Không bất ngờ khi “Mùi cỏ cháy” đăng quang và thắng 3 giải cá nhân (biên kịch, quay phim, âm nhạc), nhưng sự thắng thế của “Long ruồi” với Cánh diều bạc và 3 giải cá nhân thì gây sự ngạc nhiên, nhất là giải cho đạo diễn.

 

Một sự đổi mới trong tư duy Ban giám khảo (BGK) hay có gì thái quá trong việc khẳng định một phim tư nhân đạt kỷ lục về doanh thu?

Thái quá và rụt rè!

Khi nhìn vào BGK không có thành phần “tư nhân”, trong khi phim tư nhân chiếm 10 trong số 12 phim, người ta lo ngại liệu có khách quan? Kết quả lại ngược lại, phim tư nhân giải trí chiếm quá nhiều giải.

Đoàn làm phim “Mùi cỏ cháy” nhận Cánh diều vàng.Ảnh: Giang Huy
Đoàn làm phim “Mùi cỏ cháy” nhận Cánh diều vàng. Ảnh: Giang Huy

Sự khác nhau trong việc chọn “Mùi cỏ cháy” của BGK và “Hot boy nổi loạn” của báo chí không có gì ngạc nhiên. Sự khác nhau về sự tiếp nhận của một thế hệ đã từng trải hoặc đã có những hệ lụy qua chiến tranh khác với một lớp trẻ chưa nếm mùi chiến tranh.

“Sài Gòn Yo” không phải là 1 phim hay, chỉ dễ thương và đạo diễn Stephane Gaugher thậm chí còn không thể hiện sự vượt trội so với phim “Cú và chim se sẻ” anh làm trước đó. Nhưng sự trẻ trung tươi mát trong phim là có thật và diễn viên nghiệp dư Quỳnh Hoa diễn rất tự nhiên và mạnh mẽ trong vai Kim bất cần, nổi loạn đã đoạt giải nữ diễn viên chính là một bất ngờ khi Ngô Thanh Vân – “Ngôi nhà trong ngõ hẻm” - không kém cạnh gì. Nó cho thấy sự khủng hoảng diễn viên là nguy cơ trong làng điện ảnh Việt. Giải diễn viên phụ cho Tina Tình trong “Long ruồi” cũng không tạo sự đồng thuận, khi diễn xuất của cô nhợt nhạt hơn Phương Thanh trong “Hot boy” nhiều!

Trong khi đó, giải nam diễn viên chính cho Thái Hòa được số đông chấp nhận vì sự nỗ lực đáng kể của anh trong hai vai đóng trái ngược nhau về tính cách trong một phim: Anh cu Tèo chân quê và trùm xã hội đen Long ruồi!

“Long ruồi” là phim làm đúng chất thương mại, đánh trúng thị hiếu khán giả và thắng lớn, nên BGK cho giải bạc như là sự thưởng cho một phim tư nhân kéo được số khán giả kỷ lục. Nhưng nếu như đây là giải riêng, dành cho phim giải trí hấp dẫn nhất sẽ không ai phàn nàn, còn ở giải hội đặt tính sáng tạo lên hàng đầu thì “Long ruồi” không vượt trội.

Cách giải thích của đạo diễn NSND Bùi Đình Hạc - Trưởng BGK phim truyện điện ảnh - cho rằng “Long ruồi” diễn tả được bản chất hiền lành dễ thương giàu tình cảm của người nông dân là không thuyết phục. Giải đạo diễn cho Charlie Nguyễn trong “Long ruồi” cũng gây ngạc nhiên. Nếu xét riêng về những thủ pháp sáng tạo của đạo diễn thì Síu Phạm trong “Đó hay đây” và Vũ Ngọc Đãng trong “Hot boy nổi loạn” xứng đáng hơn.

Thật tiếc cho phim độc lập “Đó hay đây” không giành bất cứ giải nào. Điều này cho thấy sự rụt rè hay thiếu dũng cảm của BGK. Đây không phải là phim dành cho số đông, nhưng xét tiêu chí sáng tạo thì nó xứng vào khung giải. Giải quay phim thuộc về Phạm Thanh Hà là xứng đáng, nhưng nếu nó dành cho quay phim “Đó hay đây” cũng không ai chê.

Rõ ràng là BGK nào thì kết quả nấy.

Phần còn lại

Như mọi năm, các giải thưởng ở các hạng mục phim khác không gây nhiều chú ý bằng phim điện ảnh, trừ việc giải nữ diễn viên chính phim truyện truyền hình thuộc về “hot girl” Elly Trần - một diễn xuất tẻ nhạt, trong khi Lan Phương xuất sắc hơn nhiều lại rớt. Việc không có giải vàng ở phim truyện truyền hình và phim tài liệu điện ảnh cho thấy yêu cầu đổi mới trong cách làm phim ở hai thể loại này đang trở nên cấp bách.

Giải Cánh diều năm nay đánh dấu sự áp đảo và thắng thế của phim tư nhân, trong khi phim nhà nước cần một lộ trình mới trên đường dài nhất là việc tiếp cận với các mảng đề tài đương đại. Phim độc lập với sự thể nghiệm tìm tòi vẫn chưa có chỗ đứng xứng đáng ở giải, dù mảng phim ngắn đang khởi sắc, và hy vọng đặt lên vai những người trẻ. Nếu hy vọng vào sự đột phá hay mới mẻ từ giải thưởng này thì sẽ không thỏa mãn, thậm chí hoang mang nhất là khi BGK quá đề cao phim giải trí.

Còn khâu tổ chức nhìn chung đạt yêu cầu, duy lễ trao giải vẫn chỉ ở mức xem được hơn là gây ấn tượng. Nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ điện ảnh VN thiếu những ngôi sao, thần tượng, còn quá ít phim hay và nhiều phim dự giải mà chưa ra mắt công chúng.

Một số giải chính tại Cánh diều 2011

Phim truyện điện ảnh: CDV: “Mùi cỏ cháy”. CDB: “Sài Gòn Yo”, “Long ruồi”.
Bằng khen: “Lệ phí tình yêu”, “Hotboy nổi loạn”.
Giải biên kịch: Hoàng Nhuận Cầm. Giải đạo diễn: Charlie Nguyễn. Giải âm nhạc: Đỗ Hồng Quân. Giải quay phim: Phạm Thanh Hà. Nam diễn viên chính: Thái Hoà, Nữ diễn viên chính: Quỳnh Hoa. Nam diễn viên phụ: Hiếu Hiền. Nữ diễn viên phụ: Tinna Tình. Giải báo chí: “Hotboy nổi loạn”.
Phim truyện truyền hình: CDB: “Công nghệ thời trang”, “Những đứa con biệt động Sài Gòn”. Giải đạo diễn: Nguyễn Dương. Giải biên kịch: Nguyễn Mạnh Tuấn. Nam diễn viên chính: Cao Minh Đạt. Nữ diễn viên chính: Elly Trần.
Phim tài liệu điện ảnh: CDB: “Sóng nhà giàn”.
Tài liệu truyền hình: CDV “Tiếng vọng 50 năm”. CDB "Một đời nghiên cứu Hoàng Sa", “Sóng nhà giàn”.
Phim khoa học: CDV “Động đất, sóng thần thảm hoạ khôn lường”. CDB “Mùa chim làm tổ”.
Phim ngắn: CDV “16.30”. CDB “Thứ 7 này bác có đến không?”, “Mắt cửa”.
Phim hoạt hình: CDV “Đôi bạn”, CDB “Chiếc lông công”.
Giải công trình nghiên cứu lý luận phê bình: CDB “Đạo diễn Đặng Nhật Minh - Sự nghiệp và tác phẩm”(Nguyễn Minh Phương).

 

 

                                                                           Theo Báo LĐ

 

Các tin khác


Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Người đẹp Đinh Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục