Trong những ngày này, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen rộn ràng với các hoạt động họp mặt, thực hiện chương trình biểu diễn nghệ thuật, chuẩn bị cho các chuyến về nguồn… nhằm thiết thực kỷ niệm truyền thống 50 năm thành lập Nhà hát.
Các nghệ sĩ trẻ Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen biểu diễn trong chương trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. |
Tiền thân của Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen là Đoàn Ca múa Nhân dân miền Nam và Đoàn Múa hát Giải phóng, nơi quy tụ một đội ngũ nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hùng hậu, đầy nhiệt huyết đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, công tác đối ngoại, biểu diễn phục vụ quân - dân, tham gia chiến đấu, lao động, đào tạo đội ngũ kế thừa… trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập. Năm 1976, hai đoàn đã sáp nhập thành Đoàn Nghệ thuật Ca múa nhạc Bông Sen và năm 2001 đổi tên thành Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen.
Với bề dày về hoạt động chuyên môn và truyền thống hào hùng đấu tranh giải phóng dân tộc, mặc dù trải qua nhiều thử thách, hy sinh mất mát trong môi trường chiến tranh ác liệt, nhưng bao thế hệ nghệ sĩ cô chú, cha anh vẫn luôn vững niềm tin, tạo nên những thành tựu vượt bậc trong hoạt động biểu diễn phục vụ, thắp lửa nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy nghệ thuật dân tộc, quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Qua 50 năm hoạt động, nhà hát có hơn 40 nghệ sĩ đã hy sinh tại các chiến trường, đó là những cánh chim đầu đàn của nền nghệ thuật cách mạng như các NS Hoàng Việt, Trần Hữu Trang, Quốc Hương, Vĩnh Bảo, Sĩ Tô… và rất nhiều những tên tuổi lớn đã và đang tiếp tục có những đóng góp, hỗ trợ hết mình cho thế hệ nghệ sĩ trẻ trên con đường học nghề, trui rèn đạo đức, góp phần gìn giữ và củng cố nền móng và phát huy những giá trị nghệ thuật dân tộc đã được khẳng định.
NSƯT Đặng Hùng, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, chia sẻ: “Tiếp nối truyền thống cách mạng hào hùng, tập thể nhà hát đã và đang cố gắng làm thật tốt nhiệm vụ của mình. Chúng tôi sẽ thực hiện nhiều chương trình để công chúng thấy rõ khả năng và quá trình cống hiến của bao lớp thế hệ nghệ sĩ đi trước đã gây dựng nên Bông Sen hôm nay. Trong những năm gần đây, nhà hát liên tục đầu tư, tạo điều kiện để các nghệ sĩ trẻ được học tập và phát huy chuyên môn, thực hiện nhiều chương trình nghệ thuật chất lượng cao, phát triển nghệ thuật múa các vùng miền Bắc - Trung - Nam, giới thiệu và quảng bá âm nhạc nghệ thuật dân tộc trong thế kỷ 21 với hơi thở mới, màu sắc mới, nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc dân tộc vốn có”.
Tối 18-9, tại nhà hát TPHCM, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen sẽ thực hiện chương trình biểu diễn nghệ thuật mang tên “Bông Sen giữa lòng thành phố”, trình diễn các tác phẩm hát, múa, độc tấu, hòa tấu nhạc dân tộc: Câu hát bông sen, Thuyền và biển, Bài ca không quên, Tình ca, Nắng gió phương Nam, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh, Bài ca hy vọng, Ngẫu hứng lý qua cầu… với sự tham gia biểu diễn của NSND Phương Bảo; các NSƯT: Tô Lan Phương, Đỗ Lộc, Nhất Sinh, Tuấn Phong, Quang Lý, Trần Chính, Ái Xuân, thạc sĩ Ánh Tuyết, Tuyết Mai; ca sĩ Cẩm Vân, Cao Minh…, nghệ sĩ trẻ Linh Nga, Bạch Vân, Trung Hiếu, Khánh Toàn, Thúy Vân, các em học sinh lớp tạo nguồn của nhà hát. |
Theo SGGP
“Phát hiện ra những cô gái đẹp - như những bông hoa rừng khuất nẻo, đã khó, tìm được người có khả năng giao tiếp tốt và có trình độ lại càng khó hơn. Nhưng đây là cuộc thi mang ý nghĩa không chỉ tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, thế nên, chính BTC cũng phải hỗ trợ nhiều mặt cho các thí sinh” - nhà sử học Dương Trung Quốc nhìn nhận.
Giã từ sắc đỏ của phượng vĩ, giã từ tiếng ve gọi hè với nắng vàng biển xanh. Một năm học mới bắt đầu và một lần nữa mọi người lại bắt đầu rạo rực đón Tết Trung thu.
(HBĐT) - Chiều ngày 12/4, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Hội đồng Đội tỉnh đã tổ chức chương trình vui đón tết trung thu với chủ đề “Vầng trăng cổ tích” cho các em thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh. Tham dự có đại diện lãnh đạo HĐND, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và trên 500 em thiếu niên, nhi đồng đang sinh sống và học tập trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - “Nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, những năm gần đây, bản sắc văn hóa truyền thống của TP Hòa Bình đang dần được khẳng định trong đời sống tinh thần của người dân. Qua các hội thi, hội diễn, lễ hội dân gian, nghệ thuật dân ca, dân vũ các dân tộc đến trang phục, nhạc cụ dân tộc luôn được tái hiện trong đời sống hàng ngày cũng như trong các dịp lễ, tết” - Ông Lưu Trung Thép, Phó phòng VH-TT TP Hòa Bình khẳng định.
Hai năm nay, Hãng phim Truyện Việt Nam chưa ra mắt được bộ phim nào với lý do tiền làm phim không có. Trong khi đó, 42 tỉ đồng ngân sách nằm ở Cục Điện ảnh lại bị “bốc hơi” dần trong 3 năm qua.
Hai năm trước, nhà làm phim lừng danh Michael Moore cho ra mắt phim tài liệu Capitalism: A love story (Chủ nghĩa tư bản: Một câu chuyện tình - vừa được phát tại Việt Nam trên kênh truyền hình cáp SCTV). Ông đầy vẻ châm biếm sâu cay khi nói về nó: “Đó là một phim hẹn hò hoàn hảo, với cám dỗ, đam mê, lãng mạn và 14.000 người thất nghiệp mỗi ngày”.