đến giờ để xem những tập phim truyền hình được phát vào lúc 15g hằng tuần.

 

Diễn viên Quốc Tuấn, Mạnh Cường… là một trong những tên tuổi được định danh qua những tập phim truyền hình được chiếu vào thời điểm đó.

Diễn viên Quốc Tuấn, một gương mặt được nhiều khán giả hâm mộ với những bộ phim trong chương trình Văn nghệ chủ nhật - Ảnh: vtc.vn

Nhưng bây giờ thì không. Thậm chí ngay cả chương trình văn nghệ chiều thứ bảy, chiều chủ nhật mọi người còn không hề biết sự tồn tại của các bộ phim được trình chiếu trong khung giờ quen thuộc đó. Mỗi tối, bật tivi kênh nào cũng ngập tràn các thông tin quảng cáo cho các bộ phim sắp chiếu hoặc đang chiếu nhưng người xem lại thờ ơ.

Bởi phim truyền hình Việt đang chịu rất nhiều sự phàn nàn từ nhiều phía. Nhà sản xuất đổ lỗi cho kinh phí. Đạo diễn đổ lỗi cho kịch bản. Diễn viên đổ lỗi cho thời gian và tiền thù lao… Còn khán giả lại đổ lỗi cho nhà đài.

Không lẽ nhà đài bỏ tiền ra mua những bộ phim về, trình chiếu miễn phí cho khán giả xem mà lại bị chỉ trích nặng nề đến thế? Nhưng bình tĩnh xem lại những bộ phim đã và đang chiếu một cách thật công tâm, chúng ta đều nhận thấy những thiếu sót đó. Trong vai trò khán giả, chúng ta có thể thể tất cho những thiếu sót, những yếu kém của buổi đầu non trẻ của phim truyền hình Việt Nam, chúng ta có thể chia sẻ với những nỗi khó khăn mà êkip làm phim đang mắc phải. Thế nhưng có những cái không đáng mắc phải thì sao?

Ví dụ như lời thoại của nhân vật, cớ gì cứ dài dòng luộm thuộm. Ví dụ như từng chi tiết nhỏ của phục trang, tại sao mỗi diễn viên không tự chu tất cho mình, để khi lên sóng từng bộ đồ lam lũ của nhân vật cứ bóng lên ngời ngời và còn nguyên nếp gấp, người xem có thể hình dung bộ đồ ấy vừa được cô diễn viên lôi ra từ vali để mặc vào diễn. Và tính chân thực của cảnh diễn đã mất đi ít nhiều.

Các cuộc họp trên mỗi bộ phim bao giờ cũng xoay quanh chiếc bàn. Tất nhiên cũng sẽ có những nhân vật chính. Còn các nhân vật phụ ngồi phụ họa, mặt lại ngơ ngác không biết giấu ánh mắt đi đâu mỗi khi máy quay hướng đến. Kèm thêm vài cái gật gật không rõ ý tán thành hay phản đối. Khổ nổi máy quay cứ phải lia cho đủ ban bệ của buổi họp, thành thử cảnh phim cứ lục cục như ăn phải sạn trong cơm.

Mặt khác, có thể trình độ văn hóa mỗi người khác nhau, nhưng hầu như người xem phim truyền hình không phải chỉ ở mức dưới trung bình về khả năng nhận biết, nên những cảnh kéo lê rê từ lời thoại đến hành động như chủ ý muốn “nói” cho hết ý khiến phim ngày càng trở nên nhàm chán với người xem.

Khán giả từng rất ấn tượng với những phim truyền hình trong gian đoạn mới mẻ của nó. Bởi ở đó các êkip làm phim rất kỹ lưỡng từng chi tiết từ lời thoại đến phục trang, bối cảnh.  Nhưng đến bây giờ người làm phim đã bỏ qua điều đó, góp phần làm yếu bộ phim thêm, bên cạnh những điều khiến bộ phim đã yếu.

Không ai chê người thân mình xấu, cũng không ai thích xem người đẹp ngoài thiên hạ rồi về chê bai người nhà mình. Nhưng để khán giả Việt đừng quay lưng với phim truyền hình vốn đang được chiếu miễn phí trên các phương tiện truyền thông, thiết nghĩ đã đến lúc những nhà làm phim cần phải có thái độ nghiêm túc, dẫu bắt đầu từ một hành vi nhỏ, là hãy cẩn trọng với từng milimet sản phẩm của mình.

                                                                             Theo ThanhNien

Các tin khác

Dân quân giữ biển của Nguyễn Thanh Minh.
Một góc Bảo tàng Hà Nội.
Không có hình ảnh
Các cựu TNXP về thăm lại chốn xưa - cảnh trong phim “Thời trẻ trung sôi nổi”.

“Mật mã gốc” đốt cháy các rạp ở Việt Nam

Vừa ra rạp hôm qua 27.4, bộ phim “Source Code” với tựa đề tiếng Việt là “Mật mã gốc” đã nhanh chóng thu hút các khán giả mê phim hành động giả tưởng Việt Nam bằng nội dung hấp dẫn.

Thúc đẩy hoạt động văn hóa, văn nghệ tại các tỉnh vùng núi phía Bắc

Ngày 27-4 tại thành phố Hà Giang, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội nghị giao ban Văn hóa - Văn nghệ quý I-2011 của 15 tỉnh khu vực miền núi phía bắc

Hội thảo “ Kiến trúc - xây dựng tỉnh Hòa Bình trong quá trình hội nhập”

(HBĐT) - Ngày 27/4, Hội Kiến trúc sư tỉnh đã tổ chức trọng thể kỷ niệm lần thứ nhất ngày Kiến trúc Việt Nam 27/4 và hội thảo “ Kiến trúc- xây dựng tỉnh Hòa Bình trong quá trình hội nhập”. Tới dự có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; các sở, ngành chức năng; huyện, thành phố và hội viên Hội Kiến trúc sư tỉnh.

Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM mở rộng cơ ngơi

Hơn 20 năm hoạt động, lần đầu tiên Bảo tàng Mỹ thuật thành phố mở rộng thêm khu trưng bày có diện tích gần 1.500 m2. Nơi đây được dành giới thiệu các bộ sưu tập mỹ thuật đặc trưng, nhất là hiện vật của khu vực phía Nam.

Bạc tóc vẫn là đào kép trẻ

Không có đất diễn, nghệ sĩ trẻ mỏi mòn chờ, trong lúc nghệ sĩ thành danh tiếp tục nhận vai khi thanh sắc đều đã đi xuống

Văn hóa nghệ sĩ: Đáng lo!

Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011, dư luận xã hội xôn xao vì hết vụ lộ hàng này đến vụ khoe thân khác của một số nghệ sĩ, người mẫu, ca sĩ... cho thấy xu hướng không lành mạnh này đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các sân khấu, sàn diễn, các chương trình sự kiện. Những pha lộ hàng, khoe thân, trang phục thiếu vải táo bạo thường nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm từ công chúng, làm mất đi giá trị của chính nghệ sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục