Thời gian qua, Hội Nhạc sĩ VN có nhiều hoạt động tốt, nhưng hiện "đau đầu" trong việc xét đề cử giải thưởng.
Vụ khiếu kiện xung quanh đề cử Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về âm nhạc đang làm dấy lên những bàn luận trong giới nhạc sĩ.
Sự việc tóm lược như sau: Cho rằng hội đồng cơ sở thiếu công bằng trong khi xét duyệt hồ sơ, 5 nhạc sĩ bị loại khỏi danh sách đề cử lên hội đồng cấp bộ là Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Thế Song, Lê Việt Hoà đã gửi đơn khiếu nại, kiến nghị đến Hội Nhạc sĩ VN, chủ tịch hội đồng nghệ thuật của Hội Nhạc sĩ VN, chủ tịch hội đồng cơ sở thẩm định tác phẩm âm nhạc 2010. Sau đó, vụ việc có thêm sự đồng tình của các nhạc sĩ: Văn Thành Nho, Trương Tuyết Mai, Phan Long...
Chờ đợi không nhận được hồi âm, gần đây các nhạc sĩ lại gửi đơn tới các cơ quan, ban ngành và lãnh đạo của Bộ VHTTDL. Bên lĩnh vực điện ảnh cũng có những xôn xao, kiến nghị tương tự.
Các đơn kiến nghị cho rằng với số lượng trên 300 tác phẩm âm nhạc, công trình nghiên cứu của 68 tác giả; mà hội đồng cơ sở chỉ làm việc trong 3 ngày thì việc xét duyệt là khó chính xác, thiếu công tâm, chỉ dựa theo cảm tính là chính. Các nhạc sĩ cũng tỏ ra bất bình khi trong danh sách đề cử có tên những nhạc sĩ không mấy ai biết đến, chưa có tác phẩm được đông đảo công chúng biết tới...
Được biết, trong số 68 nhạc sĩ được thông báo làm hồ sơ, có 28 nhạc sĩ được hội đồng cơ sở đề nghị xét duyệt Giải thưởng Nhà nước 2010. Hội đồng cơ sở giữ trách nhiệm đề cử gồm có các nhạc sĩ: Trần Long Ẩn, Phan Huỳnh Điểu, Ca Lê Thuần, Chu Minh, Đôn Truyền, Phạm Ngọc Khôi và GS-TSKH Tô Ngọc Thanh.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến của các nhạc sĩ xung quanh vấn đề liên quan đến việc khiếu kiện nói trên.
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - thành viên hội đồng cơ sở có trách nhiệm đề cử: Chúng tôi không có gì sai cả!
Quanh chuyện trao giải này còn nhiều điều phải bàn, nhưng chúng tôi không được phát biểu, mà chỉ một người đại diện được phát ngôn với báo chí thôi. Về phần hội đồng, chúng tôi đã họp và không thấy có gì sai trong quy trình đề cử, xét chọn cả. Nếu nói chúng tôi chỉ có 3 ngày để đọc hồ sơ cũng như nghe bài của các nhạc sĩ thì không đúng, vì trước đó, mỗi thành viên đã có một quá trình nghe và thẩm định những tên tuổi nhạc sĩ trong vòng 10 năm trở lại. Ai có bài gì hay là biết ngay mà. Tôi nghĩ, chẳng qua là “con gà tức nhau tiếng gáy mà thôi”.
Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc - người có tên trong danh sách đề cử lần này: Việc trao giải thưởng cứng nhắc và hình thức
Về giải thưởng âm nhạc, theo tôi, nó đã là một vấn đề cũ kỹ và lạc hậu rồi. Bản chất vấn đề đã lỗi thời thì dù ta có cố gắng làm theo cách này hay cách khác cũng không thể có kết quả hay được. Giải thưởng âm nhạc hay những danh hiệu hiện nay được trao ở ta không phản ánh một cái gì có tính chất vĩnh cửu, mà mang nhiều “màu sắc ban phát”. Nhận xét về quá trình bình xét hồ sơ của ban giám khảo, ông Phúc cho rằng: “Trong ban giám khảo còn có người không phải là người sáng tác, không có uy tín trong giới nhạc sĩ. Như vậy kết quả khó tránh được những sai sót”.
Nhận xét về chất lượng của các kỳ trao giải gần đây, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đưa ra ý kiến: “Giải thưởng Nhà nước được trao 2 năm một lần, Giải thưởng Hồ Chí Minh trao 5 năm 1 lần, quy định này có vẻ quá cứng nhắc và hình thức. 2 năm để trồng một cái cây còn chưa ra quả, một người làm nghề sáng tác trong 2 năm thì làm được gì nhiều. Ví như tôi, sáng tác nhạc 40 năm nay mới được đề nghị xét tặng giải thưởng. Những lần trao giải trước, toàn những tác giả có tên tuổi và sáng tác nhạc vài chục năm, ai xứng đáng thì gần như đã trao cả rồi. Giờ cứ quy định 2 năm hay 5 năm một lần thì tìm đâu ra người để trao?”.
Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc cho rằng, những giải thưởng như hiện nay nên chuyển sang một cái khác để nó khỏi lỗi thời, cũ kỹ.
Theo LaoDong
Liên hoan văn hóa dân tộc Thụy Sĩ - Việt Nam đã thu hút gần 1.500 khán giả trong đêm biểu diễn đầu tiên 7/7 tại vùng núi bang Obwalden, Thụy Sĩ.
Liên hoan Tuồng truyền thống, một liên hoan khiến những người làm nghề vui mừng bởi sự hào hứng, đam mê của khán giả thành phố Quy Nhơn và những màn trình diễn như lên đồng của những nghệ sĩ đầy sức thanh xuân trong rực rỡ sắc màu sân khấu (SK) đã khép lại. Nhưng qua đi những cảm hứng rất đẹp đó, bình tâm lại, người yêu tuồng không khỏi phân vân. Liệu sau hào quang, sau mừng vui của hội hè, trở về với thực tại, các nghệ sĩ có thấy được tương lai phát triển của nghề và khán giả nơi phố thị có còn đến với tuồng, có còn quan tâm tới hình thức nghệ thuật này?
Tuy thời gian không nhiều, nhưng Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc miền Trung - Tây Nguyên được tổ chức tại Phú Yên (từ ngày 1 - 3/7), đã tạo cơ hội cho mọi người được chứng kiến, hiểu rõ hơn về nét văn hoá đặc sắc và lễ hội dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc khu vực miền Trung- Tây Nguyên.
Liên hoan Quốc tế nhạc Jazz Montreal, được các nhà tổ chức quảng cáo là sự kiện lớn nhất thế giới về thể loại âm nhạc có xuất xứ châu Phi này, năm nay đã thu hút gần 2 triệu người tham dự, một con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ VH-TT&DL vừa nghe Viện Văn hóa nghệ thuật VN trình bày đề án “Xây dựng mô hình tổ chức lễ hội đền Trần Nam Định năm 2012”. Tuổi Trẻ giới thiệu sơ lược về đề án liên quan đến một lễ hội gây ra nhiều chuyện bi hài và bức xúc trong dư luận này.
(HBĐT) - Rộn ràng, sôi nổi đó là không khí chúng tôi cảm nhận được tại nhà văn hóa thị trấn Hàng Trạm vào buổi hội diễn nghệ thuật quần chúng chào mừng ngày bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp vừa qua.