Hơn 20 năm hoạt động, lần đầu tiên Bảo tàng Mỹ thuật thành phố mở rộng thêm khu trưng bày có diện tích gần 1.500 m2. Nơi đây được dành giới thiệu các bộ sưu tập mỹ thuật đặc trưng, nhất là hiện vật của khu vực phía Nam.
Khu trưng bày mới là một tòa nhà nằm cạnh Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, vẫn thuộc quần thể kiến trúc chung của bảo tàng.
Họa sĩ Hứa Thanh Bình trong khu trưng bày mới của Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Ảnh: Thoại Hà. |
Nhân dịp khai trương tòa nhà mới vào ngày 23/4, Bảo tàng mở cuộc triển lãm trưng bày chuyên đề "Hiện vật sưu tầm từ năm 2006-2010", giới thiệu gần 300 tranh, tượng và ký họa trong tổng số gần 1.400 hiện vật góp nhặt được trong 5 năm qua.
"Tòa nhà 3 tầng cũ vốn được sử dụng làm nơi trưng bày, triển lãm từ trước đến nay không thể đáp ứng hết nhu cầu của bảo tàng khi số lượng hiện vật ngày càng nhiều. Vì thế, việc mở rộng cơ ngơi sang tòa nhà thứ hai là hết sức cần thiết", bà Mã Thanh Cao, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, cho biết.
Khu mới của bảo tàng khá rộng, thoáng đãng, tạo cảm giác dễ chịu cho khách tham quan khi đến thưởng lãm nghệ thuật. Tác phẩm ở đây được trưng bày, sắp xếp theo từng bộ sưu tập, giúp khán giả dễ hình dung được quá trình sáng tác, phong cách hội họa của các tác giả như: họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Tú Duyên, Kim Bạch, Trần Nguyên Đán, nhà điêu khắc Đinh Rú... Thêm vào đó, khu nhà có hệ thống ánh sáng, đèn chiếu được nâng cấp, có ghế dài cho khách nghỉ chân khi xem tranh.
Một góc trưng bày tác phẩm điêu khắc của điêu khắc gia Đinh Rú. |
Trước đây, bảo tàng vốn là nhà ở của một người Hoa, thường được gọi là "nhà chú Hỏa", xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Từ năm 1987, UBND TP HCM giao "nhà chú Hỏa" cho Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM để cải tạo mở rộng, nhưng riêng các khu nhà chính không được phép phá bỏ bất kỳ mảng kiến trúc nào. Điều này được bảo tàng tuân thủ chặt chẽ.
Họa sĩ Thanh Bình, cán bộ bảo tàng cho biết, mọi hoạt động sửa chữa tòa nhà được làm hết sức cẩn thận, từ màu sắc cho đến thiết kế nội thất, nhằm giữ cho không gian kiến trúc này được bảo toàn theo thời gian. Hiện bảo tàng đã làm hồ sơ xin công nhận di sản kiến trúc cho tòa nhà.
Năm 2006, giám đốc Mã Thanh Cao là người may mắn được gặp gỡ với gia đình nhà chú Hỏa khi họ từ nước ngoài về thăm lại TP HCM. Kể từ đó, bà Cao luôn giữ liên lạc với con cháu chú Hỏa để tìm hiểu, cập nhật thông tin về quá trình lịch sử xây dựng của tòa nhà.
Ngày nay, đến với bảo tàng, du khách có thể thưởng thức các hiện vật mỹ thuật cổ như: mỹ thuật Óc Eo và hậu Óc Eo, Chămpa, mỹ thuật thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, gốm Lý - Trần - Lê, gốm Sài Gòn xưa, đồ thờ cúng bằng chất liệu đồng, đồ chạm gỗ, cẩn xà cừ... Mỹ thuật hiện đại gồm: sưu tập tác phẩm của các danh họa Việt Nam từng học tại trường Mỹ thuật Gia Định, Mỹ thuật Đông Dương, sưu tập ký họa kháng chiến... và các tác phẩm sáng tác từ năm 1975 đến nay.
Theo VnExpress
Nằm trong các sự kiện chào mừng kỷ niệm 36 năm Ngày giải phóng miền Nam và Cuộc thi Bắn pháo hoa quốc tế 2011, chiều 25-4, Bảo tàng Điêu khắc Chăm tổ chức khai mạc Trưng bày “Đền tháp Chămpa - Bí ẩn xây dựng” và trưng bày 300 hiện vật cổ trong bộ sưu tập của nhà sưu tập Lâm Dũ Xênh.
Chiều 24-4, gần 500 người dân đã đến chật kín Nhà văn hóa huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) để nghe diễn giả Trần Đăng Khoa nói về văn học và sự gắn bó của chính ông với đời sống nông thôn khi ông còn là một cậu bé con mà người ta quen gọi là thần đồng.
Cùng nhìn lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong phần thi của 10 cặp thí sinh trong đêm diễn thứ hai cuộc thi Bước nhảy Hoàn Vũ 2011.
Một món quà được dành cho trẻ em trong dịp nghỉ lễ 30-4, Quốc tế lao động 1-5 và Quốc tế Thiếu nhi 1-6 là hoạt động "chơi mà học" mới mẻ, mang tính giáo dục mang tên "Đại hội chiến binh diễn ra tại Cung Thiếu nhi quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(HBĐT) - Theo nhịp sống của thời đại, văn hóa nghe, nhìn đang có phần lấn lướt văn hóa đọc. Xác định khơi nguồn lại văn hóa đọc là điều cần thiết nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết cho phụ nữ, đặc biệt là chị em hội viên ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, Hội LHPN tỉnh đã hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể tới xây dựng tủ sách phụ nữ ở cơ sở và đã đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
(HBĐT) - Vừa qua, tại UBND xã Liên Vũ (Lạc Sơn) đã diễn ra Hội thảo Lịch sử Đảng bộ xã Liên Vũ (1940 - 2010). Tham dự hội thảo có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Lạc Sơn và hơn 30 lão thành cách mạng của xã Liên Vũ.