Du khách thăm quan gian trưung bày Trống đồng Hòa Bình tại Bảo tàng Hòa Bình.

Du khách thăm quan gian trưung bày Trống đồng Hòa Bình tại Bảo tàng Hòa Bình.

(HBĐT) - Văn hoá Hoà Bình là một nền văn hoà đa dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm một tỉ lệ khá lớn tới hơn 60% dân số. Văn hoá Mường và những nền văn hoá khác đã tập hợp lại và làm nên những nét riêng của văn hoá Hoà Bình. Bản sắc văn hoá Hoà Bình bao gồm: Văn hoá Trống Đồng, văn hoá Cồng Chiêng, các truờng ca, văn hoá ăn, ở, mặc cùng các loại hình văn hoá khác.

 

Tổng số trống Đồng phát hiện được tại Hoà Bình đến nay là 112 chiếc. Ngày xưa. trống Đồng rất được coi trọng, nó vừa là một công cụ, vừa là nhạc cụ và được sử dụng hầu hết trong các nghi lễ quan trọng : tế thần, cầu mưa, hội hè, tang lễ. Trống Đồng là biểu hiện của uy quyền, của giàu sang, của thế lực. Tiếng trống Đồng là hiệu lệnh thúc giục tiến quân khi có kẻ thù xâm lăng đất nước, là vật tuỳ táng theo người quá cố. Chính vì vậy, trống Đồng còn mang những giá trị về tôn giáo, xã hội.

Cồng chiêng tham gia hầu hết vào mọi sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng như hội Sắc bùa, lễ cưới, lễ tang, cuộc đi săn, kéo gỗ, mừng nhà mới, hội xuống đồng, khi thiên tai địch hoạ. Đặc biệt trong lễ hội mùa Xuân ở Hoà Bình thường có những phường Chiêng, phường Cồng đi chúc Tết các gia đình ( gọi là phường Sắc Bùa ). Trong sinh hoạt dân gian nổi lên lễ xướng trường ca Đẻ đất - Đẻ nước vừa diễn tả, giải thích nguồn gốc vũ trụ, con người, muôn loài với quan niệm linh thiêng đầy chất huyền thoại.  

Người Mường Hoà Bình thường ở nhà sàn, theo truyền thuyết dân gian gọi là nhà rùa: có 4 mái 3 tầng mô phỏng theo quan niệm vũ trụ dân gian 3 tầng 4 thế giới của người Mường, Cũng chính ở đất Mường tồn tại một loại dịch độc đáo gọi là sao Đoi, trong đó ngày lùi đi một ngày, tháng tiến trước 3 tháng nên thường gọi là lịch ngày lùi tháng tiến. Trong ẩm thực ngườ Mường xưa thường ăn cơm đồ, uống rượu cầ. Trang phục phụ nữ Mường đầy độc đáo gợi cảm. Đặc biệt, cạp váy Mường có đường nét hoa văn rất tinh tế được mô tả theo hoa văn trên mặt trống Đồng Đông Sơn.  

Người Thái Hoà Bình cũng làm nhà sàn như người Mường song nhà sàn Thái rộng hơn, sắp xếp quy củ hơn. Trang phục của người Thái đa dạng và hết sức độc đáo. Trang phục phụ nữ Thái có những hoa văn trang trí mang biểu tượng thiên nhiên đa dạng : chim muông, cây cỏ. mặt trời. Đai thắt lưng và khăn Piêu là những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Dân tộc Thái có nhiều lế hội mang sắc thái riêng: lễ ra lửa. lễ cưới, lễ cơm mới, lễ hội ném còn, múa quạt. Đặc biệt xoè Thái là hấp dẫn nhất. Nếu vào các bản thái và được thưởng thức hương vị cá đồ, măng đắng, là coi như bạn đã trở thành người khách quý. Một số bản Thái ở Mai Châu từ lâu đã cuốn hút và làm cho du khách sững sờ trước vẻ đẹp của thiên nhiên cùng sự phong phú, độc đáo của nếp sinh hoạt Thái.

Dân tộc H’Mông Hoà Bình sống trên các đỉnh núi cao. Trang phục của người H’Mông có kết cấu hoa văn khác lạ. Con trai H’Mông có tục “ Bắt vợ ” rất thú vị và là quy ước để nâng cao giá trị ngườ con gái. Ngườ H’Mông là tác giả của tục chơi cù quay, một trò chơi sôi động cuốn hút nhiều người tham dự. Tiếng khèn và những điệu múa khèn mang nhiều sắc thái tình cảm, văn hoá rất độc đáo. Cái khèn kà ngườ bạn tâm tình của người H’Mông, nó đã ăn sâu vào từng phong tục, nếp sống của người H’Mông.

Người Dao mỗi khi có cháu bé chào đời thường tổ chức lễ “ Dâng hương cúng Mạ ” để cầu mong cho cháu bé được lơn lên trong sự đùm bọc yêu thương. “Tết nhảy” là một nét độc đáo của người Dao mang sắc thái gia đình. Tết tổ chức ở một vài nhà nhưng được bản coi như tết chung. Tất cả mọi người đều ăn uống, nhảy múa vui vẻ trong 3 ngày liền. Du khách nếu có dịp đến đúng vào “tết Nhảy” thì khó mà từ chối một lời mời nhiệt tình của chủ nhân, chỉ khi nào bạn được ăn uống no say mới được về.

 

 

                                              HBĐT tổng hợp

Các tin khác

Các đơn vị mang đến hội diễn là những tiết mục có giá trị nghệ thuật cao. Trong ảnh: tiết mục biểu diễn của đơn vị phường Đồng Tiến (TPHB).
Lãnh đạo Bảo tàng Hòa Bình trao bằng công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh địa điểm chiến dịch cầu Mè -  xóm Dụ - xã Mông Hóa cho đại diện huyện Kỳ Sơn và xã Mông Hóa.
Hiệu quả truyền thông chào mừng 55 năm ngày thành lập huyện và tiêu chí xây dựng NTM được thể hiện qua hình thức sân khấu hóa.
Hội viên phụ nữ xã Quyết Chiến (Tân Lạc) triển khai các nội dung về

Trưng bày trên 200 hiện vật, tài liệu của Trung đoàn 52 Tây Tiến với chủ đề “Âm vang đoàn quân không mọc tóc”

(HBĐT) - Chiều 21/7, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Ban liên lạc Cựu chiến binh Tây Tiến và Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường trưng bày tài liệu, hiện vật của Trung đoàn 52 Tây Tiến anh hùng với chủ đề “Âm vang đoàn quân không mọc tóc” tại phòng trưng bày Bảo tàng tỉnh. Tham dự lễ khai mạc về phía Trung ương có lãnh đạo Cục Di sản Văn Hoá, Hội Đông y Trung ương, đại diện huyện Mường Lát (Thanh Hoá). Về phía tỉnh ta có lãnh đạo Sở VH-TT&DL và các sở, ban, ngành trong tỉnh.

Lần đầu tiên cấp giấy chứng nhận hát dân ca Mường cho 28 học viên

(HBĐT) - Trong 3 ngày (17 - 19/7), tại xóm Ải, xã Phong Phú, Sở VH-TT&DL đã phối hợp với Trung tâm VH-TT huyện Tân Lạc mở lớp bồi dưỡng kiến thức hát dân ca Mường. Đây là khóa đào tạo đầu tiên của tỉnh được mở nhằm mục đích bản tồn, phát huy nét văn hóa dân tộc.

Giao lưu tuổi trẻ Hoà Bình tri ân người có công

(HBĐT)- Với mong muốn xoa dịu phần nào nỗi đau, sự mất mát của các chiến sỹ, thân nhân người có công trong cuộc kháng chiến giành lại độc lập tự do cho dân tộc, tối ngày 18/7, tại Nhà văn hoá thành phố Hoà Bình, Tỉnh đoàn TNCS-HCM, Sở LĐ-TB&XH, Đài PT-TH tỉnh đã phối hợp tổ chức chương trình Giao lưu “ tuổi trẻ hoà Bình tri ân người có công”. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, đại diện các thương, bệnh binh, gia đình lệt sĩ tiêu biểu và đông đảo đoàn viên thanh niên.

Hội thi VH - TT thương bệnh binh thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2012), ngày 18/7, thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội thi văn hóa – thể thao thương bệnh binh thành phố Hòa Bình năm 2012.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện vào dịp hè

(HBĐT) - Nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc ngày càng cao của độc giả, hệ thống thư viện từ cấp tỉnh đến cơ sở tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt, trong những tháng hè, lượt bạn đọc đến các điểm thư viện tăng nên đòi hỏi mỗi thư viện cần đa dạng, phong phú về loại hình sách, báo, tạp chí để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí. Công tác đổi mới nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc tại thư viện luôn được mỗi cán bộ, viên chức thư viện quan tâm mà trọng tâm là nâng cao chất lượng vốn tài liệu, đổi mới bộ máy tra cứu, phương thức phục vụ bạn đọc – Ông Lê Văn Thái, Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết.

Khó khăn trong công tác quản lý biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trên địa bàn

(HBĐT) - Là tỉnh miền núi điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó, địa hình cũng tương đối phức tạp, vì vậy, hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyện nghiệp chủ yếu được tổ chức ở khu vực trung tâm của tỉnh, huyện. Tuy vậy, công tác quản lý các hoạt động nghệ thuật, trình diễn thời trang trên địa bàn đã bộc lộ những cái “khó” mà chủ yếu là do yếu tố khách quan đem lại. Đó là những lời bộc bạch tâm tình nhằm chia sẻ chuyện nghề của ông Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa (Sở VH -TT&DL).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục