Poster phim

Poster phim "Chuyện của Pao.”

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 2 diễn ra từ 22 đến 25/3 tại trung tâm chiếu phim mang tên “Thành phố đại học quốc tế Paris,” thủ đô Paris, Pháp, theo sáng kiến của bộ phận Pháp Ngữ thuộc Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Liên hiệp quốc về Văn hóa, Khoa học và Giáo dục (UNESCO) tại Pháp.

 

Liên hoan phim lần này được tổ chức với nhan đề “Du lịch qua những bộ phim”  dưới sự chủ trì của bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO, và ông Abdou Diouf, Tổng thư ký Tổ chức Pháp ngữ.  

Việt Nam tham dự liên hoan phim Pháp ngữ với 2 bộ phim mang tên “Sinh Mệnh” (Le destin) của đạo diễn Đào Duy Phúc, biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn, và bộ phim “Chuyện của Pao” (L’Histoire de Pao) của đạo diễn và biên kịch Ngô Quang Hải.

Cả hai bộ phim màu, mỗi phim dài gần 100 phút và có phụ đề tiếng Pháp, do Xưởng phim No1 của Việt Nam sản xuất năm 2006. 

Phim “Sinh Mệnh” được xây dựng về đề tài chiến tranh, nhưng không phải miêu tả sự khốc liệt của chiến tranh mà bộ phim đã mượn chiến tranh để nói về tình người và đề cao tính nhân văn. Phim có ý nghĩa xã hội sâu sắc, nó được xem như một lời tri ân của thế hệ thanh niên đi sau với các bậc cha anh đi trước. Phim đã để lại cho khản giả tưởng nhớ đối với các liệt sỹ, những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Phim “Chuyện của Pao” được xây dựng trên bối cảnh của vùng núi Tây Bắc tuyệt đẹp và rất thành công trên phương diện nghệ thuật. Câu chuyện được kể lại một cách chân thành và cảm động về cô gái dân tộc H’Mong xinh đẹp Pao đã khám phá ra điều bí mật nặng nề về mẹ - một câu chuyện bi kịch tình cảm trong gia đình.

Phim đem đến cho khán giả sự cảm nhận nhẹ nhàng về tình yêu, cuộc sống và những cảm giác chân thực về tình yêu đôi lứa và những cảm xúc xuất phát từ trái tim con người. Phim đã đạt giải Cánh diều vàng năm 2005 và được chọn trình chiếu trong Liên hoan phim ở Canne năm 2007.

Trong khuôn khổ Liên hoan phim lần này, 37 phim truyện ngắn, truyện dài, tài liệu, phim hoạt hình và viễn tưởng được lựa chọn từ 25 nước trên tổng số 70 nước, sẽ được trình chiếu để hưởng ứng Ngày Quốc tế Pháp ngữ (20/3).

Liên hoan phim mang tới cho khán giả cái nhìn toàn cảnh những hình ảnh của các nước thành viên tổ chức Pháp ngữ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước cũng như về vẻ đẹp độc đáo của mỗi nước nói riêng, đồng thời ca ngợi sự phong phú trong cách biểu đạt của các nước trong khối Pháp Ngữ nói chung. Đa số các phim là những phim đã dành được giải trong các liên hoan phim quốc tế, quốc gia, khu vực... cùng rất nhiều các diễn viên trở nên nổi tiếng trong nền điện ảnh thế giới. Tất cả đều phản ánh sự đa dạng và phong phú về nghệ thuật của cộng đồng Pháp ngữ./.

                                                                      Theo Báo Vietnam+
 
 

Các tin khác

Khách đến với tranh Đông Hồ thì có nhưng người mua không nhiều. (Ảnh: Thiên Linh/ Vietnam+)
Không có hình ảnh
Khu di tích Đền Thác Bờ là một trong tổng thể quy hoạch chung của lòng hồ Hòa Bình.
Đội văn nghệ xã Phong Phú (Tân Lạc) tham gia biểu diễn hát, múa dân gian tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012. Ảnh: H.D

Triển lãm tranh Suzy Cohen ủng hộ nạn nhân da cam

Triển lãm tranh “Tình yêu sắc màu” của cố họa sỹ Suzy Cohen đã diễn ra tối 17/3 tại phòng tranh Nhà Việt Nam, trung tâm thủ đô Paris của Pháp do tổ chức “Việt Nam, những đứa trẻ nạn nhân chất độc da cam-dioxin” (VNED) tổ chức.

Nhiều sách hay đón đầu hội sách

Với chủ đề “Sách tri thức - hội nhập và phát triển”, hội sách TPHCM lần 7 được tổ chức từ 19 - 25.3 tại công viên Lê Văn Tám (TPHCM) với sự tham gia của 161 đơn vị với gần 500 gian hàng, trong đó có 25 NXB nước ngoài, 17 NXB trong nước, 70 đơn vị Cty sách... Dịp này, hơn 200.000 tựa sách và hơn 20 triệu bản sách được trưng bày và bán tại đây.

Diều vàng năm nay không khéo lại mất mùa

Có tới 12 phim tranh giải nhưng hàng kém chất lượng lại nhan nhản nên việc chọn ra bộ phim xuất sắc nhất không phải là chuyện đơn giản.

Bi Rain tái ngộ khán giả Việt Nam

Theo thông tin từ báo chí Hàn Quốc, nam ca sĩ - diễn viên Bi Rain sẽ đến Việt Nam giao lưu văn hóa và biểu diễn trong chương trình hòa nhạc nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt - Hàn tại Nhà hát Quân đội TP.HCM vào ngày 19.3 và tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 21.3.

Toàn tỉnh có 57 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng

(HBĐT) - Hiện, toàn tỉnh có 57 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, trong đó có 37 di tích cấp quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh.

Đưa biển đảo đến sinh viên

Hàng chục ngàn sinh viên ở Cần Thơ, Tây nguyên, TP. HCM... sẽ dự khán các đêm giao lưu văn nghệ nằm trong vòng lưu diễn "Góp đá xây Trường Sa" do báo Tuổi Trẻ tổ chức ở các trường đại học trong tháng 3 và 4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục