Tân Lạc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa qua hoạt động lễ hội (Ảnh: Rước Thành Hoàng trong lễ hội Khai hạ Mường Bi 2011).
(HBĐT) - Hòa chung dòng chảy CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở KDC" do T.Ư MTTQ Việt Nam phát động, 15 năm qua, huyện Tân Lạc đã khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có để xây dựng mô hình KDC, làng văn hóa tiêu biểu. Thực hiện đầy đủ 6 nội dung của CVĐ, nhưng đồng bộ, sâu sát nhất là tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.
Tân Lạc được biết đến là cái nôi của nền văn hóa Mường. Trong cộng đồng dân cư với trên 8 vạn dân đã có tới 85% là cư dân Mường, còn lại là dân tộc Kinh và các dân tộc anh em khác. Nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống đoàn kết, cần cù sáng tạo. Dù khác nhau về tiếng nói, phong tục, tập quán nhưng sống chung trong một cộng đồng làng, xã, người dân đã cùng giao hòa để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú.
Biểu lộ nét tươi vui khi xem các nghệ nhân biểu diễn các trò chơi dân gian tại lễ hội Khai hạ Mường Bi, ông Phạm Mạnh Hùng, thị trấn Mường Khến chia sẻ: Tôi vốn không phải là người bản địa. Sinh ra và lớn lên ở vùng đồng bằng chiêm trũng, khi trưởng thành mới lên đây lập nghiệp. Mến đất, mến người, hơn 30 năm qua, tôi đã sống rất vui vẻ. Không biết tự bao giờ, tôi đã trở nên thích thú với chiếc nỏ, con dao nhọn, những công cụ mà người đàn ông dân tộc Mường vẫn sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài làn điệu chèo quen thuộc của quê hương, giờ đây, tôi còn biết nghe thường rang, bọ mẹng và năm nào đến dịp lễ hội Khai hạ, tôi cũng dành thời gian đến đây để tìm hiểu rõ hơn về những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Mường nơi tôi đang sống.
Từ thành công của lễ hội Khai hạ những năm qua, huyện Tân Lạc đã có nhiều hoạt động nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa. Mới đây, huyện đã khôi phục lại lễ hội đánh bắt cá suối tại xã Lỗ Sơn thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện tham gia. Đây là lễ hội có truyền thống lâu đời của nhân dân xã Lỗ Sơn, ngoài ý nghĩa về văn hóa, tâm linh, lễ hội còn mang một thông điệp lớn là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn môi trường sinh thái vì cuộc sống của con người.
Thông qua những lễ hội có quy mô lớn cũng như những buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở làng, xã đã tạo sân chơi để người dân thuộc mọi thành phần, thế hệ cùng gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ góp phần gắn kết thêm tình đoàn kết, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các TNXH. Sống giữa cộng đồng, mọi người, mọi nhà nêu cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng gia đình, làng, xã, cơ quan văn hóa. Nghiên cứu kỹ các nội dung, tiêu chí CVĐ xây dựng gia đình, làng, bản văn hóa, số hộ gia đình đăng ký đạt tiêu chuẩn văn hóa ngày càng tăng. Năm 1995- 1996 (sau 1 năm triển khai CVĐ TDĐKXDĐSVH), toàn huyện mới có 1.480 hộ, tương đương với 7,9% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đến năm 2000, số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đã tăng lên 4.278 hộ, tương ứng với 24,19% hộ gia đình trong toàn huyện. Những năm gần đây, huyện đã tổ chức nghiêm túc ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với ngày kỷ niệm thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt
Bà Bùi Thị Thương, Chủ tịch MTTQ huyện Tân Lạc chia sẻ: Cho đến hôm nay, Tân Lạc vẫn là một huyện còn khó khăn về kinh tế nhưng đời sống văn hóa, tinh thần đoàn kết của người dân vẫn luôn là điều đáng tự hào. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để huyện tiếp tục triển khai, thực hiện CVĐ "TDĐKXDĐSVH" hiệu quả. Trong giai đoạn từ 2011-2015, huyện đã đề ra mục tiêu phấn đấu hàng năm có 85% hộ gia đình, 80% làng, bản được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa. Để thực hiện tốt mục tiêu này, huyện huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân và các nguồn lực xã hội. Trong đó, coi trọng việc thực hiện Nhị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) của Đảng về " Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc" và Chỉ thị số 27/CT-T.W của Bộ Chính trị về " thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội". Đó sẽ là cơ sở để huyện tiếp tục xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh trong.
Thúy Hằng
"Khi bước vào làm phim, coi như đã bước lên đoạn đầu đài. Khi làm xong thì cũng có nghĩa hàng ngàn mũi tên bắn vào mình", Lưu Trọng Ninh - đạo diễn 'Khát vọng Thăng Long' nói về thách thức khi làm phim lịch sử.
Hội chợ Du lịch quốc tế năm 2011 (ITE-HCMC 2011) sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 14 đến 17-9 với chủ đề "Bốn quốc gia - Một điểm đến".
Ngày 25/6, người hâm mộ trên toàn thế giới đã tưởng niệm hai năm ngày mất của Michael Jackson để bày tỏ tình yêu và sự ngưỡng mộ đối với huyền thoại âm nhạc này.
(HBĐT) - CVĐ xây dựng đời sống văn hóa ở KDC là cuộc vận động mang tính toàn diện nhằm khơi dậy tiềm năng của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng tạo sức mạnh tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng KDC đoàn kết, văn minh.
(HBĐT) - Người Việt có câu "Vô tửu bất thành lễ" để nhấn mạnh tầm quan trọng của rượu trong lễ nghi giao tiếp. Mỗi địa phương trên đất nước ta đều có những loại rượu rất đặc trưng và trở thành niềm tự hào của người dân xứ sở đó. Sa Pa có tinh tuý rượu táo Mèo, Bắc Giang đượm hồn quê trong rượu Làng Vân, Bình Định nổi tiếng với rượu được nấu bằng gạo lứt có tên Bầu Đá, Long An có mỹ tửu rượu đế Gò Đen và Hoà Bình được nhắc đến nhiều hơn cả bởi men say Mai Hạ.
Với kiến trúc đẹp, độc đáo, mang đậm bản sắc Á Ðông, là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam xưa và nay, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (BTMTVN) có bề dày 45 năm xây dựng và phát triển. Tính đến nay, bảo tàng đã sưu tầm và lưu giữ khoảng 20.000 hiện vật có giá trị, là địa chỉ văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu cho giới mỹ thuật cũng như du khách trong nước và quốc tế.