Không có đất diễn, nghệ sĩ trẻ mỏi mòn chờ, trong lúc nghệ sĩ thành danh tiếp tục nhận vai khi thanh sắc đều đã đi xuống

 

Diễn ra tại Quy Nhơn -Bình Định từ ngày 25 đến 30-4, Liên hoan Nghệ thuật Tuồng truyền thống toàn quốc 2011 quy tụ 9 vở diễn của 7 đơn vị nghệ thuật trong nước. Nét mới của liên hoan lần này là tôn vinh diễn viên trẻ và nhằm giới hạn độ tuổi diễn viên đóng các vai chính, thứ không quá 40.

Diễn viên trung niên vào vai con trẻ

Lẽ thường, đương nhiên trong nghệ thuật biểu diễn phải là “ông đồ già con hát trẻ” nhưng vì nhiều lý do, người trẻ không dễ dàng có được vai để phát huy khả năng. Và cho dù chính các nhà làm sân khấu đều nhìn thấy sự bất cập này nhưng cảnh các diễn viên tuổi trung niên vào vai “mới lớn” và yêu lần đầu vẫn tái diễn dài dài…

NSƯT Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, cho biết trong khi có hơn 2.000 đơn xin thi tuyển vào học diễn viên điện ảnh- truyền hình của Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội, chèo và cải lương chỉ có vài hồ sơ, còn tuồng thì tuyệt nhiên không có. Đầu vào không có, việc tạo nguồn diễn viên trẻ phải trông vào các “kênh” khác, như phát hiện và đào tạo trực tiếp tại các đoàn…

Một cảnh trong vở tuồng San Hậu của Nhà hát Tuồng Đào Tấn. Ảnh: TTXVN
Theo ông Lê Chức, nghệ thuật tuồng không phải là điện ảnh, càng không phải là phim truyền hình, cứ người đẹp, hoa hậu, siêu mẫu nhảy vào là thành “sao”, mà cần có khả năng thực sự, có sự khổ luyện, đam mê, tâm huyết và biết chấp nhận hy sinh. Nhưng thay vì được trọng dụng, được phát hiện và đẩy lên… thành sao, không ít diễn viên trẻ phải chấp nhận “chạy cờ”, làm “bầu trời” cho những gương mặt cũ tiếp tục “đóng đinh” ở vị trí “sao”.

Chín vở tham gia liên hoan lần này đều thuộc hàng “khuôn vàng thước ngọc” của nghệ thuật tuồng truyền thống: San Hậu, Thất hiền quyền (Nhà hát Tuồng Việt Nam), Ngọn lửa Hồng Sơn (Đoàn Nghệ thuật Tuồng Thanh Hóa), Đào Phi Phụng, Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu (Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh), Đào Tam Xuân loạn trào (Nhà hát Tuồng Đào Tấn), Chung Vô Diệm (Nhà hát Nghệ thuật Tuồng Khánh Hòa), Trảm Trịnh Ân (Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM) và Ngọn lửa Hồng Sơn (Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế).

Tài năng thì cũng phải được mài giũa mới nên, không có vai, không có đất diễn, không có cơ hội để thể hiện, để bật lên thì chẳng bao giờ được khán giả chú ý. Về điều này, đã có không ít ý kiến cho rằng lâu nay ở sân khấu truyền thống có tình trạng phân vai theo mức độ quen biết, thậm chí là ê kíp, bè cánh. Những người cũ cho dù thanh sắc đã xuống; giọng ca không còn ngọt, diễn xuất ít tính sáng tạo… vẫn được giao vai. Trong lúc, những người trẻ thì mòn mỏi chờ và … tiếp tục già đi.

Chưa làm căn cơ

Với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo Liên hoan Nghệ thuật Tuồng truyền thống toàn quốc 2011, NSƯT Lê Chức khẳng định việc giới hạn độ tuổi của diễn viên đóng vai chính, thứ để trao huy chương thể hiện quyết tâm của ban tổ chức trong việc phát hiện các tài năng trẻ của nghệ thuật truyền thống, tìm kiếm và tạo dựng lực lượng kế thừa cho tuồng truyền thống.

Một thực tế khác khiến sân khấu truyền thống ngày càng hiếm người trẻ tài năng, người có thanh sắc càng hiếm, đó là mức lương không tương xứng với sáng tạo mà họ bỏ ra. Không hiếm nơi, diễn viên ra trường chỉ hưởng mức lương chưa đến 1 triệu đồng. Diễn viên trẻ thuộc diện nòng cốt của Đoàn Tuồng Thanh Hóa cũng chỉ nhận khoảng 1,7 triệu đồng/tháng. Để bảo đảm cuộc sống, các diễn viên trẻ phải bươn chải kiếm sống. Không hiếm trường hợp chạy sô sang các lĩnh vực khác, như đi hát nhạc trẻ, đóng phim… Chưa có cơ hội để rèn nghề, lại đã bị mai một, cũng là một nguyên nhân khiến một số đơn vị nghệ thuật không an tâm giao vai quan trọng cho các diễn viên trẻ ở các kỳ liên hoan, hội diễn.

Vì vậy, mục đích tạo dựng lực lượng kế thừa bằng cách giới hạn tuổi diễn viên dưới 40 để trao huy chương là chưa thực tế, không phải cách làm căn cơ.

Gọi “trẻ” cũng là khiên cưỡng

Không nói quá khi cho rằng sự mai một tài năng sân khấu truyền thống đang ở mức báo động. Cứ nhìn vào đội hình tham gia liên hoan lần này đủ thấy những gương mặt được xem là có khả năng của 7 đoàn nghệ thuật không quá 10 người.
Vẫn chỉ là những cái tên đã quen thuộc, như: Lộc Huyền, Ngọc Nhân, Xuân Quang, Hồng Nhung, Mạnh Tùng… Và nếu nghiêm ngặt để gọi là “con hát trẻ” thì quá nửa số này đã không còn trẻ nữa rồi.
Ngoài đời, chẳng ai nói người 35 - 40 là trẻ, trong nghệ thuật - nơi cần “con hát trẻ” gọi diễn viên 35 - 40 tuổi là trẻ thì đúng là khiên cưỡng.
 
 
                           Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Gặp mặt thần đồng

Chiều 24-4, gần 500 người dân đã đến chật kín Nhà văn hóa huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) để nghe diễn giả Trần Đăng Khoa nói về văn học và sự gắn bó của chính ông với đời sống nông thôn khi ông còn là một cậu bé con mà người ta quen gọi là thần đồng.

Thí sinh Bước nhảy Hoàn Vũ “phiêu” trên sàn diễn

Cùng nhìn lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong phần thi của 10 cặp thí sinh trong đêm diễn thứ hai cuộc thi Bước nhảy Hoàn Vũ 2011.

Sân chơi độc đáo cho trẻ em trong dịp nghỉ lễ

Một món quà được dành cho trẻ em trong dịp nghỉ lễ 30-4, Quốc tế lao động 1-5 và Quốc tế Thiếu nhi 1-6 là hoạt động "chơi mà học" mới mẻ, mang tính giáo dục mang tên "Đại hội chiến binh diễn ra tại Cung Thiếu nhi quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tủ sách phụ nữ và mong muốn khơi nguồn văn hóa đọc

(HBĐT) - Theo nhịp sống của thời đại, văn hóa nghe, nhìn đang có phần lấn lướt văn hóa đọc. Xác định khơi nguồn lại văn hóa đọc là điều cần thiết nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết cho phụ nữ, đặc biệt là chị em hội viên ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, Hội LHPN tỉnh đã hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể tới xây dựng tủ sách phụ nữ ở cơ sở và đã đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Hội thảo Lịch sử Đảng bộ xã Liên Vũ

(HBĐT) - Vừa qua, tại UBND xã Liên Vũ (Lạc Sơn) đã diễn ra Hội thảo Lịch sử Đảng bộ xã Liên Vũ (1940 - 2010). Tham dự hội thảo có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Lạc Sơn và hơn 30 lão thành cách mạng của xã Liên Vũ.

EmailPrint Nhạc trưởng người Pháp Gerard AKoka: Giao hưởng của Hà Nội đạt tầm quốc tế

Với "cây đũa" chỉ huy tài tình, nhạc trưởng người Pháp Gerard AKoka cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội vừa có buổi trình diễn tác phẩm Giao hưởng số 5 của Beethoven, Khúc dạo đầu và Rapsodie Hungary số 2 của Lisft thành công hơn cả mong đợi. Vị nhạc trưởng tài ba này đã chia sẻ niềm vui với Hànộimới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục