Mới đây, những ngày văn học châu Âu tại Hà Nội thực sự là ngày hội với những người yêu sách, đặc biệt là sách văn học nước ngoài. Tọa đàm với chủ đề “Xây dựng cầu nối bằng sách: đưa văn học nước ngoài đến Việt Nam” là một trong những hoạt động thú vị của ngày hội sách.

 

Nhìn lại hoạt động xuất bản của thị trường văn học dịch thời gian qua có thể thấy độc giả Việt đang sở hữu một nền văn hóa đa sắc màu đến từ khắp nơi trên thế giới qua các trang sách. Góp sức không nhỏ trong quá trình xây cầu văn hóa này chính là các dịch giả. Tuy nhiên, sự phát triển ào ạt của thị trường văn học dịch chính là nguyên nhân xảy ra tình trạng văn học dịch kém chất lượng, dịch loạn, dịch ẩu, NXB mải chạy theo những đầu sách bán chạy mà bỏ rơi nhiều tác phẩm kinh điển...

Không thể phủ nhận tình trạng trên một phần nào đó khiến độc giả hoang mang: Tiếp nhận hay từ chối tác phẩm văn học dịch; mua sách “đắt hàng” có phải là một hình thức chạy theo trào lưu...?

Nhưng thật đáng ngạc nhiên, những “gáo nước lạnh” này chưa bao giờ làm suy giảm niềm đam mê và tình yêu của các dịch giả dành cho văn học. Họ phần lớn là những người trẻ, có lòng đam mê, nhiệt tình và có chí hướng đi vào dịch văn học. Nhìn từ góc độ người trong cuộc thì có thể nhận ra thị trường văn học dịch mấy năm nay rất khởi sắc, có tác phẩm chuyển ngữ tức thì, đưa món ăn tinh thần của văn học thế giới đến độc giả Việt Nam.

 Andy Stanton và dịch giả Trần Lê Thùy Linh giới thiệu bộ truyện Lão kẹo gôm .

Góc nhìn từ người trong cuộc

Andy Stanton, tác giả bộ truyện Lão kẹo gôm của Vương quốc Anh đã bày tỏ sự ngỡ ngàng khi lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam: “Tác phẩm của tôi đã được dịch ra 29 thứ tiếng trên thế giới. Tiếc là tôi chỉ biết tiếng Anh nên không thể đọc được chính tác phẩm của mình khi nó được dịch sang ngôn ngữ khác. Khi cầm trên tay bộ truyện Lão kẹo gôm đã được chuyển thể sang tiếng Việt, tôi không thực sự hiểu về ngôn ngữ của các bạn nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các dịch giả đã hoàn thành xuất sắc công việc của họ. Thái độ của các độc giả nhí cũng như độc giả sách của tôi tại Việt Nam đã giúp tôi nhận ra điều đó”.

Dịch giả Lê Quang, một trong những người “bắc cầu” văn học Việt - Đức tâm sự: Chỉ những người trong nghề mới hiểu hết áp lực, lao tâm khổ tứ và những “tai nạn” trong quá trình dịch thuật. Mặc dù có nhiều bức xúc xung quanh vấn đề chuyển thể ngôn ngữ, nhưng có lẽ ta nên chấp nhận thực tế này, trong danh sách “đầu ra” của văn học dịch, bao nhiêu phần trăm “ẩu”... Trong quá trình cộng tác, đôi khi xảy ra sơ suất nào đó mà NXB không thể kiểm soát hết, điều này ảnh hưởng đến chất lượng bản dịch. Nhưng sau tất cả những chuyện bên lề đó, kết quả cuối cùng là chúng ta có một thị trường sách phong phú như hiện nay. 

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng: Người dịch sách như những con ngựa thồ văn hóa, cặm cụi đi trên đường, mang những giá trị của nhân loại về quê hương mình. Tuy nhiên, quá trình này khó tránh khỏi tai nạn. Độc giả thường có thói quen khi đọc cuốn sách hay, họ sẽ khen tác giả, nhưng nếu đọc tác phẩm dở, họ sẽ chê ngay dịch giả. Công chúng đôi khi hơi nặng lời với những bản dịch không như mong đợi. Thay vì những hình thức chôn vùi năng lượng và khả năng sáng tạo của các dịch giả, chúng ta nên động viên, tiếp sức và trân trọng công lao của họ.

 Những ngày văn học châu Âu tại Hà Nội 2012.

Bắc một cây cầu...

Nhìn ở góc độ lạc quan, thị trường văn học dịch đã và đang mở ra nhiều cánh cửa giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với thế giới một cách tự nhiên và hiệu quả, giúp những người trẻ có nhiều cơ hội học hỏi và trao đổi kiến thức. Chỉ có điều, sự bùng phát này dễ khiến công chúng hiểu nhầm, văn học dịch trong giai đoạn bão hòa các loại sách nước ngoài xâm nhập vào văn học Việt Nam và một chút chạnh lòng khi nghĩ về những tác phẩm văn học nước nhà. Làm thế nào để những tác phẩm văn học Việt được “xuất ngoại” và đón nhận sự ngưỡng mộ từ độc giả quốc tế? Hay ai sẽ đóng vai trò là đại sứ văn học, bắc cây cầu từ Việt Nam sang thị trường nước ngoài?

Trả lời câu hỏi này, bà Giám đốc Viện Goethe chia sẻ nhiều sáng kiến: Ở Đức, tôi đã nỗ lực tìm kiếm những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Quá trình tìm kiếm rất vất vả nhưng kết quả gần như là con số không. Tôi nghĩ thật sai lầm nếu văn học Việt Nam chờ đợi sự giúp đỡ nào đó từ nước ngoài. Các tác phẩm văn học Việt Nam có thể xuất hiện một cách chuyên nghiệp trên thị trường thế giới qua các hội chợ, triển lãm sách quốc tế. Các bạn hãy làm những bản dịch tóm tắt bằng tiếng nước ngoài để lôi kéo sự quan tâm của độc giả quốc tế. Qua hình thức đó, một ngày không xa, văn học Việt Nam sẽ đến với thế giới.

Tác giả Lão kẹo gôm nhận định: “Cuộc giao lưu giữa tác giả nước ngoài với độc giả Việt Nam giống như sự trao đổi thông tin hai chiều. Tôi sẽ mang những trải nghiệm ở Việt Nam về nhà. Con người và đất nước Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, đến lúc nào đó nó sẽ xuất hiện trong những tác phẩm của tôi”.  

 

                                                                    Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Đám cưới truyền thống của người Mường được tái hiện trong dịp lễ hội của tỉnh. Ảnh: P.V
Ban tổ chức trao giấy khen cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải.
Học sinh trường THCS Kim Tiến (Kim Bôi) trong buổi tiếp nhận giấy vụn, vỏ lon thu được từ phong trào “kế hoạch nhỏ”.
Cán bộ Hội LHPN tỉnh trao đổi thông tin, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến các hội viên phụ nữ xã Thống Nhất (TPHB). Ảnh: T.H

Hội thi tuyên truyền, cổ động phường Tân Thịnh năm 2012

(HBĐT) - Ngày 13/5, phường Tân Thịnh (TPHB) đã tổ chức hội thi Tuyên truyền, cổ động năm 2012. Đây là Hội thi cấp cơ sở đầu tiên được tổ chức trên địa bàn thành phố Hòa Bình với sự tham gia của hơn 130 diễn viên, tuyên truyền viên tại 23/27 tổ dân phố.

Xúc động với vở diễn "Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ"

Chào mừng kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2012), tối 12/5, tại Trung tâm Văn hóa thành phố Huế, Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế đã tổ chức biểu diễn và phát sóng trực tiếp trên VTV1 vở diễn "Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ."

Hưng Yên: Chuẩn bị xuất bản cuốn sách Phố Hiến

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên, tỉnh chuẩn bị xuất bản cuốn sách Phố Hiến nhằm tái hiện một cách tổng thể về trang sử Phố Hiến qua các chặng đường phát triển, qua đó giúp bà con nhân dân tìm hiểu sâu hơn về văn hóa lịch sử, mảnh đất con người nơi đây.

Hoa dâu da gọi mùa hè về

(HBĐT) - Tháng 5, bừng lên những tia nắng vàng rực rỡ. Cây xà cừ vừa qua mùa thay lá, vẫn còn sót lại đâu đây những chiếc lá vàng tả tơi bay rồi vô tình liệng trên vai áo người qua. Cây phượng nhỏ góc sân trường cũng đang vươn mình rung rinh những cánh lá xanh non, mềm mại. Ai cũng hối hả với những dự định của riêng mình, trong cuộc sống gấp gáp, con người cũng cần có những phút giây tĩnh lặng để lấy lại thăng bằng. Riêng với học trò, thời gian vào những ngày tháng 5 dường như trôi nhanh hơn.

Chị thủ quỹ sống trong sạch

(HBĐT) - Đã 3 tháng nay, ông Lê Thanh ở tổ 14, phường Phương Lâm (TPHB) bị cơn tai biến mạch máu não gây đột qụy được phát hiện sớm; xử lý cấp cứu điều trị kịp thời và thực hiện chế độ luyện tập thường xuyên. Bệnh của ông nay đã phục hồi tới 70%.

Bộ CHQS tỉnh: Xây dựng 14 mô hình “làng, bản văn hóa - quốc phòng” ở địa bàn đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Hai năm qua, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo cơ quan quân sự các cấp phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng mô hình làng, bản văn hoá - quốc phòng ở địa bàn đặc biệt khó khăn trong khu vực phòng thủ tỉnh Hoà Bình” gắn với chương trình xây dựng NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục