“Những lần vào vai Bác Hồ đối với tôi là một niềm hạnh phúc lớn lao không gì có thể so sánh được; sau mỗi lần thể hiện hình tượng Bác, tôi tự thấy mình trưởng thành hơn trong sự nghiệp” - NSƯT Nguyễn Ngọc Bình tâm sự.

 

Tham gia diễn xuất trên sân khấu nghệ thuật từ khá sớm, nhưng đến tháng 3/2000, NSƯT Nguyễn Ngọc Bình mới được thể hiện hình tượng Bác Hồ trong chương trình ca múa sử thi “Hương Sen đất Việt”. Kể từ đó, cứ mỗi lần biểu diễn hình tượng Bác trong các chương trình trên sân khấu, cảm xúc trân trọng, thiêng liêng luôn dâng trào trong ông. Và, ông ấp ủ suy nghĩ, xây dựng một vở diễn về Bác Hồ có cấu trúc hoàn chỉnh, có một đời sống cụ thể; có những lời thoại giữa các nhân vật của các tuyến kịch và những đấu tranh nội tâm nhân vật của một vị lãnh tụ, một vĩ nhân của nhân loại...

Rồi cơ duyên đã đến. Trong một lần tham gia cùng Nhà hát Ca kịch Huế biểu diễn ở Quảng Bình, khi đi dạo trên bến sông Nhật Lệ, ông nhớ vào năm 1957 có lần Bác vào thăm Quảng Bình và cũng đã ra khúc sông này. Trong lúc đất nước bị chia cắt, lúc ấy chắc rằng, Bác sẽ hướng về Nam với những hồi ức vui buồn thuở thiếu thời khi còn ở Huế, Phan Thiết, Sài Gòn... Với ý nghĩ bất chợt đó, ông gọi điện cho Nhà văn Nguyễn Quang Vinh “đặt hàng”.

Chỉ trong 10 ngày, Nhà văn Nguyễn Quang Vinh hoàn thành và gửi kịch bản vào Huế để ông bắt tay vào chuyển thể qua kịch bản ca kịch Huế. Rồi, được sự cho phép của Sở VH-TT&DL tỉnh, ông cùng cộng sự của mình bắt tay vào dàn dựng, luyện tập trong 3 tháng với 5 lần sơ duyệt, chỉnh sửa.

Vở diễn được công diễn lần đầu tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc tại Đà Nẵng năm 2010 và thành công ngoài mong đợi...

Trong thành công của vở diễn “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ”, yếu tố quyết định là sự am hiểu lịch sử và cuộc đời của Bác bên cạnh kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp dày dặn của người nghệ sĩ. Với những yếu tố đó, khi vào vai Bác Hồ trong vở ca kịch Huế “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ”, NSƯT Nguyễn Ngọc Bình đã thể hiện rất đạt phong thái lãnh tụ và sắc thái tình cảm của Bác. Qua diễn xuất của ông, hình ảnh Bác trong vở kịch rất ấn tượng và gần gũi với nhân dân, gây xúc động mạnh cho khán giả.

NSƯT Ngọc Bình, người thể hiện thành công hình tượng Bác Hồ trên sân khấu.

Và, với vai diễn này, ông đã được trao Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2010 và hơn 30 giải thưởng khác; trong đó, được Ban Chỉ đạo TW trao tặng về sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

“Những lần vào vai Bác Hồ đối với tôi là một niềm hạnh phúc lớn lao không gì có thể so sánh được; sau mỗi lần thể hiện hình tượng Bác, tôi tự thấy mình trưởng thành hơn trong sự nghiệp” - NSƯT Nguyễn Ngọc Bình tâm sự.

Tham gia nhiều chức vụ từ một người quản lí nhân lực bận rộn cho đến một đạo diễn chỉ đạo nghệ thuật cần mẫn nhưng NSƯT Ngọc Bình không thể nào quên được công việc của một người diễn viên. Với ông, nghề diễn viên đã cho ông những phút giây thăng hoa trên sân khấu. Và, ca kịch Huế không chỉ là niềm đam mê, là duyên nợ, là tình yêu mà nó còn là lẽ sống của cuộc đời mình.

Sau gần 40 năm gắn bó với nghệ thuật ca kịch Huế, NSƯT Nguyễn Ngọc Bình đã tham gia 80 vai diễn, dàn dựng hơn 70 vở và các chương trình nghệ thuật; đoạt hơn 30 giải thưởng với vở “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ” và nhiều Huy chương Vàng với các vai diễn, như vai Tà Lừng trong vở “Oan nghiệt” (1985), vai Đức - vở “Lời trăng trối” (1990) và các vở kịch thơ do ông đạo diễn: “Hàn Mặc Tử” (1996), “Điều không thể mất” (2001)…

Nhưng với vai diễn Hồ Chủ tịch trong vở diễn “Hồ Chí Minh – hồi ức màu đỏ” đã mang lại những vinh quang lớn trong nghề mà ông theo đuổi. Nó ghi nhận thành quả lao động nghệ thuật miệt mài của ông cho từng vai diễn, từng vở diễn; đồng thời cũng đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác sáng tạo nghệ thuật trên cương vị đạo diễn, chỉ đạo diễn xuất của ông - một nghệ sỹ có tình yêu nghề và một lòng gắn bó với ca kịch Huế...

 

                                                                Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đám cưới truyền thống của người Mường được tái hiện trong dịp lễ hội của tỉnh. Ảnh: P.V
Ban tổ chức trao giấy khen cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải.

“Kế hoạch nhỏ”- ý nghĩa lớn

(HBĐT) - Phong trào “kế hoạch nhỏ” ở Liên đội trường THCS Kim Tiến (Kim Bôi) đã được thực hiện từ nhiều năm, trở thành hoạt động mang đậm giá trị nhân văn, định hướng cho các em biết sống tiết kiệm, hình thành và nuôi dưỡng tình yêu lao động, yêu thương con người trong mỗi đội viên, học sinh. Được phát động từ đầu năm, đến nay, Liên đội đã thu về gần 400 viên gạch xây dựng trường, thu gom được hàng trăm kg giấy vụn, từ đó gây dựng nguồn quỹ giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong Liên đội.

Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ vẫn chưa là chuyện dễ

(HBĐT) - Có một thực tế là cho đến nay, việc phòng - chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ vẫn còn khá nhiều trở ngại mà nguyên nhân nhiều khi lại xuất phát từ chính bản thân họ bởi đức tính cam chịu, nhẫn nhục không đúng lúc, đúng chỗ.

Hội thi tuyên truyền, cổ động phường Tân Thịnh năm 2012

(HBĐT) - Ngày 13/5, phường Tân Thịnh (TPHB) đã tổ chức hội thi Tuyên truyền, cổ động năm 2012. Đây là Hội thi cấp cơ sở đầu tiên được tổ chức trên địa bàn thành phố Hòa Bình với sự tham gia của hơn 130 diễn viên, tuyên truyền viên tại 23/27 tổ dân phố.

Xúc động với vở diễn "Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ"

Chào mừng kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2012), tối 12/5, tại Trung tâm Văn hóa thành phố Huế, Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế đã tổ chức biểu diễn và phát sóng trực tiếp trên VTV1 vở diễn "Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ."

Hưng Yên: Chuẩn bị xuất bản cuốn sách Phố Hiến

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên, tỉnh chuẩn bị xuất bản cuốn sách Phố Hiến nhằm tái hiện một cách tổng thể về trang sử Phố Hiến qua các chặng đường phát triển, qua đó giúp bà con nhân dân tìm hiểu sâu hơn về văn hóa lịch sử, mảnh đất con người nơi đây.

Hoa dâu da gọi mùa hè về

(HBĐT) - Tháng 5, bừng lên những tia nắng vàng rực rỡ. Cây xà cừ vừa qua mùa thay lá, vẫn còn sót lại đâu đây những chiếc lá vàng tả tơi bay rồi vô tình liệng trên vai áo người qua. Cây phượng nhỏ góc sân trường cũng đang vươn mình rung rinh những cánh lá xanh non, mềm mại. Ai cũng hối hả với những dự định của riêng mình, trong cuộc sống gấp gáp, con người cũng cần có những phút giây tĩnh lặng để lấy lại thăng bằng. Riêng với học trò, thời gian vào những ngày tháng 5 dường như trôi nhanh hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục