Nhà văn hóa xóm Báo, xã Bao La (Mai Châu) được thiết kế, xây dựng hợp với thuần phong, mỹ tục, thu hút đông đảo người dân đến tham gia sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: T.H

Nhà văn hóa xóm Báo, xã Bao La (Mai Châu) được thiết kế, xây dựng hợp với thuần phong, mỹ tục, thu hút đông đảo người dân đến tham gia sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: T.H

(HBĐT) - Thực hiện chương trình xây dựng NVH xóm, bản tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005-2010, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng, cải tạo được 1.380 NVH trên tổng số 2.023 xóm, bản với tổng kinh phí 93.980 triệu đồng.

 

Quá trình triển khai Đề án, nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh đã được cấp kịp thời, đầy đủ, đúng kế hoạch và có điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong 5 năm, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 22.396 triệu đồng, chiếm 23,8% tổng kinh phí đầu tư, đạt 106% kế hoạch. Đề án cũng được cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm tổ chức và chỉ đạo sát sao. Trong đó, ngân sách huyện đã hỗ trợ được 870 triệu đồng (gồm: huyện Kỳ Sơn 710 triệu đồng và Yên Thủy 160 triệu đồng); ngân sách các xã hỗ trợ được 1.362 triệu đồng. Đặc biệt, bằng nhiều hình thức như tiền, vật liệu, ngày công, nhân dân các địa phương trong tỉnh đã đóng góp trị giá 57.539 triệu đồng để xây dựng NVH xóm, bản. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã đóng góp, hỗ trợ các địa phương xây dựng NVH với tổng số tiền 11.812 triệu đồng.

 

Cùng với xây dựng, cải tạo NVH xóm, bản, UBND tỉnh đã phân bổ nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia văn hóa hàng năm cho các huyện, thành phố. Đến nay đã đầu tư được 452 bộ âm thanh, trị giá từ 10-15 triệu đồng/bộ cho các NHV thuộc các làng văn hóa và NVH các xóm, bản với tổng kinh phí 5,1 tỷ đồng. Các trang thiết bị đầu tư cho cơ sở đều đảm bảo chất lượng, phát huy được hiệu quả, góp phần đắc lực nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

 

Với 1.380 NVH được xây dựng, cải tạo, sửa chữa , trong đó có 1.255 NVH được xây mới đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho dân cư 1.411 xóm, bản trên toàn tỉnh, chiếm 69,7%. Hệ thống NVH đi vào hoạt động đã khẳng định được vai trò, vị trí và là một trong những thiết chế văn hóa quan trọng trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Đây là nơi tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới đông đảo nhân dân. Thông qua hoạt động của NVH, nhân dân có điều kiện giao lưu văn hóa, tiếp nhận thông tin, chuyển giao công nghệ KH-KT để ứng dụng vào sản xuất, đời sống NVH cũng là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nhân dân có điều kiện giao lưu văn hóa, văn nghệ góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và là yếu tố quan trọng thúc đẩy KT-XH phát triển, nâng cao dân trí, xóa đói - giảm nghèo, giữ vững ANCT, đảm bảo TTATXH, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

 

Với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2015, toàn tỉnh có từ 85-90% xóm, bản có NVH, Sở VH-TT&DL đang tích cực tham mưu giúp UBND tỉnh đề nghị Bộ VH-TT&DL xây dựng Đề án trình Chính phủ về cơ chế đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cho cơ sở, nhất các những địa phương có điều kiện KT-XH còn gặp nhiều khó khăn. Thông qua chương trình mục tiêu quốc gia văn hóa giai đoạn 2011-2015 tăng cường đầu tư hơn nữa trang thiết bị và hỗ trợ kinh phí để xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt là đối với những tỉnh miền núi. Trên địa bàn tỉnh, căn cứ vào tình hình phát triển KT-XH và khả năng ngân sách địa phương đề nghị HĐND tỉnh xem xét, tăng mức ngân sách hỗ trợ xây dựng NVH bình quân 50 triệu đồng/nhà. Đồng thời, tiếp tục lập đề án xây dựng NVH xã, phường, thị trấn, phấn đấu đến năm 2015 có 50% xã, phường, thị trấn có NVH.                         

 

 

 

                                                                 Đức Phượng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hàng nghìn chiếc túi nilon, tàn tro các loại được đổ ra sông, vấn đề về vệ sinh môi trường trên sông Đà mỗi dịp cúng Táo quân đang rất cần được quan tâm.
Trình diễn hát Xoan tại lễ giỗ Tổ năm 2011.
Không có hình ảnh

“Thiên mệnh anh hùng”- món mới cho mùa phim Tết 2012

Không phải là những bộ phim hài, tình cảm lãng mạn hay phim ma bí ẩn, “Thiên mệnh anh hùng”- bộ phim sẽ ra mắt ngày 20.1.2012 là một phim hành động võ hiệp có tính giải trí cao. Với sự ra đời của “Thiên mệnh anh hùng”, khán giả Việt Nam có thêm một thực đơn giải trí mới cho mùa phim Tết 2012.

Giải Hồ Xuân Hương: vẫn chưa hết chuyện

Giải thưởng văn học nghệ thuật (VHNT) Hồ Xuân Hương một lần nữa làm dậy sóng dư luận khi giải thưởng này tiếp tục bị phản ứng trong cuộc họp báo cuối năm của UBND tỉnh Nghệ An.

Có nên bắt tay trong khi ăn?

(HBĐT) - Bắt tay là một cử chỉ xuất hiện ngay từ thuở bắt đầu có nền văn minh loài người. Trong thực tế, tục bắt tay thoạt đầu được nghĩ ra nhằm chứng tỏ trong tay bạn không có vũ khí khi bạn gặp mặt ai đó lần đầu tiên.

Thi vẽ tranh “mơ ước của em về thành phố Hòa Bình trong tương lai”

(HBĐT) - Chiều 13/1, Nhà thiếu nhi tỉnh phối hợp với Phòng GD&ĐT, Phòng Văn hóa thành phố và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Mơ ước của em về thành phố Hòa Bình trong tương lai”. Tham gia có trên 140 em học sinh đến từ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố.

Đa dạng hoá các hoạt động văn hóa - văn nghệ quần chúng

(HBĐT) - Một mùa xuân nữa lại về, trong không khí đón Tết Nhâm Thìn, nơi nơi rộn ràng câu hát mừng Đảng, mừng xuân. Những năm qua, văn hóa - văn nghệ quần chúng đã phát triển sâu rộng tạo điều kiện cho nhân dân sáng tác, biểu diễn trong hoàn cảnh văn hóa đặc thù riêng của mình. Nhờ đó, VHVN không chỉ đa dạng, sinh động về đề tài, hình thức thể hiện mà một số tiết mục mang tính nghệ thuật cao, nhận được sự tán thưởng, đón nhận từ công chúng.

Một góc nhìn về diện mạo sân khấu năm 2011

Hoạt động sân khấu năm 2011 có phần trầm lắng hơn so với năm Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 2010, nhưng đó lại là các hoạt động có phần đi sâu vào phương diện chuyên môn mà bản thân ngành nghề đòi hỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục