ảnh minh hoạ.

ảnh minh hoạ.

(HBĐT) - Trời nắng gắt, oi nồng, nghe thời tiết đang có trận bão trong miền Trung, dạo bước trên con phố Hà Nội mùa này rụng vàng lá sấu, tôi dừng lại bởi chợt vang lên đâu đây bài hát “Thương về miền Trung”.

 

Bài hát gợi  nỗi nhớ quê trong tôi  dội lên cồn cào, miền quê yêu dấu đã lâu tôi không có dịp về thăm. Ký ức về miền quê chợt ùa về giống như cơn mưa mùa hạ chiều nay, bất chợt. Đợi hoài, mãi đợi. Con đường bỗng nhiên như náo lọạn, người người vội vã, lộp bộp, những hạt mưa to tướng không hề báo trước lăn tròn và vỡ vụn ngay dưới chân tôi. Chút ngỡ ngàng, theo quán tính cùng mọi người tôi chạy và trú mưa, ngắm mưa, lâu lắm tôi mới có dịp quan sát mưa kỹ như vậy. Mưa rơi vào tất cả những góc khuất không chừa một chỗ nào, người lớn tránh mưa ngao ngán và như đang lo lắng điều gì, lũ trẻ con trong phố mặt mũi hớn hở trong làn nước mát. Tôi có dịp quay về khung trời ký ức miền quê của mình, những ngày mưa.

Trẻ con quê tôi chả đứa nào sợ mưa, nhất là mưa mùa hạ, chúng tôi thích đùa nghịch dưới mưa, những trận mưa rào xối xả, cha mẹ đi làm đồng cũng không về kịp, tôi và lũ em thi nhau hứng mưa, những đôi tay gầy xương bé xíu hứng những giọt nước mát lành từ giọt gianh trên mái nhà chảy xuống rồi chúng tôi còn mang đủ thau, chậu ra hứng mưa. Mưa thả xuống nhân gian muôn nghìn giọt ngọc trong veo như thủy tinh. Mưa trên ngọn cau cười rung rinh đầy nước đang chảy vào cái máng nhỏ chảy xuống bể nước phía dưới gốc cau, giàn trầu cũng giơ tay vẫy vẫy như vui cười sung sướng. Nhiều khi đi làm đồng về, nước giải khát chính là một gáo nước bằng vỏ dừa đong đầy nước mưa trong vắt. Con bé Loan mít ướt bảo là mưa đang khóc trên mắt lá, thằng cu Chiến nhất quyết bảo đó là mồ hôi đang chảy, trí tưởng tượng của lũ trẻ dừng lại khi thấy lũ cóc con, cóc to nhảy ra khắp nơi, cá rô dưới ao bèo cũng thi nhau lách lên đẻ trứng, lũ trẻ chúng tôi chỉ đợi có vậy, tóm những chú cá đen xì, béo ngậy bỏ vào chiếc thùng bằng tôn nặng trịch.

 

Tôi vui sướng thấy mưa đang nhảy nhót, lấp lánh trên những hàng cây xanh lá, mưa đỏ rực trên đầu cành phượng vĩ, mưa tím biếc trên những tán bằng lăng, về với đất, mưa lại hòa mình vào màu nâu bất tận. Mưa mùa hạ thật là diệu kỳ trong mắt lũ trẻ nhà quê chúng tôi. Sau mưa, những tổ bọ ngoáp bám đầy ao bèo. Chúng tôi đâu biết rằng mưa cũng đem đến bao phiền toái. Mưa mùa hạ bất chợt làm ướt hết áo cha khi đang cày dở thửa ruộng, mưa đột ngột làm ướt cả sân thóc đang phơi không thu kịp, mưa làm ngập úng ruộng dưa đang chuẩn bị thu hoạch...

Trên phố chiều nay, tôi gặp chị gánh hàng hoa vội vã chạy với những bông hoa bị dập cánh, chỉ mưa một chốc thôi mà cả dãy phố đã như một dòng sông thu nhỏ. Mưa tạnh, người người bì bõm lội trong mưa, những dòng người bị kẹt xe đang dồn ứ lại, xe chết máy, xe bị chệch xuống lề đường, không biết trên đường này có hố, ổ nào không? Ngày thường vẫn đi qua nhưng mấy ai để ý, mưa xuống xóa đi mọi dấu vết mất rồi. Sau mưa, trời đã giũ bỏ hết oi nồng, cây cối xanh mềm sạch sẽ,  mỗi người như thân thiện và gần gũi nhau hơn. Sau mưa, tôi thấy một cụ già đang được đưa sang đường, một cô gái xe bị chết máy đang được đẩy hộ, nhịp ồn ào đang được lắng lại chút ít. Cũng cơn mưa mùa hạ năm ấy, tôi đi thi về, anh đón tôi trên sân ga dưới trời mưa xối xả, cả hai cùng ướt sũng, chân tay tôi lạnh cóng nhưng tôi lại thấy ấm áp vô cùng khi nhìn vào ánh mắt của anh. Những lá thư miền Trung anh vẫn bảo: mưa mùa hạ giống tính em, ào ạt, bất ngờ luôn làm anh ngơ ngẩn. Tôi muốn quãng đường về hôm ấy sẽ dài ra vô tận. Vậy mà đã lâu lắm tôi không về với sân ga chiều mưa năm nào. Chiều nay, tôi đang lắng nghe mùa hạ hát, bản tình ca một người sẽ quay về.

 

                                          Vũ Lệ Ngân Thương

                 (Trung tâm GDTX Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ - Hải Dương)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ông bà cháu tại bảo tàng.
Không có hình ảnh

Để Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh được “toả sáng” và thăng hoa

(HBĐT) - Hoạt động nghệ thuật trên cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, nhiều năm qua, Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh luôn kiên trì thực hiện nội dung NQT.ư 5 (khóa VIII) về giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc. Mỗi tác phẩm, chương trình biểu diễn đều được lồng trong đó hồn, cốt của văn hóa các dân tộc: Mường, Dao, Tày, Thái, Mông và bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương. Bằng tâm huyết của đội ngũ cán bộ, diễn viên, nghệ thuật đã thực sự “thăng hoa”. Nhưng để giữ mãi được ngọn lửa đam mê trong mỗi cán bộ, diễn viên cần có sự hậu thuẫn từ nhiều phía.

Xiết chặt hơn công tác thẩm định, cấp phép các dịch vụ văn hóa trên địa bàn

(HBĐT) - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn trong 6 tháng đầu năm, Sở Văn hóa- Thể thao&Du lịch đã thẩm định, cấp 186 giấy phép các loại thuộc lĩnh vực dịch vụ văn hóa.

Hội thi văn hóa gia đình tỉnh năm 2012

(HBĐT) - Ngày 26/6, tại Cung văn hóa tỉnh, Sở VH, TT&DL đã tổ chức hội thi văn hóa gia đình năm 2012. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở VH, TT&DL và 11 huyện, thành phố.

Gần 500 hội viên phụ nữ giao lưu văn nghệ 7 xã cụm vùng dọc quốc lộ 12B

(HBĐT) - Kỷ niệm ngày Thế giới phòng - chống ma túy 26/6 và ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tối ngày 25/6, Ban thư¬ờng vụ Hội LHPN huyện Tân Lạc phối hợp với 7 xã cụm vùng dọc đường quốc lộ 12B tổ chức đêm giao lưu văn nghệ chào mừng. Dự buổi giao lưu có đại diện lãnh đạo huyện Tân Lạc, Phòng VH-TT, Trung tâm VH-TT và gần 500 hội viên phụ nữ của 7 xã.

Yên Thủy tổ chức Hội thi gia đình hạnh phúc năm 2012

(HBĐT) - Ngày 25/6, phòng VH – TT đã phối hợp với Hội phụ nữ huyện Yên Thủy tổ chức hội thi gia đình hạnh phúc huyện Yên Thủy năm 2012. Các gia đình tiêu biểu đến từ 13 đơn vị xã, thị trấn đã tham dự hội thi.

Trên 800 nghìn lượt khách thăm quan du lịch tại tỉnh ta

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, tổng số khách đến thăm quan du lịch tại tỉnh ta ước có 800.999 lượt người. Trong đó có 65.500 lượt khách quốc tế; 735.499 lượt khách nội địa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục