Đội văn nghệ xã Tú Sơn (Kim Bôi) biểu diễn trong  hội thi văn hóa ẩm thực LLVT huyện lần thứ nhất năm 2011.

Đội văn nghệ xã Tú Sơn (Kim Bôi) biểu diễn trong hội thi văn hóa ẩm thực LLVT huyện lần thứ nhất năm 2011.

(HBĐT) - Là một trong 4 vùng mường lớn nhất của tỉnh, Mường Động - Kim Bôi vẫn giữ được nét truyền thống độc đáo trong điệu múa, lời ca.

Để những khi câu hát được vang lên, mọi người lại hòa mình trong một không gian âm nhạc đậm đà bản sắc các dân tộc. Với người con của Mường Động, những câu hát lời thương giãi bày tâm sự, thổ lộ tình yêu, những câu hát đồng dao dưới ánh trăng của nhóm trẻ hay những điệu múa bông, múa đâm đuống sẽ sống mãi trong tâm hồn của mỗi người.  

Sau khi chia tách các xã vùng ngoài, Kim Bôi hiện còn 28 xã, thị trấn. Tuy điều kiện KT-XH một số xã vùng cao, vùng sâu còn hạn chế nhưng không vì thế mà phong trào văn hóa-văn nghệ (VH-VN) lại thiếu đi sự sôi nổi, nhiệt tình của người dân. Dù công việc có bận rộn đến mấy, mỗi khi chuẩn bị cho hội diễn  của huyện hay đêm giao lưu văn nghệ của xã, các “cây” văn nghệ của xóm, bản đều dành ra khoảng thời gian nhất định trong ngày để cùng luyện tập với tinh thần    trách nhiệm, nghiêm túc - ông Nguyễn Quang Huy, Phó phòng VH-TT huyện Kim Bôi cho biết.

Đến nay, 100% xã, thị trấn và 80% xóm, bản thành lập được đội văn nghệ. Thành viên của đội văn nghệ chủ yếu là hội viên của HPN, Đoàn TN, một vài xóm còn thành lập được đội văn nghệ của Hội NCT. Đội văn nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển phong trào VH-VN của địa bàn. Đồng thời cũng là nòng cốt trong tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bằng hình thức sân khấu hóa, đội văn nghệ đã mang đến cho nhân dân những tiểu phẩm vui nhộn, ý nghĩa từ các chủ đề phòng - chống TNXH, đẩy lùi ma túy, HIV/AIDS đến việc tuyên truyền mô hình gia đình ít con, chống bạo lực gia đình... Hội thi gia đình được tổ chức 2 năm 1 lần là nơi để đội văn nghệ các xã, thị trấn thỏa sức sáng tạo. Hội thi đã thu hút 100% xã, thị trấn tham gia. Sự phong phú về  nội dung cũng như thể loại đã góp phần làm nên thành công cho hội thi. Với hình thức tuyên truyền nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng lại rất dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Để phong trào VH-VN ngày càng sôi nổi trong đời sống tinh thần của nhân dân vào bất cứ ngày lễ kỷ niệm nào trong năm, mỗi KDC đều tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ song song với hoạt động TD-TT.

 

Năm 2011 kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh và 20 năm ngày tái lập tỉnh, đã có nhiều hoạt động VH-VN được diễn ra tại các địa phương. Cùng với các nghệ nhân trong tỉnh, các nghệ nhân cồng chiêng của huyện Kim Bôi đã tập luyện miệt mài để góp phần làm nên thành công của màn trình tấu cồng chiêng lớn nhất Việt Nam mang tên “Vật báu hồn thiêng”. Là một cán bộ của phòng VH-TT, chị Đinh Kiều Dung đã có gần 30 năm gắn bó với nghề, theo chị, lễ hội cồng chiêng trong dịp kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh và 20 năm ngày tái lập tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong giữ gìn và phát huy nét văn hóa riêng của người Mường. Qua lễ hội đã nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng. Tại mỗi hội diễn văn nghệ, phòng VH - TT đưa ra quy định các tiết mục hát, múa truyền thống phải chiếm tỷ lệ trên 60% trong chương trình. Thời gian tới, lớp truyền dạy cồng chiêng và hát dân ca sẽ được mở với mong muốn nâng cao ý thức của người dân trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

 

 

                                                             Hồng Nhung

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
UNESCO công nhận hát Xoan là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp là một trong những sự kiện Văn hóa nổi bật năm 2011 (Ảnh minh họa-Nguồn Internet)

Quản lý và tổ chức lễ hội năm 2011: Vẫn còn nhiều lúng túng

Ngày 28.12, Bộ VHTTDL tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2011 sau 1 năm thực hiện công điện 162 của Thủ tướng ở 3 đầu cầu: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh.

Mặt trái của cuộc thi sáng tác văn học

Những năm gần đây, hàng loạt các cuộc thi sáng tác văn học được tổ chức cho nhiều lứa tuổi. Đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ văn học ngày càng được quan tâm trong đời sống. Các cây bút trẻ cũng có điều kiện thử sức và khẳng định mình nhiều hơn. Tuy vậy, khác với nhiều năm về trước, bên cạnh những cái được, những cuộc thi sáng tác văn học ngày càng bộc lộ nhiều mặt trái không như mong đợi.

Top 4 VN’s Next Top Model tới Singapore sải bước

Tốp bốn thí sinh xuất sắc nhất của Vietnam’s Next Top Model 2011 sẽ có chuyến xuất ngoại đầu tiên đến quốc đảo sư tử xinh đẹp. Đây là phần quà đặc biệt sau khi các cô giành được chiến thắng trong phần thử thách tuyển chọn của ba nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường, Valenciani, Kelly Bùi và tạp chí Her World Việt Nam.

Mùa xuân vang khúc hát Xoan

Mỗi khi xuân về là trên vùng Ðất Tổ Hùng Vương lại rộn ràng những khúc hát Xoan của kép nam, đào nữ. Với người dân nơi đây, Xoan đã trở thành một yếu tố quan trọng làm nên đời sống tinh thần...

Làng nhạc 2011 & những “bão táp”

Một năm nhiều thăng trầm của nhạc Việt, bên cạnh những nỗ lực của ca sĩ nhằm cống hiến cho âm nhạc đại chúng, vẫn còn đó những vụ việc mà làng âm nhạc cho là những rào cản của sự phát triển, xét về mọi mặt. Những vụ việc này thường gây đình đám trong dư luận hơn cả những khám phá cống hiến nghệ thuật lớn lao của nhạc sĩ, ca sĩ.

Diện mạo sân khấu năm 2011

Như một thông lệ, vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới, người ta có thói quen ngoái nhìn lại 365 ngày đã qua để soát lại những gì đã làm được. Nếu sân khấu (SK) 2010 tưng bừng, náo nhiệt khác thường bởi chương trình biểu diễn cộng hưởng từ không khí Ðại lễ long trọng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thì SK 2011 trầm lắng hơn, nhưng là những hoạt động đi sâu vào phương diện chuyên môn mà bản thân ngành nghề đòi hỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục