Hiện ở nhiều bản làng xa xôi hẻo lánh, đồng bào đã biết tìm đến cơ sở y tế mỗi khi đau ốm. Nhưng vẫn còn không ít nơi chữa bệnh bằng “thổi phép” bùa chú và cúng “ma” rừng.

 

Phun rượu, đọc “thần chú”

Thực hư thế nào, có cơ sở để kiểm chứng hiệu nghiệm hay không thì chưa rõ nhưng khá nhiều người ở quanh vùng, thậm chí cả ngoại tỉnh biết và tìm đến nhà bà Ác, người Vân Kiều ở xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy để trị bệnh. Hễ trái gió trở trời là họ lại tìm đến xin vài gói thuốc, nhờ bà “phù phù” cho vài lần. Bà cho biết thường hay chữa các bệnh như dạ dày, đại tràng, tai nạn, xương khớp, sỏi thận.

Cách chữa bệnh của bà khá đơn giản và giống nhau. Bệnh nhẹ hay nặng bà đều “bắt” bằng cách lấy lá trầu sạch áp lên chỗ đau rồi “thổi phép” vào, biểu hiện căn bệnh sẽ in lên lá trầu. Nếu bệnh quá nặng và nguy hiểm thì bà yêu cầu phải đi bệnh viện khám, chụp phim chẩn đoán bệnh. Bà “thổi” bằng cách chà lá trầu sạch lên toàn thân người hay một bộ phận nào đó, vừa chà bà vừa phun rượu ngậm trong miệng và đọc các câu “thần chú”, vị trí bị đau được thổi nhiều lần. Tùy theo từng loại bệnh mà bà đọc những câu “thần chú” khác nhau. Bà bảo mỗi lần “thổi” như vậy rất mệt và mất nhiều công lực. Sau đó, người bệnh được bốc thuốc về sắc uống. Thuốc gồm các loại lá, rễ, thân cây ở trong rừng. Có khi phải đi cả tháng trời mới tìm được cây thuốc đem về. Nó được rửa sạch, thái nhỏ phơi khô rồi cất vào bao. Bà Ác thường dặn người bệnh thực hiện ăn uống đúng chế độ kiêng kỵ.

 
Ông Đinh Rầu làm lễ trước khi ngậm rựa nung thổi bệnh - Ảnh: T.Q.Nam

Bà kể, ông nội đã truyền nghề cho bà từ lúc 14 tuổi. Khi chưa đạt đến sự lão luyện, việc học rất gian nan và công phu. Phải kiêng hầu hết các loại thức ăn như: cá lóc, cá trê, lươn, tiết canh, sừng, xương các loại động vật và các loài vật giống đực. Theo lý giải của bà, đó là sự “kiêng phép”, muốn cầm máu, muốn liền xương phải kiêng chính thứ đó. Và không được dùng tay bẻ củi đun, hái bẻ các loại cây mà phải lấy dao cắt. Nhổ sắn mà có củ nào bị gãy thì không được ăn củ đó..., như thế chóng liền vết, nhanh hồi sinh. Học đến năm 40 tuổi, bà mới có thể chữa bệnh. Bà không truyền dạy cho các người con trai vì bà cho rằng con trai không chịu khó kiêng cữ, bà chỉ truyền cho một người con gái.

Nhiều cách lạ

Dân bản Cà Roòng ở xã Thượng Trạch (H.Bố Trạch) sát biên giới Việt - Lào gặp chúng tôi đều khoe chuyện một số kỳ nhân có nhiều biệt tài như có thể ngậm sắt hay mũi rựa nung đỏ hoặc tắm nước đun sôi. Và đặc biệt, chỉ có người Ma Coong mới có bí kíp này, còn các tộc người khác trong vùng thì không thể.

Ông Đinh Hợp cho hay, ngày xưa không có y tế, mỗi khi bà con đau ốm đều phải cúng chữa theo các phương pháp cha ông truyền lại, có thuốc rừng nhưng cũng có những bài huyền bí. Còn kỳ nhân Đinh Mỳ nhất định không biểu diễn cho người khác xem. Ông bảo, ông làm để chữa bệnh thôi, nếu trong bản có ai đau ốm mới làm, còn không dàng phạt chết. Ông cũng không rõ chữa có lành bệnh không, dân bản ốm đau thì chữa.

Một người Ma Coong khác hiện sống tại bản A Rem, xã Tân Trạch là ông Đinh Rầu có biệt tài ngậm rựa sắt nung đỏ để chữa bệnh. Trước khi tiến hành phải làm lễ cúng gồm một bình rượu cần, nến làm bằng sáp ong rừng, trầu, tất cả để trong một cái mâm gang. Sắp đặt lễ xong, Đinh Rầu thắp nến và đọc thần chú cúng, vừa đọc ông vừa lấy trầu bỏ vào miệng nhai. Trước đó, một cây rựa sắt rửa sạch đã được ông cho vào bếp lửa nung. Khi cúng xong và ước thời gian cây rựa đủ độ nóng thì ông ra bếp cầm vào nơi làm lễ, lúc này phần mũi rựa đã đỏ rực. Ngay lập tức ông đưa mũi rựa đỏ vào miệng ngậm sâu đến 4 cm giữa 2 hàm răng trong thời gian khoảng 3 giây, sau đó ông đưa mũi rựa xuống dưới lòng bàn chân chà lui chà tới mấy lần. Đó là những công đoạn bước đầu mỗi khi làm lễ chữa bệnh cho ai đó. Việc người Ma Coong “thổi bệnh” có hiệu nghiệm hay không thì chưa ai kiểm chứng nhưng chúng tôi đã được nghe bà chủ quán trong xã tên Quế kể từng được ông Đinh Rầu cứu nạn.

Hầu như ở các bản làng thâm sơn cùng cốc nào cũng có ít nhất một người biết chữa bệnh bằng “phép”. Ở bản Dộ, xã Trọng Hóa (H.Minh Hóa), nơi người Mày và người Khùa sinh sống thì có ông Hồ Phoong. Tuổi ngoài 50 nhưng nhìn ông còn rắn khỏe, ông nói chẳng ai dạy ông cách chữa bệnh, có vẻ như trời sinh ra, thần rừng đã ban cho ông vậy. Cuộc sống biệt lập, phải đối mặt với nhiều nguy hiểm đến từ núi rừng sâu thẳm nên các tộc người phải tự trang bị cách đối chọi hoặc chí ít cũng có cái gì đó làm niềm tin cho họ qua ngày tháng. Đọc “thần chú” cũng là một cách ấy.

Hồ Phoong kể, ngày trước, bất cứ chứng bệnh gì cũng “thổi” vì không có sự lựa chọn nào khác. Bây giờ có y tế nên chỉ “thổi” những trường hợp bị vết thương ngoài da. Sẽ có mỗi bài chú khác nhau dành cho các loại vết thương. Người đến trị thương mang 2 bình rượu để làm lễ. Hồ Phoong sẽ dùng nến làm từ sáp ong và rượu để “thổi”. Thời gian “thổi” khoảng nửa tiếng đồng hồ và đặc biệt phải giữ không khí linh thiêng, không được cười nói. “Ma mót” sẽ tức giận bỏ đi, tất cả công sức tan biến và công lực của thầy “thổi” cũng bị triệt bỏ phần nào.

 

                                                                  Theo Thanhnien

 

Các tin khác

Người mẫu Phương Mai trong trang phục của nhà thiết kế Devon Nguyễn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Một phần xác con tàu Titanic dưới đáy biển. (Nguồn: Internet)

Đạo diễn Lê Quý Dương: Tiếng trống di sản tiếp sức cho tương lai

Lần đầu tiên, tại Festival Huế, đạo diễn Lê Quý Dương đưa vào lễ hội trống và các nhạc cụ gõ, với chủ đề “Âm vang hào khí Việt” trong đêm khai mạc 10.4 và khép lại bằng “Tiếng trống đưa em đến trường” tối 14.4 tại Quảng trường Nghinh Lương Đình. Điều bất ngờ ở đây chính là mục đích giản dị của lễ hội - làm sao để đưa tiếng trống mang hào khí cha ông vào các trường học.

Đạo diễn Việt làm phim cổ trang "Thạch Sanh" 3D

Tháng 5, phim nhựa dựng từ truyện cổ nổi tiếng sẽ bấm máy. Tác phẩm điện ảnh này dùng hiệu ứng 3D tạo cảnh đánh nhau giữa Thạch Sanh với chằn tinh, cảnh nước Việt cổ... nhằm gây hiệu ứng thị giác cho người xem.

Manh mối mới về vụ trộm tác phẩm nghệ thuật trị giá 500 triệu đô

Chỉ trong vòng 1 giờ, kẻ trộm đã lấy đi hàng tá các kiệt tác nghệ thuật trị giá hơn nửa tỉ đô la. Đã hơn 2 thập kỷ trôi qua, mọi nỗ lực tìm kiếm trở nên vô vọng cho tới manh mối mới đây.

Đêm Hoàng Cung - dấu ấn độc đáo Festival Huế 2012

Tại Festival Huế 2012, khách du lịch có thể tận hưởng không gian thú vị của "Đêm Hoàng Cung" bằng việc tái hiện một số khía cạnh của đời sống cung đình Nguyễn - tiến sỹ Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết.

Liên hoan Âm thanh Hà Nội lần thứ 5: Không gian âm nhạc văn minh

Lần thứ 5 tổ chức, Liên hoan Âm thanh Hà Nội 2012 (Hanoi sound stuff festival) sẽ diễn ra tại Hà Nội (từ ngày 11 đến 15-4) và lần đầu tiên đến Huế (ngày 10-4).

Vài nét về đình làng ở tỉnh ta

(HBĐT) - Đình làng - một mảnh hồn quê, một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in vào tâm khảm mỗi con người. Theo nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, đình làng ở nước ta xuất hiện từ thời Lê Sơ (1428- 1527) và định hình vào thời nhà Mạc (1527- 1592). Lúc đầu đình xuất hiện chỉ là các quán để nghỉ. Sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế kỷ XV đã cấy dần thành hoàng vào đình làng. Sớm nhất có lẽ là đình Quảng Văn (1489). Nhưng dấu vết có thờ thành hoàng có lẽ chỉ mới gặp ở thế kỷ XI.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục