Khách du lịch nước ngoài thích thú với những sản phẩm lưu niệm còn giữ nguyên bản sắc dân tộc được người dân bản Giang Mỗ (Cao Phong) làm ra và bày bán ngay tại nhà
(HBĐT) - “Hòa Bình có mật độ dày đặc các di sản văn hóa và thiên nhiên. Đây là hai lợi thế đặc biệt mà nếu khai thác tốt, trong tương lai Hòa Bình nhất định sẽ trở thành một trung tâm du lịch của Việt Nam” - ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã nhấn mạnh điều đó và cho rằng, hai sảm phẩm độc đáo này sẽ là “đôi cánh” để du lịch Hòa Bình bay cao.
Ông Nguyễn Quý Phương trao đổi: Từ những ngày đầu phát triển của du lịch Việt Nam, du lịch Hòa Bình đã có dấu ấn riêng, tạo sức hút nhất định đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, các bạn cần có sự bứt phá mạnh mẽ để bay cao, khẳng định mình bằng các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, giàu sức cạnh tranh. Tôi cho rằng, Hòa Bình có tiềm năng dồi dào để phát triển du lịch, đặc biệt, có hai lợi thế rất lớn là văn hóa và thiên nhiên với mật độ dày đặc các di sản. Đây là hai lợi thế mà nếu khai thác tốt, trong tương lai Hòa Bình nhất định sẽ cất cánh, trở thành một trung tâm du lịch của Việt
Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, Hòa Bình tự hào là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi và có bề dày văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Theo Sở VH-TT&DL, toàn tỉnh hiện có khoảng 200 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 37 di tích cấp quốc gia, 20 di tích cấp tỉnh; ngoài ra còn có khoảng 50 bản, làng du lịch – văn hóa. Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện nghiêm túc định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, hàng năm có trên 30 lễ hội văn hóa được tổ chức. Ngành VH-TT&DL đã phục dựng thành công các lễ hội truyền thống đặc trưng riêng có ở Hòa Bình, như lễ hội cồng chiêng của người Mường, lễ hội Khai hạ Mường Bi ở Tân Lạc, hội Chùa Tiên ở Lạc Thủy, hội đánh cá suối ở Tân Lạc… thu hút hàng, hàng vạn du khách thập phương đến tham quan, trảy hội.
Bên cạnh nguồn tài nguyên nhân văn, danh thắng thiên nhiên của Hòa Bình cũng tạo được ấn tượng đặc biệt đối với du khách khi trải nghiệm các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch thể thao mạo hiểm… Có thể nói, văn hóa và thiên nhiên là hai "cục nam châm" đưa du khách đến với Hòa Bình. Bằng chứng là lượng khách du lịch luôn tăng cao và ổn định trong những năm gần đây. Giai đoạn 2006 - 2010 đã có gần 3.581.855 lượt khách (tăng bình quân gần 25%/năm), tổng thu nhập du lịch đạt trên 1.119,5 tỷ đồng (tăng bình quân 14%/năm). Trong năm 2011, tổng số khách du lịch đến với Hòa Bình là 1.450.000 lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ, vượt 5,5% kế hoạch năm. Doanh thu từ du lịch đạt khoảng 451 tỷ đồng, tăng 25% so với kế hoạch năm.
Xác nhận sức hấp dẫn của du lịch Hòa Bình ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, ông Trần Thiên Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thiên Minh cho biết: Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực lữ hành và du lịch, Công ty Thiên Minh nhận thấy nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn vào du lịch Hòa Bình. Công ty bắt đầu đầu tư vào du lịch Mai Châu từ năm 1994 với sản phẩm chính là tour du lịch nghỉ đêm, du lịch cộng đồng và sinh thái. Qua quá trình hoạt động tại đây, Công ty nhận thấy vùng đất Mai Châu nói riêng và Hòa Bình nói chung có hai điểm hấp dẫn nhất là bản sắc văn hóa dân tộc và cảnh sắc môi trường sinh thái. Đây là hai “đặc sản” mà Hòa Bình có và thị trường du lịch rất cần. Do đó, nên khai thác thành các sản phẩm du lịch đặc thù và khác biệt để tạo sức hút mạnh mẽ cho du lịch Hòa Bình.
Được biết, với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng kinh tế - xã hội phong phú, trong tương lai gần Hòa Bình sẽ là vành đai xanh và đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội, có vị trí quan trọng trong cả vùng Tây Bắc. Ưu thế này giúp Hòa Bình càng trở nên hấp dẫn trong con mắt các nhà đầu tư. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, Hòa Bình đang thu hút nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng. Trong tương lai không xa, một số dự án sẽ được khởi động, hứa hẹn mang tới diện mạo mới cho du lịch Hòa Bình, như dự án khu du lịch thiên nhiên Robinson tại xã Tiền Phong (huyện Đà Bắc), dự án khu đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình tại xã Nhuận Trạch (huyện Lương Sơn), dự án khu đô thị sinh thái Yên Quang – Geleximco, dự án khu du lịch sinh thái Hồ Ngọc tại huyện Kỳ Sơn… Cùng với sự khởi động tích cực của các dự án, nhiều cơ hội sẽ được mở ra cho du lịch Hòa Bình bay cao./.
Phan Anh
(HBĐT) - Sau tái lập tỉnh (năm 1991), trên địa bàn tỉnh ta đã có nhiều hoạt động VH-VN-TT mang tầm vóc và có ý nghĩa nhằm tôn vinh nét bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có văn hóa dân tộc Mường đã trường tồn cùng năm tháng.
(HBĐT) - Trời rét ngọt, đợt rét cuối năm sao buốt giá lạnh đến thế. Quán nước ven đường nhỏ bé trống trải như cũng run lên bởi những cơn gió bấc của mùa đông. Hàng cây xà cừ ven đường vút cao, thân cây bong lớp vỏ ngoài lộ ra một màu trắng như cánh tay trần phụ nữ đang chỉ lên giữa trời mùa đông. Tiếng bà chủ quán thì thầm nói một mình:
(HBĐT) - Cuối tháng 12/2011, tại xã Thanh Lương, đã diễn ra ngày hội văn hoá-thể thao vùng nam huyện năm 2011. Tham dự ngày hội có 260 VĐV, diễn viên của 13 đoàn trong khu vực, trong đó, có 1 xã thuộc huyện Mỹ Đức (Hà Nội) và các cơ quan, đơn vị, trường học trong vùng.
(HBĐT) - Là một trong 4 vùng mường lớn nhất của tỉnh, Mường Động - Kim Bôi vẫn giữ được nét truyền thống độc đáo trong điệu múa, lời ca.
Hàng loạt giải thưởng quốc tế và các dấu mốc mới về doanh thu phim Việt là những niềm an ủi lớn trong một năm mà ngành nghệ thuật thứ bảy chịu tác động nặng nề sau vụ thất thoát 38 tỷ đồng tại Cục điện ảnh.
Tối 29-12, chương trình Duyên dáng Việt Nam lần thứ 25 với chủ đề Giấc mơ xuân quy tụ hơn 100 nghệ sĩ đã khai màn đêm đầu tiên tại nhà hát Hòa Bình.