Cảnh trong Đên Hoàng Cung Huế 2010. (Ảnh: Quốc Việt/Vietnam+)

Cảnh trong Đên Hoàng Cung Huế 2010. (Ảnh: Quốc Việt/Vietnam+)

Tại Festival Huế 2012, khách du lịch có thể tận hưởng không gian thú vị của "Đêm Hoàng Cung" bằng việc tái hiện một số khía cạnh của đời sống cung đình Nguyễn - tiến sỹ Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết.

 

Theo đó, một phiên lễ đổi gác của những người lính cấm vệ, hoặc hoạt cảnh rước "Công chúa về dinh" xuất phát từ cung Trường Sanh sang Duyệt Thị Đường và quay trở lại là những điểm nhấn mới, nổi bật, đầy ấn tượng trong lễ hội lần này.

Từ cửa Ngọ Môn vào đến cầu Trung đạo dẫn vào điện chính Thái Hòa trên nền thành cũ rêu phong, là những hoa văn cung đình huyền ảo với hai hàng cung nữ, bên những chiếc đèn lồng lung linh cùng tiếng nhạc đưa du khách bước lên sân Đại Triều Nghi được bài trí công phu.

Tại khu vực nền điện Càn Thành và Trường lang hai bên sẽ có hoạt cảnh sân khấu tái hiện "Ký ức cung nữ" với các hoạt động gần gũi với đời sống thường nhật của người dân như thêu, làm thơ, viết chữ, may vá… kèm theo sự xuất hiện của các thái giám.

Gần đó, trên nền điện Khôn Thái xưa là nơi trình diễn trò chơi Đầu hồ - một loại hình giải trí dành cho bậc vương tôn, quý tộc thời Nguyễn. Chếch về phía Đông là không gian của nghệ thuật sắp đặt Mặt nạ Tuồng và trình diễn vũ khúc cung đình "Trình tường Tập khánh" trên nền của điện Nhật Thành.

Triển lãm 29 bức ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Đào Hoa Nữ với chủ đề "Sắc Huế" sẽ được giới thiệu tại khu vực Trường lang nối với Duyệt Thị Đường. Ở phía đối diện, tại khu vực Trường Lang nối với cung Diên Thọ sẽ trưng bày 60 bức ảnh của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Teruyo Iwahori giới thiệu con người và đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Phía cuối của hành trình từ cửa Ngọ Môn theo trục dọc vào đến nền điện Kiến Trung sẽ là không gian của nghệ thuật sắp đặt theo chủ đề "Long phụng" và màn trình diễn "Cửu lân tranh châu" trên nền của dấu tích điện Kiến Trung xưa.

Khu vực phía Tây của Đại Nội Huế là các không gian dành cho lễ Niêm hương (tại Thế Tổ Miếu), biểu diễn nghệ thuật Âm sắc Việt (cung Diên Thọ) và đặc biệt là hoạt cảnh "Công chúa về dinh" xuất phát từ cung Trường Sanh rước sang Duyệt Thị Đường và quay trở lại.

Sau khi đoàn rước "Công chúa về dinh" xuất phát ra khỏi cung Trường Sanh, du khách tham dự đám cưới công chúa sẽ có cơ hội thưởng thức trà và các loại bánh Huế nổi tiếng tại đây.

Khu vực phía Đông của Đại Nội Huế cũng sẽ có những không gian chờ đợi sự khám phá của du khách đến với triển lãm Nghệ thuật cây cảnh Huế tại vườn ngự nổi tiếng Cơ Hạ Viên và nghệ thuật ngâm thơ, ca Huế tại ba công trình kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống Huế.

Không gian phía sau điện Thái Hòa, trên sân điện Cần Chánh là nơi tổ chức Dạ nhạc tiệc, giới thiệu các món ăn được chế biến và trình bày theo phong cách cung đình Huế xưa và nghệ thuật diễn xướng âm nhạc, trang phục cung đình Huế.

Giá vé tham dự chương trình Đêm Hoàng Cung tại Festival Huế 2012, bao gồm cả dạ tiệc cung đình 600.000 đồng/người; và loại vé 60.000 đồng/người dành cho những người không dự dạ tiệc.../.

                                                        (Vietnam+)

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đình làng Chùa, xã Phú Thành (Lạc Thủy) được tôn tạo, tu sửa  và đưa vào sử dụng năm 2011.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3: hành hương về cội nguồn

(HBĐT) - Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca đó đã hằn sâu trong tâm thức người dân Việt để rồi đến thời gian đó, hàng vạn khách thập phương lại về đất Tổ dâng hương: Con người có tổ, có tông Như cây có cội, như sông có nguồn.

Hội nghị triển khai nhiệm vụ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2012

(HBĐT) - Ngày 28/3, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phong trào “TDĐKXDĐSVH” năm 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có thành viên trong BCĐ đại diện sở, ban, ngành tỉnh và huyện, thành phố.

Ra mắt mô hình điểm bản đồng bào Dao văn hóa - an ninh

(HBĐT) - Ngày 23/3, UBND xã Thống Nhất, TP. Hòa Bình tổ chức lễ ra mắt mô hình điểm đồng bào Dao văn hóa - an ninh.

Phát triển phong trào văn hoá – văn nghệ ở Đà Bắc

(HBĐT) - Với mục đích nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, trong những năm qua, phát triển phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành VH – TT huyện Đà Bắc.

Bảo tồn, phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Hùng Vương

Chương trình hành động bảo tồn và phát huy “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở tỉnh Phú Thọ” do tỉnh Phú Thọ triển khai nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ với tư cách là một di sản văn hóa phi vật thể mang tầm vóc của nhân loại, một động lực tinh thần, hành trang quý giá của người dân Phú Thọ cũng như cả nước.

Tiếng đêm

(HBĐT) - Mỗi mùa về ở những làng quê khác nhau, mỗi lứa tuổi và gia cảnh khác nhau, chúng ta có thể nghe được, cảm được tiếng trong đêm khác nhau. Đối với lớp người đã nghỉ hưu, lại lui về nơi thôn giã, cách không xa phố phường là mấy thì tiếng đêm thật lạ lùng! Vừa mênh mông vô tận như không gian, vừa kề cận như tiếng húng hắng của người cao tuổi vừa ngủ, vừa ho. Đồi núi, cây cối đang đâm chồi, nảy lộc, sông ngòi đang mùa cạn kiệt cũng như chìm vào giấc ngủ. Dường như đang giữa mùa xuân - mùa ái ân của muôn loài trên mặt đất này?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục