Say sưa nhảy múa trong tiếng khèn.
Từ câu chuyện đôi trai gái yêu nhau bị gia đình hai bên cấm đoán vì không cho lấy người khác dân tộc dẫn đến phải chia ly và hẹn nhau kiếp sau sẽ nên vợ nên chồng và hàng năm cứ đúng ngày chia tay sẽ tìm về gặp lại nhau tại núi Khau Vai (Mèo Vạc, Hà Giang)đã khiến bao người đến với vùng đất này phải nao lòng.
Chợ tình Khau Vai còn có tên gọi là “Chợ phong lưu”, có từ năm 1919, họp trên một quả đồi ở một thung lũng tại thôn Khau Vai. Chợ họp mỗi năm chỉ có một lần vào ngày 27/3 âm lịch. Nơi đây chỉ là địa điểm để người ta tìm đến với nhau, sau 1 năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý do nào đó không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của mình. Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm, sự nhớ nhung do xa cách. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời. Hết phiên chợ, họ lại trở về với trách nhiệm, yêu thương gia đình, con cái hiện tại của mình.
Khi chiều buông xuống, ánh hoàng hôn dần phủ khắp miền cao nguyên đá, từ những bản làng, từ trên sườn núi, những con đường mòn như sợi chỉ vắt từ trên đỉnh núi xuống lưng đồi, từng đôi trai gái lần lượt kéo nhau về thung lũng Khau Vai. Bước chân thoăn thoắt đi trên mỏm đá tai mèo nhọn hoắt. Tiếng cười lanh lảnh vang khắp núi rừng. Khăn áo rộn ràng, những em gái Mông e thẹn trước câu hát ghẹo của các chàng trai trên đường đến chợ. Vẳng nghe trong gió tiếng khèn ai đã dìu dặt, mê say như kéo bước chân người du khách nhanh hơn đến chợ kịp khi vầng trăng bắt đầu nhô lên trên đầu núi.
Chính hội là ngày 27/3, nhưng đêm 26 mới là đêm thiêng liêng nhất của chợ tình Khau Vai. Trong màn đêm cao nguyên vẫn có gió lạnh thổi, con đường mòn xuống chợ gập ghềnh, không có ánh điện, không nhìn thấy mặt người, chỉ có tiếng bước chân vội vã thật nhanh, tiếng thì thầm, tiếng cười rúc rích của những đôi trai gái. Chợ Khau Vai hiện ra lung linh trong ánh đèn điện vàng của các lều quán bán rượu, thổ cẩm, đồ trang sức... lẫn với ánh trăng huyền ảo của núi rừng.
20h đêm, chợ đã đông nghịt người từ khắp các nơi đổ đến. Các lều quán rượu đã tràn đầy, từng đôi trai gái, từng cặp bạn tình già đã chớm men say nồng của rượu ngô thắng cố. Giữa khu đất trống thường ngày bên dưới một nếp nhà sàn ở trung tâm chợ Khau Vai đêm nay không còn chỗ đứng. Chen chúc, len lỏi mãi chúng tôi mới đến được với tiếng khèn của đôi trai gái Mông. Trong ánh điện vàng lờ mờ, người con gái Mông tay nâng chén rượu, thứ rượu ngô rất nặng đựng trong một đoạn ống nứa từ tay một người đàn ông Mông uống ừng ực, rượu tràn đầy ướt cả ngực áo, hai má hồng rực, mắt long lanh. Tiếng khèn của chàng trai Mông đang mời gọi. Họ say sưa nhảy múa. Rồi lại uống. Lại nhảy múa. Hình như càng say men rượu, họ nhảy múa càng điêu luyện, say mê trong sự ngỡ ngàng, thán phục của người xem.
Rời trung tâm chợ, chúng tôi theo chân những đôi trai gái ngả về khắp các lối mòn dọc các sườn đồi, đi vào rừng. Đến đây, sự ồn ào, rộn rã của người đi hội cùng với tiếng khèn như chợt vụt tắt hoặc chỉ còn văng vẳng, chỉ thấy bên tai tiếng hát giao duyên của từng đôi, từng cặp trai gái. Họ đang say sưa hát đối trong bóng đêm, bên những tảng đá, những gốc cây rừng. Lời hát lúc dìu dặt, lúc nỉ non. Trong những câu hát ấy có lời người con trai trách móc: “Trước đây ta đã thề với nhau. Sao em không giữ lời thề ấy”. Người con gái buồn bã đáp lại: “Em buồn cho em lắm! Cũng tại mẹ cha ép duyên thôi”. Người con trai an ủi: “Xin em đừng đau khổ. Không làm ruộng sẽ làm rẫy. Không thành vợ sẽ thành người yêu. Đón em từ sớm đến chiều phong lưu...”. Họ uống rượu, tâm sự, nhảy múa, uống rượu rồi lại hát suốt đêm đến sáng không biết mệt.
Ngày chính hội, chính quyền địa phương thường tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao phục vụ đồng bào. Lễ hội chợ tình Khau Vai năm nay ngoài Lễ đón nhận Bằng công nhận Chợ tình Khau Vai là Di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh cho huyện Mèo Vạc được tổ chức rất trang trọng, lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà cũng được tái hiện rất trang nghiêm, sinh động.
"Báu vật" đừng để mất
Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang là nơi sinh sống của 23 dân tộc anh em, từ Kinh đến Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, La Chí, Pà Thẻn, Pu Péo..., trong đó chủ yếu là dân tộc Mông đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc. Một đặc điểm của sự giao lưu văn hóa các dân tộc trên miền cao nguyên đá này là văn hóa chợ. Bởi lẽ cư dân ở rải rác ở các nương đồi, rừng núi xa xôi. Họ ít có dịp gặp gỡ nhau thường ngày. Nhưng nhu cầu giao lưu tình cảm và văn hóa thì con người, dân tộc nào cũng có. Chợ tình Khau Vai cũng vì lẽ đó mà được hình thành rất tự nhiên như nhu cầu tình cảm không thể thiếu của con người, đồng thời cũng tràn đầy tính nhân văn sâu sắc.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Tối 13/5, xã Dân Chủ phối hợp với phòng VH-TT TP Hòa Bình đã tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016. Trên 1.500 người dân đã đến xem, cổ vũ.
Làng Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến (Hòa Vang, TP Ðà Nẵng) được bao bọc bởi sông Yên và sông Tây Tịnh. Ðây là một trong các làng quê tiêu biểu về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...
Đến và ở lại Việt Nam 16 năm trời là minh chứng rõ nét cho tình yêu của tôi dành cho mảnh đất này. Những sáng tác của tôi đã phản ánh tình yêu của mình trong đó”- họa sĩ Helene Kling tâm sự
Kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 – 5-6-2011) và 121 năm ngày sinh của Người (19-5-1890 – 19-5-2011), Vụ Tuyên truyền - Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo điện tử Người Hà Nội, Công ty CP Truyền thông HTV phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Người là niềm tin tất thắng”.
Mấy ngày nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong dư luận dấy lên cuộc bàn luận sôi nổi, phê phán cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” – nghiên cứu về một số nhân tài tiêu biểu ở VN và nước ngoài. Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành, chủ biên là GS - TSKH Nguyễn Hoàng Lương và PGS - TS Phạm Hồng Tung.
Tin từ bộ VHTT&DL, Bộ vừa có công văn gửi các đơn vị trực thuộc phụ trách về việc tuyên truyền, vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trong giai đoạn nước rút cuối cùng hướng đến danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.