Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm,  thu hút đông đảo khách thập phương.

Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo khách thập phương.

(HBĐT) - Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca đó đã hằn sâu trong tâm thức người dân Việt để rồi đến thời gian đó, hàng vạn khách thập phương lại về đất Tổ dâng hương: Con người có tổ, có tông Như cây có cội, như sông có nguồn.

 

Phú Thọ tự hào là đất cội nguồn, là nơi thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đức Quốc Tổ Hùng Vương đã có công dựng lên Nhà nước văn Lang, Nhà nước đầu tiên của một quốc gia có chủ quyền. Thời đại Hùng Vương mở đầu cho lịch sử dựng nước của dân tộc.

 

Các Vua Hùng đã có công khai quốc. Về đền Hùng là về cõi thiêng liêng của người Việt. Ngày giỗ Tổ hàng năm là ngày quốc giỗ (Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 11 quyết định cho phép người lao động nghỉ ngày 10/3 được hưởng lương) để con cháu Lạc, Hồng ở mọi miền đất nước và nước ngoài hành hương về cội nguồn, về đất Tổ thắp nén hương thơm tưởng nhớ các Vua Hùng có công dựng nước, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

 

Giỗ Tổ Hùng Vương là lễ hội đền Hùng, nơi hội tụ khí thiêng sông núi, hồn thiêng giống nòi - nơi giao hòa giữa trời và đất. Lên đỉnh Nghĩa Lĩnh uy nghiêm ngút ngàn linh khí, hiếm có một dân tộc nào trên hành trình này lại cùng sinh ra từ một cha, một mẹ rồi người tỏa lên núi cao, rừng rậm, người xuống mênh mông biểu sâu mở mang bờ cõi, giữ vững biên cương. Hình thành nên những cộõng đồng người gắn kết chặt chẽ bằng tình yêu nước, thương nòi, bằng ý chí vượt lên bão giông, lũ cuốn vùi thây các thế lực ngoại xâm. Tinh thần cần mẫn làm giàu quê hương, xứ sở để có dải đất chữ S kiêu hãnh nằm cạnh biển Đông dạt dào sóng vỗ, chạy dài từ địa đầu Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.

 

Từng bước chân lần qua 525 bậc đá đã trơ lỳ theo năm tháng, lên đến đền Thượng, lòng ta bông lâng lâng, rạo rực trước bức hoành phi, rực rỡ bốn chữ vàng “Nam quốc sơn hà”, lời tuyên ngôn của cha ông khẳng định non sông ta riêng một cõi trời Nam, đời đời tự chủ.

 

Từ đỉnh cao Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn hướng mây trời vời vợi. Bên trái là đỉnh núi Tản Viên, nơi công chúa Ngọc Hoa, con gái Hùng Vương thứ 18 theo Sơn Tinh về trấn ải sau khi đã đánh tan Thủy Tinh. Bên phải là dãy Tam Đảo hùng vĩ như bức tường xanh sừng sững đỡ lấy mây trời. Xa xa là núi Sóc Sơn còn in dấu tích chiến công đánh đuổi giặc ân xâm lược của người anh hùng Phù Đông. Trước mắt là điểm hội tụ của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà, sông Lô. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, truyền thuyết xưa còn đó mà chứng tích là đây. Từ đền Hạ đến đền Giống, khu di tích mở ra trước mắt ta những chứng tích, huyền thoại thiêng liêng. Bắt đầu từ đến hạ, tương truyền nơi đây mẹ âu Cơ đã sinh ra một bọc trăm trứng là nòi giống rồng tiên Việt Nam ngày nay; rồi đến đền Trung, đền Thượng, nơi thờ 18 đời Vua Hùng, cạnh đó là lăng mộ Hùng Vương.

 

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10/3 đã khắc sâu vào tâm khảm, trái tim mỗi con người Việt Nam chung một dòng máu Lạc - Hồng. Vì vậy, không ít gia đình Việt kiều ở nhiều nước khi về dâng hương cội nguồn Vua Hùng đều trân trọng xin đĩa đất của đất Tổ và chai nước từ giếng nước về đặt lên bàn thờ tổ tiên thể hiện chung tình yêu Tổ quốc, tình nghĩa đồng bào. Có thể nói, trên thế giới hiện nay, hiếm có một dân tộc nào lại giữ được vẹn nguyên mộ Tổ và kinh đô cổ như ở Việt Nam.

 

Đi trong dòng người về với cội nguồn, lòng ta bỗng thanh thản lạ kỳ, tâm linh trong sáng, niềm tự hào rạo rực, bâng khuâng, kính cẩn thắp nén hương thơm thành kinh vái vọng tổ tiên.

 

Mồng 10/3 hành hương về với cội nguồn dân tộc mà nhớ mãi lời Bác Hồ dạy với đại đoàn Quân Tiên phong ngày 17/9/1974 cũng là lời nhắc nhở cả dân tộc:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước“.

 

 

                                                                    Văn Song (T.T.V)

 

Các tin khác

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó CT TT UBND tỉnh trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các đơn vị xuất sắc trong phong trào TDĐKXDĐSVH.
Các ban ngành, đoàn thể xã Thống Nhất (Hòa Bình) ký kết thực hiện tốt mô hình bản đồng bào Dao văn hóa - an ninh.
Đội văn nghệ trường mầm non Hoa Mai (TT Đà Bắc) thường xuyên tham gia biểu diễn vào các ngày lễ kỷ niệm của huyện, thị trấn.
Lễ hội Đền Hùng. (Nguồn: Internet)

Tiếng đêm

(HBĐT) - Mỗi mùa về ở những làng quê khác nhau, mỗi lứa tuổi và gia cảnh khác nhau, chúng ta có thể nghe được, cảm được tiếng trong đêm khác nhau. Đối với lớp người đã nghỉ hưu, lại lui về nơi thôn giã, cách không xa phố phường là mấy thì tiếng đêm thật lạ lùng! Vừa mênh mông vô tận như không gian, vừa kề cận như tiếng húng hắng của người cao tuổi vừa ngủ, vừa ho. Đồi núi, cây cối đang đâm chồi, nảy lộc, sông ngòi đang mùa cạn kiệt cũng như chìm vào giấc ngủ. Dường như đang giữa mùa xuân - mùa ái ân của muôn loài trên mặt đất này?

Việt Nam tham dự Liên hoan phim Pháp ngữ ở Pháp

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 2 diễn ra từ 22 đến 25/3 tại trung tâm chiếu phim mang tên “Thành phố đại học quốc tế Paris,” thủ đô Paris, Pháp, theo sáng kiến của bộ phận Pháp Ngữ thuộc Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Liên hiệp quốc về Văn hóa, Khoa học và Giáo dục (UNESCO) tại Pháp.

Làng tranh Đông Hồ biến thành làng vàng, mã?

Phóng viên Vietnam+ tìm đến làng Đông Khê (hợp bởi làng Đông Hồ cũ và làng Tú Khê), xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 45 kilômét về phía Bắc. Nơi đây vốn nổi tiếng với dòng tranh dân gian Đông Hồ, một dòng tranh có giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.

Kết thúc giải Cánh diều 2011: Bất ngờ và không bất ngờ!

Không bất ngờ khi “Mùi cỏ cháy” đăng quang và thắng 3 giải cá nhân (biên kịch, quay phim, âm nhạc), nhưng sự thắng thế của “Long ruồi” với Cánh diều bạc và 3 giải cá nhân thì gây sự ngạc nhiên, nhất là giải cho đạo diễn.

Lập quy hoạch và triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình Đền Thác Bờ

(HBĐT) - Xét đề nghị của Sở VH-TT&DL, tại tờ trình số 74/TTr-SVHTTDL ngày 27/2/2012 về việc lập quy hoạch và triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Thác Bờ, UBND tỉnh đã có công văn số 169/UBND-VX ngày 7/3/2012 gửi các Sở VH-TT&DL, TN-MT, Tài chính thông báo nội dung sau:

Hiệu quả CVĐ “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở Tân Lạc

(HBĐT) - Những năm qua, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Tân Lạc đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, chất lượng cuộc sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, nhất là CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục