Thiếu nữ Hà Nội với mùa thu.
Nếp sống thanh lịch được thể hiện rõ nét trong thái độ ứng xử giữa con người với con người và giữa con người với môi trường thiên nhiên.
Mỗi gia đình đều vun đắp nền nếp gia phong, ở đó giữ vững kỷ cương, tôn ti trật tự, hòa thuận trên kính dưới nhường, ở đó con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng thủy chung, anh em thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nét thanh lịch càng thể hiện rõ khi giao tiếp trong xã hội từ lời ăn tiếng nói đến ăn mặc, cử chỉ đi đứng, ở chỗ đông người. Các món ăn của người Hà Nội xưa cũng rất tinh tế nhiều khi đạt đến trình độ nghệ thuật. Ai xa Hà Nội lúc nào cũng nhớ đến hương vị phở, hương vị của những chén trà ướp sen... Người Hà Nội rất yêu hoa và cây cảnh, trong mỗi căn nhà thường có những lọ hoa đủ mầu sắc, những chậu cây cảnh xinh xinh, có cả vùng Nhật Tân, Quảng Bá trồng đào, trồng quất, Tết đến chợ hoa rực rỡ muôn mầu... Tất cả những điều đó tạo nên cốt cách thanh lịch của người Hà Nội với vẻ đẹp văn hóa còn lan tỏa mãi. Khi xây dựng Hà Nội hiện đại, cần phát huy nhân tố này để giúp Thủ đô có nét riêng độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nhận thức rõ điều đó, Hà Nội đã vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào "Xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh" coi đó là một trong những hạt nhân quan trọng làm nên sự thành công của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở Thủ đô; xác định rõ việc xây dựng nhân tố con người là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho việc thực hiện thắng lợi các nội dung phong trào.
Hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường cùng việc các sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài tràn vào đã tác động xấu đến thuần phong mỹ tục, đạo đức con người. Cuộc sống thực dụng, xô bồ, chạy theo đồng tiền nhiều lúc đã làm lu mờ hình ảnh con người thanh lịch của đất kinh kỳ xưa. Ðã xảy ra những hiện tượng không ít gia đình lục đục tan vỡ, vợ chồng bỏ nhau, anh em đâm chém nhau, thanh niên nghiện hút, bất hiếu chỉ vì tiền. Ra đường ai cũng lo sợ tai nạn giao thông, gặp sự cố trên đường đi lập tức xảy ra cãi vã, ẩu đả, có khi gây ra án mạng. Những cử chỉ, hành động giúp đỡ người già, người tàn tật qua đường, nhường nhịn nhau trên đường đi, nhường chỗ trên tàu xe cho người già, phụ nữ đã ít đi... Ðó là chưa kể những hình ảnh thanh niên đầu nhuộm tóc xanh đỏ, con gái ăn mặc hở hang, lố lăng ra đường, cười nói oang oang, tục tĩu nơi công cộng... Thực trạng đó cho thấy việc xây dựng người Hà Nội văn minh thanh lịch càng trở nên cấp bách.
Ðể phong trào "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh" đi vào thực chất có hiệu quả, trước hết phải bắt đầu từ các gia đình. Bồi đắp, hình thành những tố chất nhân cách, lối sống văn hóa của mỗi người đều bắt đầu từ môi trường gia đình. Hà Nội có tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa cao, nhưng những hiện tượng tiêu cực, vô văn hóa trong xã hội không hề giảm, mà có chiều hướng gia tăng, khiến người ta nghi ngờ về hiệu quả thực chất của phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Có lẽ, cái cốt lõi của gia đình văn hóa là nền nếp gia phong, cốt cách của người Hà Nội thanh lịch chưa được nhấn mạnh đúng mức. Mỗi người chủ gia đình phải giữ vững được cốt lõi này để làm gương cho các thành viên trong gia đình. Giáo dục sự ứng xử cho mỗi thành viên trong gia đình, nhất là những thành viên nhỏ tuổi là rất quan trọng. Trong khuôn khổ gia đình, cần dạy dỗ con cái văn hóa, ứng xử với chính mình, với người khác, với môi trường sống chung quanh. Mỗi gia đình phải là một bức tường chắn, ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa xấu và tệ nạn xã hội. Thật khó có một xã hội yên lành khi có những gia đình lục đục tan vỡ, các thành viên trong gia đình không được giáo dục đến nơi đến chốn. Nhưng tố chất của đạo đức con người phải được giáo dục ngay từ nhỏ với những hành vi, cử chỉ sơ đẳng giản đơn nhất, kèm theo sự ứng xử làm gương của người lớn. Chúng ta ngày càng thấy rõ vai trò quan trọng của việc kết hợp ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.
Tất cả các quận, huyện của Hà Nội đều tích cực tham gia phong trào "Xây dựng con người Hà Nội thanh lịch văn minh" một cách phù hợp từng giới, từng lứa tuổi và từng lĩnh vực hoạt động. Hằng năm đều triển khai nghiêm túc công tác đăng ký, kiểm tra, bình xét công nhận Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Ðơn vị văn hóa, theo đúng tiến độ và bước đầu đi sâu vào chất lượng. Ðặc biệt, chú trọng phát triển hệ thống Câu lạc bộ văn hóa gia đình, tổ chức sinh hoạt định kỳ với các buổi trao đổi ý kiến theo chuyên đề hữu ích về xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, phòng, chống các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, các giải pháp thoát nghèo, nâng cao chất lượng sống... Các ngành, đoàn thể phát động tổ chức thực hiện nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh". Ðiển hình là Mặt trận Tổ quốc Hà Nội tổ chức phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt", Hội nghị biểu dương các tấm gương "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền", các phong trào "Ðền ơn, đáp nghĩa", "Xóa đói, giảm nghèo". Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố thực hiện Dự án "Văn hóa ứng xử người phụ nữ Hà Nội thanh lịch, văn minh" và phong trào thi đua "Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc". Thành đoàn Hà Nội có phong trào hành động "Tuổi trẻ Thủ đô sức khỏe, đoàn kết, sáng tạo, thanh lịch, tình nguyện". Hội nông dân thành phố có phong trào "Người nông dân Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại"... Tất cả những công việc ấy của cả hệ thống chính trị đã có tác động thật sự đến nhận thức của mỗi người, mỗi gia đình trong việc phát huy truyền thống thanh lịch của người Hà Nội trong cuộc sống hiện đại.
Có lẽ trước mắt, Hà Nội nên tập trung vào một trong những khâu xung yếu nhất của việc xây dựng con người văn minh thanh lịch, đó là nếp sống đô thị và nếp sống ở nơi công cộng. Làm sao cho văn hóa giao thông được thể hiện rõ nét trong đời sống hằng ngày, làm sao cho mỗi người ở nơi công cộng thể hiện là con người lịch sự, văn minh, có văn hóa. Ðể thực hiện được điều đó phải nghiêm chỉnh, thi hành những luật lệ, những quy định đã đề ra, phải biểu dương kịp thời những tấm gương và xử mạnh tay những người vi phạm. Giữ được trật tự an toàn trên đường phố chính là tạo dựng bộ mặt văn hóa của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh là công việc phải làm thường xuyên lâu dài, không thể nhất thời hoặc chạy theo thành tích phong trào. Nó phải được bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người dân, mỗi gia đình.
Theo Báo Nhandan
Theo các nhà chuyên môn, để đưa sân khấu trở lại thời hoàng kim thì cần phải tạo chuẩn mực cho cải lương nhằm tìm kiếm danh ca. Bên cạnh đó, tự thân mỗi nghệ sĩ trẻ phải nhiệt tình, dồn sức cho con đường nghệ thuật
Giải Nobel Văn học năm 2011 đã vinh danh nhà thơ người Thụy Điển, Tomas Transtroemer.
Trong khi nhạc trẻ vẫn đang loay hoay tìm đường, nhiều ca sĩ đã nhanh chóng chuyển hướng sang hát nhạc xưa như một cách khẳng định thực lực và kỹ thuật. Ghi nhận sự táo bạo, dám thử sức với những ca khúc “khó”, tuy nhiên không phải ca sĩ nào cũng thành công và được đón nhận với tư cách hát hay nhạc xưa.
Văn hóa ẩm thực Việt Nam gói gọn trong hai chữ "biết ăn", ẩn chứa trong đó tính nghệ thuật và vẻ đẹp trong văn hóa ứng xử. Vì thế nên mới phải "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng", bởi qua cách ăn mà đoán biết được từ tính nết đến cốt cách, trình độ học vấn của người ăn.
Kịch bản là khâu đầu tiên của một tác phẩm sân khấu, điều ai cũng dễ thống nhất. Thế nhưng chuyện thiếu kịch bản hay lại là vấn đề cần bàn bởi thế nào là kịch bản hay trong con mắt các nhà sử dụng kịch bản? Nói vậy để thử tìm hiểu vai trò tác giả và số phận kịch bản trong đời sống sân khấu (SK) hiện nay.
Bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề đã cuốn hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học xã hội và các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa từ nhiều năm nay. Hiện có đến hàng chục công trình nghiên cứu văn hóa đã đề cập đến vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Điểm khác biệt đáng ghi nhận là bản sắc văn hóa dân tộc được nhà văn Hoàng Ngọc Hiến quan tâm xem xét lại không phải từ góc độ văn hóa học hay quản lý xã hội về văn hóa mà là từ góc độ minh triết Việt.