Già làng đánh trống trong lễ hội cồng chiêng (ảnh trái)
Lần đầu tiên, tại Festival Huế, đạo diễn Lê Quý Dương đưa vào lễ hội trống và các nhạc cụ gõ, với chủ đề “Âm vang hào khí Việt” trong đêm khai mạc 10.4 và khép lại bằng “Tiếng trống đưa em đến trường” tối 14.4 tại Quảng trường Nghinh Lương Đình. Điều bất ngờ ở đây chính là mục đích giản dị của lễ hội - làm sao để đưa tiếng trống mang hào khí cha ông vào các trường học.
Vì sao anh đưa lễ hội trống vào Festival Huế lần này? Phải chăng là để “khoe” di sản của tiền nhân với du khách nước ngoài?
- Lễ hội trống và các nhạc cụ gõ là mong muốn thử nghiệm một hình thức lễ hội có sự kết hợp hài hòa giữa các hiệu ứng thính giác, thị giác và cảm xúc cộng đồng. Nhưng mục đích chính vẫn là chương trình “Tiếng trống đón em đến trường” mà Cty TNHH Lê Quý Dương đang thực hiện, nhằm quyên góp trống cho các trường THCS và THPT trên cả nước.
Tôi đã đi nhiều nơi và thấy các trường vùng xa vẫn còn sử dụng kẻng từ vỏ bom, vành xe... thay cho trống hiệu. Lại liên hệ đến việc học sinh nông thôn bỏ học ngày càng nhiều. Lý do chính là vì nghèo đói, nhưng cũng có một lý do nữa, là nhà trường chưa đủ sức hấp dẫn để níu giữ các em. Ngày xưa, tiếng trống giữ vai trò không nhỏ gắn với thời đi học, nên tôi tự hỏi, liệu tiếng trống cũng sẽ giúp các em học tập vui vẻ và kích thích tinh thần ham học lên chăng. Tôi còn mong vận động được Bộ GDĐT, để làm sao cùng giờ, cùng ngày khai giảng, cả nước đồng loạt vang lên tiếng trống trường rộn rã, khí thế. Bởi trong mỗi tiếng trống sẽ là hồn vía, hào khí của dân tộc ta, từ tiếng trống đồng dựng nước và mở nước, tiếng trống trận Mê Linh, tiếng trống trận Tây Sơn, tiếng trống tuồng, trống chèo, trống hội cho tới tiếng trống lễ, trống Chăm, tiếng trống trong nhã nhạc cung đình Huế, tiếng trống và cồng chiêng Tây Nguyên... Không phải là “khoe” di sản, mà chính là từ những giá trị di sản có trong tiếng trống, chúng tôi muốn làm sống dậy việc khích lệ tinh thần đi học của trẻ em. Hay nói cách khác, tiếng trống di sản tiếp sức, hỗ trợ cho thế hệ của tương lai.
Nghệ sĩ Đức Dậu - người sưu tầm bộ trống cổ quý hiếm - sẽ cùng nhóm nhạc gõ Phù Đổng biểu diễn tại Festival Huế. Ảnh: N.Đ |
Câu chuyện tiếng trống của anh có thể dẫn người nghe làm một cuộc hành trình đi khắp VN qua những âm thanh hào sảng. Song phải có người dẫn chuyện, có đường dây xuyên suốt hành trình đó. Anh có thể nói thêm về điều này?
- MC sẽ dẫn chuyện từ đặc trưng tiếng trống từng vùng miền, khởi đầu từ tiếng trống của Hội cổ vật Thanh Hóa, cho đến tiếng trống trong nhã nhạc cung đình Huế, tiếng trống, cồng chiêng Tây Nguyên, trống trận Tây Sơn, rồi đến tiếng trống của vùng đất Nam Bộ qua nhóm nhạc gõ Phù Đổng, cuối cùng là trống lân...
Thay vì thiết kế một sân khấu lớn cho khán giả ngồi bị động thưởng thức nối tiếp các tiết mục, chương trình sẽ chia không gian thành 5 cụm sân khấu đồng thời biểu diễn cho từng đoàn trống, có các bảng giới thiệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh từng loại hình trống và các nhạc cụ gõ cho mỗi cụm. Để khai thác sâu hơn nữa cảm xúc và hiệu quả cộng đồng, tại mỗi cụm sân khấu biểu diễn, sau mỗi lần biểu diễn tiết mục, các nghệ sĩ trống sẽ vừa nghỉ lấy sức, vừa giao lưu, kể chuyện, trả lời các câu hỏi và có thể dạy trống cho các khán giả yêu thích. Đặc biệt, trong khuôn viên của quảng trường Nghinh Lương Đình, giàn trống sấm Cửu Long gồm 9 chiếc và 50 trống hội sẽ được sắp đặt thành một tổng thể mỹ thuật độc đáo và ấn tượng. Trong đêm bế mạc, Cty Lê Quý Dương sẽ trao tặng 100 trống trường đầu tiên trị giá 500 triệu đồng cho 50 trường THCS tại Huế và 50 trường THCS tại Bến Tre.
Theo LaoDong
(HBĐT) - Đình làng - một mảnh hồn quê, một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in vào tâm khảm mỗi con người. Theo nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, đình làng ở nước ta xuất hiện từ thời Lê Sơ (1428- 1527) và định hình vào thời nhà Mạc (1527- 1592). Lúc đầu đình xuất hiện chỉ là các quán để nghỉ. Sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế kỷ XV đã cấy dần thành hoàng vào đình làng. Sớm nhất có lẽ là đình Quảng Văn (1489). Nhưng dấu vết có thờ thành hoàng có lẽ chỉ mới gặp ở thế kỷ XI.
(HBĐT) - Tốt nghiệp THPT, Tuân thi đỗ vào trường đại học văn hoá. Cuộc sống chốn đô thành muôn hình vạn dạng, không ai nghĩ rằng một con người lầm lỳ, nhút nhát như Tuân lại có thể đua đòi lối sống kiểu “công tử nhà giàu” nhanh đến như vậy.
(HBĐT) - Tháng ba lại về, tháng âm lịch cho mùa cây gạo nở hoa. Người ta cứ gọi hoa gạo với cái tên mỹ miều là hoa mộc miên nhưng với những người như tôi, chỉ gọi bằng cái tên thân thuộc và gần gũi là hoa gạo. Chẳng nuột nà, cũng không đài các, kiêu sa như nhiều loài hoa khác, hoa gạo mang vẻ đẹp mộc mạc mà cuốn hút bao nhiêu con mắt tò mò, để rồi có những người xa quê chợt giật mình thảng thốt vì màu hoa cháy bỏng như vô tình gợi nhớ.
(HBĐT) - Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca đó đã hằn sâu trong tâm thức người dân Việt để rồi đến thời gian đó, hàng vạn khách thập phương lại về đất Tổ dâng hương: Con người có tổ, có tông Như cây có cội, như sông có nguồn.
(HBĐT) - Ngày 28/3, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phong trào “TDĐKXDĐSVH” năm 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có thành viên trong BCĐ đại diện sở, ban, ngành tỉnh và huyện, thành phố.
(HBĐT) - Ngày 23/3, UBND xã Thống Nhất, TP. Hòa Bình tổ chức lễ ra mắt mô hình điểm đồng bào Dao văn hóa - an ninh.