(HBĐT) - CVĐ xây dựng đời sống văn hóa ở KDC là cuộc vận động mang tính toàn diện nhằm khơi dậy tiềm năng của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng tạo sức mạnh tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng KDC đoàn kết, văn minh.

 

Trong buổi hội thảo Luật Hôn nhân - gia đình ngày 10/10/1959, Bác Hồ đã dạy: “Quan tâm đến gia đình là dúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng CN-XH phải chú ý hạt nhân cho tốt. Tục ngữ có câu “thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” (1). CVĐ trước hết hướng về KDC mà trong đó, mỗi gia đình là một thành viên nhằm đảm bảo cuộc sống ấm no, an toàn văn minh và hạnh phúc. Gia đình ảnh hưởng trực tiếp nhất trong việc hình thành nhân cách con người. Vì gia đình là môi trường xã hội đầu tiên và quyết định tạo ra những người tốt hay xấu cho xã hội. Gia đình là nền tảng của phong trào, là kỷ cương, nề nếp. Gia đình không thể thể ché hóa thành pháp luật hay pháp lệnh buộc mọi người theo mà được hình thành một cách tự nhiên qua truyền thống, qua tác động dư luận, trở thành nề nếp của cộng đồng.

 

Gia đình Việt Nam mãi là cái nôi, là tổ ấm của mỗi người để mỗi thành viên trong gia đình được hưởng niềm yêu thương và tấm lòng nhân hậu. Lớn lên dù ở cương vị nào vẫn khắc sâu tình cảm ông bà, cha mẹ. Tình cảm tự nhiên “nước mắt chảy xuôi” gieo vào lòng trẻ thưo thưởng như là nhỏ nhặc nhưng có một ý nghĩa lớn với mỗi con người. Mái ấm gia đình không có lòng nhân hậu và vị tha thì sẽ trở thành một nơi lạnh lẽo, hoang vắng khôn lường.

 

Văn kiện đại hội Đảng đã xác định “nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, thủy chung tôn trọng kỷ cương, phép nước, cần cù lao động và học tập... làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”.

 

Vì vậy, gia đình là cái nôi hình thành nhân cách, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí, tính cách để giữ yên trật tự kỷ cương xã hội, tôn ti, gia phong. Nếu ai quên điều đó sớ muộn tai họa sẽ đổ lên mái nhà mình đang ở. Không phải ngẫu nhiên có sự chia ngọt, sẻ bùi, lòng hiếu để trong hoàn cảnh khó khăn, thậm chí túng thiếu vẫn giữ được nếp sống lành mạnh. Sự hình thành văn hóa gia đình là sự kế thừa tiếp nối văn hóa truyền thống, mặt khác không chối bỏ các giá trị văn hóa hiện đại. Cuộc sống gia đình vốn đa dạng nhưng vẫn có một chuẩn mực chung, vì vậy, mỗi gia đình có vai trò quan trọng trong CVĐ “Toàn dân doàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”. Tiêu chuẩn KDC có văn hóa tùy tình hình thực tế nhưng đòi hỏi phải đạt tỷ lệ ít nhất 70% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Điều đó chứng tỏ vai trò gia đình ở KDC là một tế bào của cộng đồng, của xã hội, chính mỗi gia đình là nền tảng làm bền vững KDC.

 

Gia đình Việt Nam là nơi hun đúc lòng thiếu thảo của con cái đối với cha mẹ già, lòn biết ơn, tôn kính tổ tiên và các bậc tiền bối là những giá trị có tính nhân bản sâu sắc, là kết quả của quá trình con người đã từng ý thức về mình.

 

Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình trên nền tảng tình yêu thương chân thành, sự tôn trọng có trách nhiệm, sự quan tâm đến con cái, hiểu biết con, rèn luyện phẩm cách của con phù hợp tâm lý lứa tuổi. Làm cha làm mẹ ai cũng thương con nhưng tình thương yêu một chiều là làm giảm sút, hạn chế việc phòng ngừa và dễ dẫn đến sai lầm khó sửa. Trong xã hội ta ngày nay có nhiều mặt tích cực, nhiều hành vi đẹp chứa chan lòng nhân ái, nhiều con người vượt lên tật nguyền mong muốn góp phần mình cho xã hội và bớt gánh nặng gia đình. Nhưng trong muôn vàn hình ảnh đẹp, cử chỉ hay, đây đó vẫn có những mặt tiêu cực, những TNXH: nghiện ngập, cờ bạc, từ trò chơi điện tử đến bỏ học từ trộm cắp vặt đết tụ tập trộm cắp lớn là không có khoảng cách.

 

Những tệ nạn đó luôn rình rập trước cửa của mỗi nhà, trong mỗi ngõ phố.

 

Bác Hồ đã căn dặn: “Con trẻ là cái mầm, cái bóng của dân tộc. Con trẻ được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường, tự lập...”(2).

 

Thấu suốt lời Người dạy, mỗi gia đình dù xã hội có tiến lên đến đâu thì vẫn mãi là tổ ấm, cha mẹ là người thầy đầu tiên của cuộc đời mỗi người. Mỗi gia đình bền vững, có văn hóa thì thôn, xóm, cộng dộng yên vui, cùng nhau phát huy tình làng, nghĩa xóm để sống theo pháp luật, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

 

Cha mẹ trước hết phải là tấm gương tốt cho con, hướng cho con làm điều lành, việc thiện, có như vậy mới sưởi ấm tâm hồn con trẻ, sẽ giúp trẻ tự tin có sức mạnh bước qua những cám dỗ. Gia đình là nơi bồi đắp, gìn giữ mắt trẻ sáng trong, cho lòng trẻ bền giữ niềm tin. Trong mỗi gia đình “mỗi nhà, mỗi cảnh” nhưng biết chăm sóc, gìn giữ thì gia đình mãi mãi là nền tảng cho sự bền vững của KDC.

 

Ghi chú: 1,2: những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, Nhà xuất bản Sự Thật, tập V, trang 281, 282.

 

                                                                       Văn song (T.T.V)

 

Các tin khác

Gia đình chị Vi Thị Tồn (xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ) được đầu tư nồi chưng cất tinh chế trị giá hơn 500 triệu đồng để thử nghiệm sản xuất rượu Mai Hạ chất lượng cao.
Một gian trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Triết lý gia đình từ “Lời ru của hai người mẹ”

Từ xa xưa người Việt đã có câu “’ở hiền gặp lành” hay triết lý nhân-quả của nhà Phật răn dạy con người sống tốt, sống thiện để gặp những điều may mắn, an lành

Thanh Lam: ‘Tôi và Quốc Trung đều cư xử có học’

“Người đàn bà hát” hào hứng chia sẻ về dự án với chồng cũ, về mối quan tâm chung là âm nhạc và con cái. Theo quan điểm của Thanh Lam, vợ chồng hết duyên vẫn còn tình nghĩa.

Khởi công trùng tu Khu tưởng niệm Bác tại Cà Mau

Ngày 22/6, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Cà Mau, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dự lễ khởi công công trình trùng tu, tôn tạo Khu tưởng niệm Bác Hồ tại Công viên Văn hóa tỉnh, thuộc phường 1, thành phố Cà Mau.

Con mắt biên tập

Bạn đọc thường nhớ tên phóng viên khi đọc những bài viết, thông tin hay, thế nhưng ít ai biết đằng sau những bài, tin đó còn có sự góp sức của các biên tập viên, những người thầm lặng góp phần mình vào những tác phẩm báo chí trước khi đến với bạn đọc.

“Mỗi lần biểu diễn, chúng tôi lại có cảm xúc mới”

Ca sĩ Trường Bắc - Trưởng nhóm nhạc Phương Bắc tâm sự cảm xúc khi thể hiện nhạc phẩm của Trung tướng, nhà văn Hữu Ước: “Chính vì yêu thích, nên chúng tôi đầu tư nhiều cho các bài hát sẽ thể hiện, dù đã nhiều lần chúng tôi cống hiến cho khán giả. Mỗi lần biểu diễn, chúng tôi lại được tiếp xúc với khán giả mới và điều đó luôn làm nên cảm xúc mới cho chúng tôi.”.

Tôn vinh nét đẹp văn hóa gia đình Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm mười năm Ngày Gia đình Việt Nam (28-6-2001 - 28-6-2011), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam phối hợp Vụ Gia đình, Cục Văn hóa cơ sở, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội gia đình Việt Nam năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục