Đội văn nghệ xã Cư Yên (Lương Sơn)  thường xuyên tập luyện, biểu diễn phục vụ nhân dân địa phương.

Đội văn nghệ xã Cư Yên (Lương Sơn) thường xuyên tập luyện, biểu diễn phục vụ nhân dân địa phương.

(HBĐT) - Không thể phủ nhận, trong “làn sóng” hiện đại hóa của cuộc sống đương đại, dường như cũng làm mất đi nét bản sắc văn hóa Mường nhiều nơi, trong đó có huyện cửa ngõ Lương Sơn.

 

Đi khắp 20 xã, thị trấn trong huyện, có người thảng thốt, nhà cửa, trang phục, phong tục tập quán nhiều nơi đã khác, thậm chí lớp trẻ, con em người Mường cũng xa lạ với tiếng Mường... Trong nỗi lo đó, huyện Lương Sơn, ngành chức năng cũng đang dần có các giải pháp để giữ gìn nét văn hóa dân tộc Mường...

Anh Bùi Đức Triệu, Phó phòng Văn hóa & thông tin huyện chia sẻ: Trong điều kiện có thể, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện phối hợp với các ngành, đoàn thể hữu quan từng bước có các chương trình, hoạt động nhằm bảo vệ, giữ gìn nét đẹp văn hóa Mường... Điều mà nhạc sĩ nghiệp dư này nhắc đến chính là nhiều xã, xóm đã  khơi dậy một số lễ hội truyền thống, dẫu còn tính chất nhỏ lẻ (như lễ hội xuống đồng ở Cao Răm, lễ hội cầu mùa ở xóm Cời (Tân Vinh); đẩy mạnh phong trào VH-VN ở cơ sở; lấy các đội văn nghệ là nhân tố tuyên truyền, khơi lại nét đẹp truyền thống của trang phục, dân ca Mường. Hàng năm, vào các kỳ hội diễn, liên hoan nghệ thuật của huyện, nhiều tiêu chí được đưa ra, trong đó, yếu tố bản sắc văn hóa (qua các tiết mục, trang phục của diễn viên được tính là “phần cứng” trong chấm điểm). Mặt khác, ngành đã phối hợp với một số nghệ nhân, tiêu biểu như Nguyễn Thị Hình (xã Lâm Sơn) đến cơ sở tập huấn cồng chiêng cho các đội văn nghệ. Đặc biệt, ngành và các xã, thị trấn đã biết khai thác tốt ưu thế của nhà văn hóa (NVH) thôn, bản là nơi giao lưu, trình diễn, thể hiện các giá trị văn nghệ, dân gian Mường (hát dân ca, trình tấu cồng chiêng). Trong số trên 100 đội văn nghệ ở thôn, bản, nhiều đội văn nghệ ở cơ sở đã miệt mài sưu tầm, tập luyện và đưa đến cộng đồng những chương trình văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Tiêu biểu như đội văn nghệ xóm Cời, Đồng Tiến (xã Tân Vinh); xóm Đồng Bưng (xã Nhuận Trạch), đội văn nghệ thị trấn Lương Sơn... Trên địa bàn đã có trên 20 bộ cồng được phục chế qua phiên bản cũ; góp phần vào xây dựng các tiết mục, trình tấu trong các chương trình văn nghệ ở cơ sở. Cũng từ phong trào VH-VN cơ sở, các làn điệu dân ca Mường (hát ví, rằng thường), các điệu cồng (như Bông trắng bông vàng, bài đi đường) được chuyển tải đến cộng đồng dân cư, nhất là lớp trẻ.

 

Từ đời sống sinh hoạt văn hóa ở các NVH thôn, bản (176 NVH), hoạt động của các đội văn nghệ cơ sở, khơi lại mạch cồng chiêng, hát dân ca trong đời sống của người Mường. Đồng thời, nhiều nét văn hóa đã được gây dựng như trang phục phụ nữ Mường đã có đời sống riêng của nó (được trưng dụng nhiều hơn trong dịp lễ, kỷ niệm, hội diễn); các lễ hội đã đánh thức được ý niệm về truyền thống... Năm 2011, huyện đã tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng và hát dân ca toàn tỉnh và đoạt giải C toàn đoàn. Tại các hoạt động VH-VN do tỉnh tổ chức chào mừng sự kiện 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và lễ hội cồng chiêng vừa qua, Lương Sơn đã không quá “thua chị, kém em” khi xây dựng được một chương trình trình tấu cồng chiêng khá đặc sắc và đoạt giải nhì toàn đoàn. Nhiều tiết mục đã được đánh giá cao như: bài Cồng cổ Mường Cời (Tân Vinh), màn múa hát được đệm bằng cồng chiêng Hội còn xuân)... Đây cũng là tiền đề để ngành Văn hóa huyện đang khao khát với ý tưởng: làm sao có thể thành lập được một số CLB cồng chiêng, CLB đàn hát dân ca Mường   trong tương lai; từng bước khơi    lại các tập tục, sinh hoạt văn hóa một thời?!

 

Nhìn tổng thể, những cố gắng, nỗ lực đó cũng chưa tạo được hiệu ứng tốt trong cuộc sống thường ngày. Khi đến các xóm làng người Mường, dù ở Tân Vinh, hay Cao Răm, dấu xưa, nét văn hóa Mường đã phai nhạt nhiều (ở xóm Sáng, xã Cao Răm còn có 1 NVH mô phỏng theo ngôi nhà sàn Mường). Nhưng để duy trì nét bản sắc văn hóa, khôi phục những giá trị truyền thống cần có cả một chương trình, đề án tổng thể. Nếu không, 10-15 năm nữa, vào một xóm, bản của đồng bào Mường, không nhận ra nét Mường nữa; trong khi đồng bào Mường ở Lương Sơn chiếm khoảng 70%  dân số. Hình ảnh đẹp trong câu hát của một nhạc sĩ Lương Sơn sẽ chỉ còn lại hoài niệm trong ký ức của những người có tuổi, còn lớp trẻ ngạc nhiên vì xa lạ “Hội xuân, hội còn xuân trai gái đất Mường vui hội còn xuân... nhịp tiếng cồng, tiếng chiêng hòa theo tiếng hát ngân vang...”.

 

 

                                                                     Huy Quang

 

Các tin khác

Khán giả chờ xem phim Tâm hồn mẹ.
Không có hình ảnh
Dự án triển khai nhiều hoạt động thiết thực cho trẻ em tại huyện Cao Phong. ảnh: Cuộc thi “Rung chuông vàng” được tổ chức trong tháng hành động vì trẻ em đã trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về quyền trẻ em.

Ra mắt CLB văn nghệ CCB Hoà Bình

(HBĐT) - Tối 5/12, tại Nhà Văn hoá TP Hoà Bình, Hội CCB tỉnh và CLB văn nghệ CCB Hoà Bình đã tổ chức chương trình ra mắt CLB và biểu diễn văn nghệ nhân kỷ niệm 22 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam (6/12/1989 – 6/12/2011) và 67 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2011). Tới dự có đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.

Đặc sắc nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Kim Cương Thừa

Tại Gallery Modul 7, số 83 Xuân Diệu (Hà Nội), triển lãm nghệ thuật văn hoá Himalaya lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, chủ yếu giới thiệu các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật của các quốc gia vùng Himalaya như Bhutan, Myanmar, Ấn Độ, những nơi có truyền thống văn hoá Phật giáo, tâm linh.

Khi hoa nở trái mùa: Thông điệp về sự thức tỉnh

Lâu lắm mới thấy một vở diễn có tìm tòi và xây dựng được một kết cấu chặt khá hấp dẫn, có tính thuyết phục như Khi hoa nở trái mùa của Nhà hát Cải lương Hà Nội. Vở diễn dung dị nhưng sâu lắng với một thông điệp về sự thức tỉnh của con người dù có lúc lầm lỗi.

Xây dựng nếp sống văn hoá vì nhân dân phục vụ gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính

(HBĐT) - Trong CVĐ “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” do Bộ Công an phát động, phòng PA 36 được Ban Giám đốc Công an tỉnh chọn làm điểm và Đội quản lý xuất - nhập cảnh (QLXNC) được chọn làm khâu đột phá và mỗi CB -CS được xác định là hạt nhân tích cực để nâng cao chất lượng, hiệu quả mà CVĐ đã đề ra.

Lần đầu tiên công bố "Nhật ký Lê Anh Xuân"

Sáng 30.11, tại trụ sở Hội Nhà văn TP.HCM đã diễn ra buổi giới thiệu và công bố tập Nhật ký Lê Anh Xuân do Hội Nhà văn TP.HCM, NXB Văn hóa - Văn nghệ, Trường đại học KHXH-NV Đại học Quốc gia Hà Nội và gia đình dòng họ Ca Lê tổ chức.

Lộ diện giám khảo số 4 đêm chung kết CĐHH

Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh sẽ là vị giám khảo thứ 4 trong đêm chung kết Cặp đôi hoàn hảo. Đây là lần thứ 2 anh ngồi vào vị trí này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục