Một trong những công trình hoành tráng và tốn kém tiền của nhất trong các công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là con đường gốm sứ ven sông Hồng. Với kỷ lục Guinness về bức tranh gốm sứ dài nhất thế giới, công trình đã đem lại niềm tự hào cho người dân Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên đến nay, việc giữ gìn và phát huy giá trị của công trình này đang khiến nhiều người không khỏi băn khoăn.
Bức tranh gốm sứ bị vẽ nguệch ngoạc, bẩn thỉu. |
Người ta băn khoăn nhiều đến việc lựa chọn điểm nhìn để chiêm ngưỡng bức tranh gốm sứ độc đáo này. Bức tranh được xây dựng từ năm 2007 trên con đường huyết mạch vào thủ đô Hà Nội. Mật độ người tham gia giao thông trên con đường này rất lớn. Do vậy, để chiêm ngưỡng bức tranh đặc biệt dài gần 4km này không phải là điều đơn giản. Nếu bạn vừa đi xe vừa quan sát thì nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao. Nhưng nếu đứng trên làn đường bên kia quan sát thì với lưu lượng người tham gia giao thông lớn như vậy, thật khó để có thể nhìn được trọn vẹn những hình ảnh trên bức tranh này. Thêm vào đó, độ cao của bức tường làm nền cho bức tranh không đủ để người xem cảm nhận được mức độ hoành tráng của nó.
Nhưng điều khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng hơn là ý thức của người tham gia giao thông nói chung và người dân Hà Nội nói riêng đối với công trình khá tốn kém này. Một hình ảnh phản cảm nhưng không khó để bắt gặp là việc phóng uế bừa bãi lên bức tranh. Nhiều người dân vô tư “giải quyết nỗi buồn” bên cạnh dòng người đi lại nườm nượp. Những hình ảnh ấy làm mất đi vẻ đẹp, sự thiêng liêng của một tác phẩm văn hóa nghệ thuật mang tầm cỡ quốc gia và thế giới. Những hành động vô văn hóa trên một công trình văn hóa được cả thế giới công nhận đáng bị lên án. Mặc dù báo chí đã phản ánh và lên án nhiều nhưng vẫn chưa thấy các cơ quan hữu quan có biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn.
Ý thức bảo vệ công trình được coi là một phần bộ mặt của Thủ đô của không ít người rất kém. Trên suốt chiều dài của con đường gốm sứ ven sông Hồng, có không ít những dòng chữ ngô nghê, vô nghĩa của những bạn trẻ thiếu ý thức để lại. Những dòng chữ ấy làm công trình kỷ niệm nghìn năm này trông lem nhem, bẩn thỉu. Nó cũng khiến cho công trình trở nên nhếch nhác và xuống cấp. Thêm vào đó, người dân vô tư xả rác và vứt bừa bãi những đồ dùng bị hỏng như bàn, ghế, túi nilon… lên trên gờ tường của công trình. Những hành động thiếu ý thức này đã và đang làm cho Con đường gốm sứ ven sông Hồng dần mất đi vẻ đẹp và sự quyến rũ của nó.
Vì vậy, giáo dục ý thức bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa của dân tộc nói chung, các công trình văn hóa nói riêng là việc cần làm thường xuyên. Làm được điều này, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự tham gia của đông đảo người dân quanh vùng – những người thực sự tạo nên giá trị văn hóa cho các công trình văn hóa.
Theo Báo SKĐS
Bảo tàng thật, những câu chuyện thật, và ông bà cháu cũng thật sự là người trong nhà.
Mâm cơm nhà ông có bữa chỉ là rau luộc với vài quả trứng dầm nước mắm nhưng ông mãn nguyện vì không sống khác với lương tâm mình.
'Brave', bộ phim được coi là 'kỳ quan thứ 13' của Pixar, vừa hé lộ những hình ảnh đầu tiên, với bối cảnh là núi rừng hùng vĩ và cổ kính ở Scotland.
Nghỉ hè là dịp vui chơi thư giãn của trẻ em sau một năm học tập nhưng cũng là mối lo của toàn xã hội bởi tai nạn, nguy hiểm luôn rình rập các em bất cứ lúc nào. Mặc dù mới nghỉ hè được vài ngày nhưng đây đó đã có những tai nạn đáng tiếc với trẻ nhỏ. Một đêm trực ngay ngày đầu tiên nghỉ hè tại Bệnh viện Mắt Trung ương tôi đã phải chứng kiến và xử lý cho 4 em nhỏ bị tai nạn mắt, mỗi cháu một hoàn cảnh và hình thái tổn thương khác nhau.
"Khi bước vào làm phim, coi như đã bước lên đoạn đầu đài. Khi làm xong thì cũng có nghĩa hàng ngàn mũi tên bắn vào mình", Lưu Trọng Ninh - đạo diễn 'Khát vọng Thăng Long' nói về thách thức khi làm phim lịch sử.
Hội chợ Du lịch quốc tế năm 2011 (ITE-HCMC 2011) sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 14 đến 17-9 với chủ đề "Bốn quốc gia - Một điểm đến".