Bộ phim truyền hình lịch sử dài 40 tập Ðường Hồ Chí Minh trên biển (đang phát sóng hằng ngày vào 18g trên HTV9) xuất hiện nhiều đầu mối xung đột ngay từ những tập đầu tiên. Tuy nhiên, khán giả chưa thật sự bị lôi cuốn vào câu chuyện...

 

Phim chưa thật sự kịch tính như chờ đợi của khán giả - Ảnh: L.T.B.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến đỉnh điểm, miền Nam rơi vào tình trạng thiếu vũ khí, cần chi viện gấp từ miền Bắc. Tại Hải Phòng, thuyền trưởng Tư Lê (diễn viên Hoàng Phi) nhận nhiệm vụ chỉ huy tàu T67. Thuyền trưởng Tòng (Châu Thế Tâm) cũng được lệnh đưa tàu T37 chở đạn dược, thuốc men cập bến Vũng Rô. Lúc này ở Nha Trang, đội quân của đại úy Ba Hoàng (diễn viên Lâm Minh Thắng) đang cày nát làng cát, truy lùng Việt cộng...

Từ đây, bên cạnh các sự kiện, một loạt nhân vật chính cũng được lần lượt giới thiệu. Hai Rạng (Lý Hùng đóng) - thiếu tá bộ binh muốn thực hiện vây bắt tránh tàn sát, gặp lại Tư Nhâm (Ðinh Y Nhung) đang hoạt động cách mạng ngầm... Vai trò của người dân nơi bến bãi gắn với các sự kiện bảo vệ bí thư cộng sản Sinh khỏi cuộc truy lùng, hay sự chống trả của công nhân khi nhà máy bị tấn công tại Hải Phòng... Ðường dây đối kháng kéo dài suốt chiều dài bộ phim là những chiến sĩ trên hai con tàu T67 và T37 trước thế lực của Hai Rạng, Ba Hoàng...

16 tỉ đồng kinh phí làm phim, là dự án được ấp ủ nhiều năm của HTV, với bốn tháng quay ròng rã ngày đêm, nội dung của 1/4 phim đang khiến khán giả thưởng thức với một phản ứng... bình thản. Có dụng ý đẩy tiết tấu phim kịch tính ngay từ đầu, quay kỹ, lớp lang quá mức khiến tiết tấu phim trở nên công thức, cứng nhắc.

Trong bối cảnh nguy khốn, liệu có thể bàn chuyện quân sự lộ liễu ngoài bãi cát (sau khi cứu được nhiều đồng chí ra khỏi hang đá). Bị địch phát hiện, liệu người bí thư cộng sản có thể hỏi lại nhiều lần như chưa tin, trước khi kịp ra lệnh tạm thời tắt đèn, giải tán cuộc họp rồi mới chạy rút. Không tránh được lỗi trang phục quá tinh tươm so với thời chiến (dù đây đều là những bộ trang phục đã được cố vấn), những tấm áo mới trắng của người lính biển thêm một lần giảm đi không khí thời chiến.

Phim cô đọng rất nhiều chi tiết cảm động: người dân cắn răng không khóc trước địch khi xác thím Tư bị lôi ra để uy hiếp tinh thần; thuyền trưởng Tòng áp tai nghe đứa con mình qua bụng vợ trước khi ra trận; sự bẽ bàng của Hai Rạng trước tình yêu hay hoài nghi về cuộc chiến... Nhưng đã không thể tránh những giọt nước mắt gượng gạo, một vài gương mặt vô hồn rơi vào khuôn hình ở những phút có thể lấy đi sự xúc động của khán giả.

Diễn xuất còn gượng, nội dung phim xử lý qua thoại dài dòng cũng mắc vấn đề tương tự. Khó có thể hình dung được nỗi đau của những chiến sĩ bị giam mình gần nửa năm ở cầu cảng không thể ra khơi. Khó có thể hiểu hết được nỗi hi sinh rất riêng tư của những người lính chưa tròn đôi mươi, nếu chỉ qua những lời thoại mang tính giáo dục: "Yêu nhau chỉ nghĩ về nhau là không ổn. Có nhiều lẽ để bước vào cuộc chiến hôm nay. Có một lẽ quan trọng để lứa đôi thế hệ mai sau không phải xa nhau".

Sự hay, dở của bộ phim về con đường quân sự trên biển cũng là bước đệm để HTV tiếp tục giới thiệu nhiều bộ phim gắn với lịch sử hoặc đề tài chính luận đang được triển khai phát sóng đậm đặc vào năm 2012. Vẫn có một sự chờ đợi nhất định từ khán giả về một bầu không khí chiến đấu "không kịp cởi balô" trên tàu, dưới bến. Ðể được xem phim với niềm tự hào dân tộc, để cảm nhận được huyền thoại...

 Sẽ kịch tính hơn ở các tập sau

* Thưa đạo diễn, có nhiều đáng tiếc sau khi xem 1/4 bộ phim. Khán giả vẫn mong được thuyết phục qua diễn xuất, phục trang, tiết tấu phim... hơn là các thông điệp được đưa ra qua... lời thoại...

- Ðạo diễn Ðinh Thái Thụy: Ðây không phải lỗi kịch bản hay dàn dựng thiếu hấp dẫn, điều này thuộc về trách nhiệm của tôi ở vai trò đạo diễn. Bộ phim này đòi hỏi phải có khoảng 130 diễn viên có nghề, biết diễn. Những diễn viên (quần chúng) còn lại (xuất hiện 1,2 phân đoạn) đôi khi chúng tôi phải tìm ngay tại bối cảnh thuê quay. Thực tế có những vai phụ đã diễn không tới được cảm xúc, ngay cả khi thực hiện cảnh quay nhiều lần. Ðây là lỗi của đạo diễn!

Các tập đầu, toàn bộ thủy thủ theo yêu cầu chiến lược của cấp trên, không hề nắm lý do vì sao tàu chưa ra khơi, đất diễn của những nhân vật này vì thế cũng phải co lại. Họ chưa được xuất hiện nhiều, các cuộc đấu trí cũng chưa rõ ràng. Từ tập 7 trở đi, kịch bản phát triển, khi các chuyến tàu không số ra khơi, đối đầu với địch và tìm cách đổ vũ khí vào bến (đặc biệt nhiều bối cảnh lớn, công phu sẽ xuất hiện trong tập 15-16).

Một bộ phim về đề tài chiến tranh nếu được thể hiện tối đa bằng hình ảnh là lý tưởng nhất! Trong điều kiện hiện nay, để làm phim chiến tranh, không chỉ riêng bộ phim này, tất cả các phim đều có hạn chế nhất định. Nhiều khía cạnh chúng tôi không thể đi quá sâu. Nhiều điểm cần thiết để truyền tải nội dung kịch bản buộc phải xử lý bằng thoại. Chúng tôi vẫn mong muốn tích lũy kinh nghiệm để lần sau có thể làm tới nơi tới chốn, tròn trịa hơn.

 

                                                                Theo TuoiTre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phim VN khai mạc Liên hoan phim châu Á tại Berlin

Tối 26/10, tại Ngôi nhà các nền Văn hóa Thế giới tại Berlin đã khai mạc Liên hoan phim châu Á, với bộ phim Việt Nam được trình chiếu đầu tiên với tiêu đề "Bi, đừng sợ!" với sự hiện diện của đạo diễn Phan Đăng Di.

Cuột thi Hoa hậu thế giới 2011: Thúy Vy duyên dáng với 5000 chiếc lông công

Trên nền chiếc áo dài truyền thống, nhà thiết kế Cory đã đem đến cho người đẹp Thúy Vy bộ trang phục dân tộc duyên dáng, sáng tạo nhưng đậm chất truyền thống.

“Cứu” ca trù: Đừng bàn nữa, hãy làm đi!

Một lần nữa, danh hiệu thế giới của ca trù lại vang lên cùng với những ý kiến về giải pháp cho thực tế cần cứu chữa khẩn cấp của ca trù. Hội nghị kiểm kê và liên hoan ca trù toàn quốc 2011 diễn ra tại Viện Âm nhạc tiếp tục “lên dây cót” cho công cuộc “giải cứu ca trù”. Nhưng tương lai ca trù – Di sản thế giới cần bảo vệ khẩn cấp vẫn còn là một câu hỏi lớn!

Tranh luận về tiêu chí của Cặp đôi hoàn hảo

Ca sĩ Minh Quân cho rằng, từ đầu, giám khảo đã nhầm tiêu chí cuộc thi và họ đã thay đổi cách đánh giá trong đêm nhạc quốc tế. Tuy nhiên, giám khảo và ban tổ chức khẳng định, họ không áp đặt bất cứ tiêu chí nào cho thí sinh. Mọi nhận xét dựa trên thể hiện của các nghệ sĩ trong từng đêm thi.

Cần song hành giữa chất và lượng

(HBĐT) - CVĐ “Toàn dân ĐKXDĐSVH” là CVĐ rộng lớn, mang tính tổng hợp, bao trùm toàn bộ các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, phong trào xây dựng gia đình, làng, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị văn hóa được xác định là hạt nhân, động lực cho sự phát triển bền vững của toàn bộ CVĐ.

Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần II - 2011: 138 người đẹp lọt vào vòng bán kết

Ban tổ chức cuộc thi hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần II - cuộc thi sắc đẹp lớn nhất trong năm 2011 - cho biết đã chọn ra được 138 gương mặt xuất sắc tham dự vòng bán kết được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục