Những năm gần đây, hàng loạt các cuộc thi sáng tác văn học được tổ chức cho nhiều lứa tuổi. Đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ văn học ngày càng được quan tâm trong đời sống. Các cây bút trẻ cũng có điều kiện thử sức và khẳng định mình nhiều hơn. Tuy vậy, khác với nhiều năm về trước, bên cạnh những cái được, những cuộc thi sáng tác văn học ngày càng bộc lộ nhiều mặt trái không như mong đợi.
Được gì từ những cuộc thi?
Những cuộc thi là nơi người viết có thể đưa tác phẩm của mình ra “ứng thí” với những thí sinh, bạn viết khác. Chính tinh thần này đã dẫn đến tâm lý cố gắng hoàn thiện tác phẩm. Kết quả được khẳng định, bên cạnh giá trị về tài chính, những cuộc thi sáng tác văn học thực sự mang lại một sự kết nối cần thiết của những người cùng viết lách, đối với người viết văn chuyên nghiệp là sự khẳng định, tác động đến trách nhiệm viết. Đối với người viết nghiệp dư, đó là cả một cơ hội, một bước đệm lý tưởng.
|
Một cuộc thi khác cũng được đánh giá cao trong việc phát hiện ra những cây bút trẻ là “Cuộc vận động sáng tác văn học cho thiếu nhi” của Nhà xuất bản Kim Đồng. Không có gì đáng phàn nàn khi những giải thưởng được trao cho bài dự thi ấn tượng. Nhiều tác giả đạt giải trong cuộc thi là nhà văn chuyên nghiệp đã mang đến cho độc giả những tác phẩm thú vị như Nguyễn Thị Bích Nga, Nguyên Hương, Phương Trinh, Trần Đức Tiến... Những cái tên mới cũng được phát hiện như một điểm nhấn lạ lùng và thú vị như Trương Tiếp Trương, Vũ Hương Nam... Đây thực sự là sân chơi thu hút của những người viết văn, cũng là một hoạt động hiệu quả nhằm xúc tiến các tác phẩm và tác giả viết cho thiếu nhi.
Một số tác phẩm dành cho thiếu nhi. |
Manh nha “công nghiệp hóa”
Nếu là người thường xuyên theo dõi, không thực sự khó khăn khi nhận ra những biểu hiện công nghiệp hóa của các cuộc thi sáng tác văn học. Một khi đã công nghiệp hóa, ý nghĩa cuộc thi và vị trí của tác giả cũng vì thế mà thuyên giảm trong mắt độc giả. Tất nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho phía nào bởi nếu không có sự đổi mới, chuyển mình đồng bộ thì rất khó để có được sự hoàn thiện về giá trị.
Trường hợp thứ nhất gặp phải là các cuộc thi văn học đang ngày càng “hiếm muộn” giải thưởng dành cho những tác giả mới. Rất khó có thể phát hiện ra những gương mặt triển vọng khi chúng ta có hẳn một đội ngũ những người “săn” giải thưởng chuyên nghiệp. Rất nhiều trong số họ là những người viết lâu năm, vì thế, việc nắm bắt chủ đề và tinh thần của cuộc thi là không khó. Tiền thưởng là một mục tiêu hấp dẫn không ai muốn bỏ qua, giải thưởng cũng chỉ có hạn. Bởi thế, không lạ lùng gì khi chúng ta thấy rất nhiều tác giả liên tục được xướng tên tại các cuộc thi sáng tác văn học, dù chỉ là giải thường thường bậc trung.
Trường hợp thứ hai gặp phải là các tác giả sau khi đoạt giải tại các cuộc thi sáng tác văn học im thin thít và lặn mất tăm. Phần lớn họ là những người viết nghiệp dư nên điều này cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, giá như ban tổ chức quan tâm hơn đến hậu giải thưởng, giá như tác giả hiểu được giải thưởng gửi gắm một hi vọng về sự nghiệp của tác giả, kết quả đã khác.
Hy vọng về một ban giám khảo thực sự có “con mắt xanh” để nhìn nhận ai có thể đi đường dài; Hy vọng về những cuộc thi là bước đệm lý tưởng, nơi các tác giả có thể tranh tài thực sự; Hy vọng về những cây bút trưởng thành hơn sau giải thưởng để những cuộc thi không còn mang tính công nghiệp có lẽ là mong mỏi của cả độc giả lẫn những người theo đuổi con đường sáng tác văn học.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Thực hiện Thông báo số 197-TB/VPTU, ngày 26/9/2011 của Văn phòng Tỉnh ủy thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy về việc đồng ý chủ trương tăng kỳ xuất bản Báo Hòa Bình. Từ ngày 1/1/2012, Báo Hòa Bình tăng kỳ xuất bản từ 4 kỳ/tuần lên 5 kỳ/tuần, phát hành vào các ngày: Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Sáu, Chủ nhật. Báo Hòa Bình xuất bản 8 trang, in 4 màu trang 1 và trang 8.
(HBĐT) - 20 năm kể từ ngày tách tỉnh, công tác bảo tồn di sản của tỉnh đã gặt hái được khá nhiều thành công. Trong đó, phải kể đến hoạt động nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích.
(HBĐT) - Chiều muộn, chị Tâm vội vàng cầm tập thiếp cưới đi mời bà con hàng xóm. Đi một vòng hết lượt quay ra vẫn thấy nhà cô Liễu đóng cửa, chị định bụng đứng đợi bởi giờ này chắc cô ấy cũng sắp về rồi.
Có công lớn trong việc đưa VTC từ một xí nghiệp làm dịch vụ bảo hành tivi và các thiết bị truyền hình thành Tổng công ty truyền thông đa phương tiện hàng đầu Việt Nam, song đã đến thời điểm ông Thái Minh Tần phải “rửa tay gác kiếm,” nhận sổ hưu từ 1/1/2012.
Các người đẹp của cuộc thi Nữ hoàng du lịch quốc tế - MISS TOURISM QUEEN INTERNATONAL đã tiếp tục có những hoạt động thú vị trong những ngày qua như: bốc thăm thi Tài Năng và chụp hình dạ hội chính thức cũng như thăm quan phong cảnh, giao lưu với người dân địa phương nơi đây.
(HBĐT) - Bảo tàng tỉnh Hòa Bình là đơn vị được thành lập khá sớm. Tiền thân là phòng Bảo tồn, bảo tàng thuộc Ty Văn hóa - Thông tin tỉnh Hòa Bình từ năm 1961.