Không có gì đáng chê trách cả khi người cầm bút quan tâm đến vấn đề thời thượng và cũng là con người nên thực dụng là dễ hiểu. Nguyễn Đình Tú nổi tiếng không phải nhờ Bên dòng Sầu Diện mà là do Hồ sơ một tử tù, Phiên bản, Nháp và Kín. Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy là con đom đóm bên ngọn đèn Sát thủ online…

Các tác phẩm về người lính của Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Thế Hùng, Phùng Văn Khai…sức lan tỏa cũng không mấy trong sự xô bồ của xã hội. Phải chăng, chuyện về lính tráng không còn mấy hấp dẫn, cuốn hút bạn đọc, đề tài ấy đã cũ xưa rồi? Hay nhiều nhà xuất bản không mặn mà với các tác phẩm viết về người lính?

Trong mấy năm gần đây, phần lớn những tác phẩm viết về người lính là do một số nhà văn, nhà thơ thuộc thế hệ chống Mỹ làm ra. Có thể kể ra đây những tiểu thuyết Rừng thiêng nước trong của Trần Văn Tuấn, Bến đò xưa lặng lẽ của Xuân Đức, Chân trời mùa hạ của Hữu Phương, Mùa hè giá buốt của Văn Lê, Thượng Đức của Nguyễn Bảo, Lính trận của Trung Trung Đỉnh, Đối chiến của Khuất Quang Thụy, Đường đen nước đỏ của Đỗ Viết Nghiệm…, các trường ca Mở bàn tay gặp núi của Nguyễn Đức Mậu, Hà Nội trong tôi của Vương Trọng, Metro của Thanh Thảo, Ngày đang mở sáng của Trần Anh Thái…

 Những tác phẩm viết về chiến tranh như thế này ngày càng hiếm.

Những tiểu thuyết và trường ca vừa kể trên (chưa đầy đủ) đều viết về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước và một số giành được các giải thưởng văn học. Vốn sống một thời đánh giặc, sự từng trải có từ chiến tranh sang hòa bình, độ lùi về thời gian, không khí sáng tác văn học dần dà được cởi mở là những yếu tố quan trọng giúp các nhà văn xây dựng tác phẩm của mình.

Tuy vậy, sẽ thiếu công bằng nếu như không điểm danh một số cây bút trong quân đội xuất hiện sau năm 1975 đã có một số tác phẩm viết về người lính khá xúc động như Sương Nguyệt Minh, Bùi Thanh Minh, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Bình Phương, Mai Nam Thắng, Nguyễn Anh Nông… và trẻ hơn là Nguyễn Đình Tú, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Thế Hùng, Phùng Văn Khai…

Điều tôi quan tâm nhất là hiện nay, những người viết văn trẻ đã thành danh hay chưa thành danh đang khoác quân phục mặn mà bao nhiêu với đề tài người lính. Có thể nói, tuy không hùng hậu như đội ngũ nhà văn chiến sĩ thời chống Mỹ nhưng hiện tại trong Quân đội đang sở hữu một số nhà văn trẻ vẫn hay được nhắc tên đến như Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Đình Tú, Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Xuân Thủy, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Thế Hùng, Phùng Văn Khai, Hồ Kiên Giang… Họ đang ở trong thời kỳ sáng tác văn học sung sức nhất mà bằng chứng là những giải thưởng gặt hái được đó đây. Đỗ Bích Thúy nổi tiếng từ khi chưa là người của Nhà số 4 với chùm truyện ngắn viết về cuộc sống của người dân cực Bắc Tổ quốc được giải Nhất vào phút thứ 89 cuộc thi Văn nghệ quân đội. Nguyễn Đình Tú đang hot với một loạt tiểu thuyết dày dặn nối nhau ra đời trong mấy năm gần đây như Hồ sơ một tử tù, Phiên bản, Nháp, Kín. Tiến sĩ, nhà văn Phạm Duy Nghĩa từng được trao giải Nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ. Sát thủ Online của Nguyễn Xuân Thủy được giải cao nhất cuộc thi tiểu thuyết Vì bình yên cuộc sống 2007-2009 của ngành Công an. Trước đó thì Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng, Quỳnh Vân, Phùng Văn Khai, Bùi Như Lan, Nguyễn Phú, Hồ Kiên Giang, Đoàn Văn Mật… đều được giải thưởng của Văn nghệ Quân đội và một số cuộc thi khác.

Nói về mặt chất lượng lớp nhà văn cấp úy này so với bên ngoài chắc cũng chẳng thua chị kém em nhưng nhìn lại trong mấy năm qua, chẳng có mấy tác phẩm viết về người lính của họ ra đời và những tác phẩm khá càng hiếm hoi hơn. Phải ghi nhận tiểu thuyết Bên dòng Sầu Diện; tập truyện ký Chuyện lính của Nguyễn Đình Tú, tiểu thuyết Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, bút ký Lẽ sống của Phùng Văn Khai, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy… là sự cố gắng trong khai thác đề tài người lính hôm qua và hôm nay. Tuy nhiên, muốn hay không, bạn đọc, nhất là bộ đội vẫn mong Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa (những trạng nguyên văn chương)… và nhiều nhà văn mang áo lính khác viết về họ một cách sinh động, giàu cảm xúc. Có phải hiện thời Nguyễn Đình Tú đang rất máu với mảng hình sự và con người trẻ trong một xã hội mà đạo đức đang xuống cấp; Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa thì chưa có tác phẩm nào đáng kể nói về người lính? Nhiều người cầm bút chưa thành danh thì lại rụt rè với đề tài người lính hoặc có xu hướng tìm tới những vấn đề thời thượng.

Thời thượng phải là đâm chém giết hiếp cơ, phải là sặc mùi giang hồ và đực cái mới mê dụ được người đọc… Có không chuyện nhiều nhà xuất bản hào hứng in những tác phẩm thời thượng dù phải bỏ ra khoản tiền nhuận bút cao chót vót trả cho nhà văn?

Tôi nghĩ, chắc không hoàn toàn như thế. Mấy tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh từ Hồ Quý Ly đến Mẫu thượng ngàn và gần nhất là Đội gạo lên chùa có thời thượng đâu mà vẫn rất hấp dẫn và tái bản, nối bản nhiều lần. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh in lâu rồi nhưng đọc lại vẫn không chán. Giá trị lâu dài của những tác phẩm đó nằm trong tầng sâu của con chữ, với những giải mã sâu sắc và bi lãng về dân tộc và con người, về quá khứ và hiện tại trong bấy nhiêu khám phá mới mẻ đậm tính nhân văn bao la.

Cần lắm những tài năng trẻ tâm huyết đề tài người lính, dù đang thời bình nhưng họ vẫn phải chịu đựng nhiều gian nan vất vả, thiệt thòi, hy sinh nhất. Tôi nhớ, một nhà văn đàn anh phát biểu trong Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quân lần thứ nhất vừa qua, đại ý: chúng ta nên viết về những gì ta thuộc nhất. Đúng lắm. Nhưng với nhà văn quân đội thì việc viết về người lính, theo tôi đó là trách nhiệm và tình cảm. Sáng tác về người lính là một phần nhiệm vụ của mỗi nhà văn quân đội. Khi ta thực sự đắm mình vào cuộc sống bộ đội, tôi nghĩ, chúng ta sẽ hiểu và thuộc người lính. Như một hệ quả, từ tình cảm, từ sự hiểu biết cuộc sống bộ đội, cộng với tài năng người cầm bút sẽ có những tác phẩm hay viết về người lính hôm qua và hôm nay.

Nếu vin vào cái điều: tôi chỉ viết về những cái ta thuộc để mãi mãi không tiếp cận đề tài người lính trong tư cách một người sáng tác văn học thì chẳng có chuyện gì để trao đổi nữa. Có những cái mới, điều mới cần phải học, phải thuộc. Trước khi có Đồng chí, Tây Tiến, Bên kia sông Đuống, Đèo Cả, Lửa đèn, Sức bền của đất, Thơ tình người lính biển… Chính Hữu, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa… đã thuộc người lính đâu. Họ cũng phải sống chết với bộ đội, lăn lộn với bộ đội mới viết được những áng thơ hay đấy chứ.

Bài học ấy còn tươi rói cho những nhà văn mặc áo lính hôm nay.

 

                                                                           Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Top 5 người đẹp nhất cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nâng cao chất lượng hoạt động văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

(HBĐT) - Qua gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động số 18 ngày 13/4/2009 của Tỉnh ủy thực hiện NQ số 23-NQ/T.W của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, hoạt động VHNT có nhiều chuyển biến tích cực, cổ vũ mạnh mẽ cho xây dựng và phát triển KT-XH của tỉnh.

Giáo sư Ngô Bảo Châu: Mua sách là đưa cả đống bạn về nhà

Ngày 25.8, GS Ngô Bảo Châu (ảnh) cùng nhà văn Phan Việt - chủ biên tủ sách “Cánh cửa mở rộng” hợp tác cùng NXB Trẻ - đã có mặt tại Nhà văn hoá Thanh niên TP.Hồ Chí Minh để giao lưu kinh nghiệm đọc sách cho các bạn trẻ.

Ngố như Tèo và ngầu như... Thái Hòa

Hẹn gặp Thái Hòa ở quán cà phê gần Sân khấu Phú Nhuận, anh xuất hiện trong bộ dạng của Tèo với áo thun màu cháo lòng, quần ngố, dép lê nhưng vẻ mặt lại ngầu như đại ca Long ruồi với chiếc nón lưỡi trai hầm hố.

Ra mắt bộ tranh truyện “Bác Hồ sống mãi”

Sáng 25-8, NXB Kim Đồng giới thiệu bộ tranh truyện "Bác Hồ sống mãi" - phát hành nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày mất của Người (1969-2011) và 5 năm thực hiện Cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác".

Đề nghị lập hồ sơ đưa xác tàu chiến Pháp vào hiện vật Di tích lịch sử cách mạng

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đã ký công văn số 858/UBND –VX ngày 5/7/2011 gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc nâng cao hiệu quả quản lý thiết chế văn hóa. Trong đó, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng sửa chữa Cung Văn hóa tỉnh để sớm đi vào sử dụng; giao Bảo tàng Hòa Bình phối hợp với Trung tâm giải trí Sao Mai làm tốt công tác quản lý và khai thác hiện vật tầu chiến; yêu cầu Trung tâm giải trí Sao Mai làm tốt công tác bảo quản hiện vật và vệ sinh môi trường, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân dân, khách tham quan tới thăm hiện vật xác tầu chiến Pháp, nhằm nâng cao giáo dục truyền thống cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

Sôi nổi vòng loại Vua hài đất Việt

Sáng 24-8 tại sân khấu Super Bowl (TP.HCM) đã diễn ra ngày thi đầu tiên của vòng loại khu vực phía Nam cuộc thi Vua hài đất Việt 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục