Trong tháng 3 này, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) sẽ tổ chức hội thảo chủ đề Tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và quản lý tiền công đức - thực trạng và giải pháp. Theo đó, câu chuyện quản lý tiền công đức một lần nữa được đưa ra cân nhắc.
Những con số khổng lồ
Từ năm 2009, Bộ VH-TT-DL kiến nghị cần có thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng các nguồn thu, chi từ lễ hội, tiền công đức, cung tiến. Song cho tới nay, thông tư mới chỉ trong giai đoạn nghiên cứu soạn thảo.
Chưa có văn bản thống kê tiền giọt dầu, công đức, cung tiến tại các di tích được công khai rộng rãi. Tuy nhiên, có thể nhẩm tính được những con số khổng lồ thông qua lượng du khách tới di tích, đặc biệt trong dịp lễ hội.
|
Theo thống kê chưa đầy đủ từ Bộ VH-TT-DL, từ 23.1 - 9.2, ước tính lượng du khách tới đền Hùng là 2 triệu lượt, Yên Tử (Quảng Ninh) hơn 600.000, chùa Hương (Hà Nội) hơn 500.000, chùa Bà (Bình Dương) hơn 1 triệu, đền Bà Chúa Xứ (An Giang) hơn 300.000, đền Trần (Nam Định) hơn 250.000, đền Trần (Thái Bình) hơn 80.000… Còn theo thống kê năm 2011, có gần 4 triệu lượt khách về dự lễ hội đền Hùng; Yên Tử có 1,2 triệu; đền Trần 60.200; Côn Sơn, Kiếp Bạc 70.000; chợ Viềng và Phủ Giầy 700.000; chùa Bà (Bình Dương) hơn 1,5 triệu; lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh) 1,5 triệu...
Một điều dễ nhận thấy, vào dịp đầu năm, tại những khu di tích sinh hoạt tín ngưỡng diễn ra các lễ hội lớn, các bàn ghi công đức làm việc luôn tay, hòm công đức được đặt ở nhiều chỗ. Chỉ tính riêng tại khu vực đền Trình (chùa Hương), vào ngày mùng 5 tháng giêng có tới khoảng chục người tham gia ghi công đức, số tiền được ghi với mệnh giá từ hàng chục nghìn cho tới hàng trăm nghìn. Các cụ cao tuổi trong ban quản lý di tích thường xuyên phải đi thu tiền giọt dầu và tiền trong hòm công đức vì lượng du khách quá đông. Tại khu vực đền Trần (Nam Định), số hòm công đức lên tới hàng chục, số lượng này tăng lên đáng kể vào ngày phát ấn. Tại đền Bà Chúa Kho, với hàng vạn khách tới đây chỉ riêng trong ngày 30.1, số tiền công đức cũng lên tới hàng trăm triệu đồng.
Hầu hết, những ai đi lễ đầu năm đều mang tâm lý “có chút lòng thành để lại”. “Tới mỗi đền hay chùa, tôi thường đặt tiền giọt dầu 10.000, và góp 50.000 đồng tiền công đức” - du khách Nguyễn Thị Vân (Mỹ Đức, Hà Nội) chia sẻ. Số tiền công đức, cung tiến của du khách từ hàng nghìn cho tới hàng trăm nghìn, hàng triệu và theo lời một cán bộ quản lý văn hóa, có khi cả tỉ đồng. Như vậy, nếu nhân lên với số lượng du khách, ước tính số tiền thu được từ đây tại nhiều khu di tích lên tới hàng chục, hàng trăm tỉ đồng. Chỉ riêng tại đền Cửa Ông, theo ông Đỗ Quang Minh - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TX.Cẩm Phả (Quảng Ninh), trong khoảng một tháng tính từ đầu năm mới, số tiền công đức tại đây là 5 tỉ, còn trong cả năm 2011 là hơn 20 tỉ đồng.
|
Nhiều cấp quản lý
Hiện nay, mô hình quản lý di tích chưa thống nhất, vì vậy, mỗi di tích lại có một cấp, hoặc nhiều cấp khác nhau cùng quản lý: cơ quan quản lý (như các UBND, Sở VH-TT-DL…), nhân dân (như Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc…), cá nhân (sư trụ trì, thủ từ…). Do vậy, tiền quản lý công đức ở mỗi di tích cũng được quản lý khác nhau: nơi do cá nhân tự thu - chi, nơi do nhiều cấp thu và quản lý, tiền thu được chia theo những phần trăm khác nhau. Chẳng hạn như tại chùa Hương, ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng ban Quản lý di tích Hương Sơn (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) - cho hay ban quản lý chỉ thu phí thắng cảnh, đò, thuê hàng quán…, còn tiền giọt dầu, công đức, cung tiến từ trước tới nay đều do nhà chùa tự thu và quản lý. Trong khi đó, tiền công đức tại đền Bà Chúa Kho do Hội người cao tuổi của phường (Cổ Mễ, Vũ Ninh, TP.Bắc Ninh) thu và quản lý.
Ngoài việc dùng để lo các hoạt động hằng ngày của di tích, số tiền công đức, cung tiến thường được báo cáo vào sử dụng vào các mục đích như tu bổ, tôn tạo, các hoạt động xã hội, từ thiện… Tuy nhiên, hiếm có nơi nào kê khai cụ thể số tiền thu - chi một cách rành rọt. Khi được hỏi về số tiền công đức thu được trong năm ngoái, ban quản lý khu di tích đền Bà Chúa Kho từ chối cung cấp thông tin bởi đây là “chuyện bí mật”. Ở nhiều khu di tích, việc một cấp tự thu chia tiền công đức dễ dẫn đến chuyện nhập nhèm. Trong khi nhiều cấp cùng thu, hay được chia tiền công đức lại dễ dẫn tới phát sinh tranh giành quyền lợi. Ông Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật VN - từng bày tỏ việc cộng đồng quản lý di sản (trong đó có lễ hội) nảy sinh rất nhiều vấn đề, đặc biệt là những xung đột lợi ích rất phức tạp.
Trộm cắp và biển thủ Với lượng tiền lớn như vậy, đã xảy ra không ít trường hợp trộm cắp, biển thủ tiền công đức. Theo thông tin báo chí phản ánh, năm 2010, chùa Hàm Long (xã Nam Sơn, Bắc Ninh) mất tới 4 tỉ đồng tiền công đức của phật tử. Cách đây 6 năm, một nguyên chủ tịch xã ở Hải Dương bị khởi tố về tội biển thủ tiền công đức ở Khu di tích An Phụ với số tiền 300 triệu đồng. Cán bộ tại Khu di tích đền Ngọc Sơn biển thủ tiền công đức bị khởi tố cách đây 3 năm. |
Theo ThanhNien
(HBĐT) - Thời bao cấp, ai nấy chỉ mong năm hết, tết đến để có bữa tiết canh, lòng lợn cho đã đời, bởi cái thời tem phiếu, xếp hàng mua lạng thịt bèo nhèo, bìa đậu, vài con cá lạnh, ăn kem kèm phở, ăn “mì không người lái” phải xếp hàng bằng bu gà, viên gạch nên được “ăn tươi” là hiếm hoi lắm với không ít người được thưởng thức một bữa lòng lợn, tiết canh giống như điều gì thật xa xỉ.
Độc quyền cho phép sử dụng thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Vì sao đến nay mới chỉ có giới nhạc sỹ lên tiếng?
(HBĐT) - Ngày 8/3, Công đoàn cơ quan UBND TP Hòa Bình đã tổ chức Hội thi nấu ăn nữ CB, VC. Tham gia hội thi có gần 100 nữ CB, VC. Đông đảo nam CB, VC đã đến cổ vũ và tham gia giúp đỡ. Hội thi nhằm tạo không khí phấn khởi cho các nữ CB, VC nhân ngày Quốc tế phụ nữ.
Với khả năng thẩm âm xuất sắc, Rơ Chăm Tý vừa chơi đàn hay, vừa rất giỏi chỉnh sửa, cũng như làm nhạc cụ truyền thống của Tây Nguyên. Đặc biệt, Rơ Chăm Tý luôn khao khát đưa âm nhạc Tây Nguyên đến khắp nơi.
Hình ảnh người phụ nữ Việt đã có mặt trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật từ buổi đầu khai sinh ra nền văn chương nghệ thuật cách mạng. Nhưng cũng phải chờ đến ngày 8/3/2012, khán giả trong và ngoài nước mới được chứng kiến vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam theo một cách nhìn mới qua Ngọc Viễn Đông. Bộ phim đã đoạt giải Nhạc phim hay nhất và Phim có cảnh quay đẹp nhất tại lễ trao giải lần thứ 14 của California Independent Film Festival ngày 11/2/2012 tại San Francisco (Mỹ).
(HBĐT) - Ngày 7/3, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, Hội LHPH, LĐLĐ, Phòng VH-TT, Đài PT-TH huyện Tân Lạc phối hợi tổ chức hội thi “nam công cùng vào bếp” huyện Tân Lạc 2012.