Biểu tượng bánh nan hoa trên chiếc linga bằng đá (phải) do ông Tiến sưu tầm cùng với chiếc yoni (trái).
Hiện vật vừa mới phát hiện được cho là có liên quan đến người Chăm trong lịch sử gồm một bộ linga – yoni bằng đá, một số mảnh gốm và mảnh sành có dấu hiệu của điêu khắc, một vài mảnh tước được ghè đẽo theo nhiều hình thù khác nhau...
Và, người đang sở hữu những cổ vật ấy là ông Nguyễn Văn Tiến, 56 tuổi - một nhà sưu tầm đồ cổ không chuyên ở thôn Tân Lạc, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng).
Hiện vật tìm được ở dòng suối cạn đổ ra sông Đa Nhim (con sông có người dân tộc thiểu số Chu Ru và Raglai – những tộc người thân cận của người Chăm – sinh sống dọc hai bên bờ); khả năng các món đồ do người Chăm ở duyên hải miền Trung trong lịch sử gửi lại người Chu Ru hoặc người Raglai giữ hộ.
Trong những hiện vật mà ông Tiến sưu tầm được, hiện vật khiến cho nhiều người quan tâm một cách đặc biệt đó là bộ linga – yoni được ông đặt tên cùng với “lý lịch trích ngang” là “Linga – yoni quyền lực – nhân ái, ký hiệu vòng bánh nan hoa, Ấn Độ giáo, bàlamôn”.
Bộ linga – yoni của ông Tiến sưu tầm được khá đặc biệt: Nó được làm bằng chất liệu đá và là một loại đá (nguyên liệu) mà theo các nhà chuyên môn là rất ít được tìm thấy ở miền núi Nam Tây Nguyên. Loại đá này có màu nâu sẫm ngả sang đen nhạt. Chiều cao của linga (dương vật) chỉ khoảng 10cm (khá nhỏ so với những linga đã tìm thấy ở Lâm Đồng). Chiếc yoni (âm vật) cũng vậy, khoảng cách rộng nhất cũng không hơn 10cm. Chiếc linga này có hình trụ ở phần dưới và hình nón ở phần trên. Còn với chiếc yoni thì dấu vết điêu khắc được thể hiện khá “chân thật” âm vật chứ không được cách điệu hóa cao ở những yoni từng tìm thấy trên vùng đất Nam Tây Nguyên.
Ông Tiến và bộ sưu tập linga - yoni của người Chăm cổ(?). |
Điều đặc biệt hơn cả là trên chiếc linga có khắc hình “bánh nan hoa” (theo cách hiểu của ông Tiến) khá rõ nét. Xin nói thêm, biểu tượng “bánh nan hoa” ấy còn được tìm thấy ở nhiều hiện vật khác cũng được ông Tiến “bắt gặp” trên lòng suối trong đợt sưu tầm gần đây nhất.
Ông Lương Nguyên Minh - Trưởng ban Quản lý di tích Cát Tiên (thánh địa Cát Tiên - di chỉ khảo cổ học đã khai quật được khá nhiều linga và yoni thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) - cho biết: “Ở các linga, hầu hết đều chỉ thể hiện quan niệm “tam vị nhất thể” trong văn hóa bàlamôn giáo chứ không mấy khi tìm thấy những “hình vẽ” vẽ (khắc) thêm vào đó, ngoại trừ một chiếc linga rất đặc biệt hiện có ở Cát Tiên là linga mukha có mặt người”.
Nói về linga mukha thì không những hiếm mà điều đáng lưu ý là “mukha” khắc thêm trên đó chỉ là mặt người chứ từ trước tới nay giới khảo cổ chưa tìm thấy “hình vẽ” nào ngoài mặt người (là đại diện cho một vị vua hay một nhân vật cực kỳ quan trọng nào đó).
Như vậy, “mukha” bánh nan hoa đại diện cho một nhân vật nào đó trên chiếc linga do ông Nguyễn Văn Tiến sưu tầm được có phải là thông điệp của người Chăm cổ hay không là một câu hỏi đang cần sự “giải mã” của các nhà chuyên môn!
Theo Báo Laodong
(HBĐT) - Vào những ngày thu Tháng Tám, chúng tôi lại có dịp về với quê hương Mường Động. ở đây, bà con đang náo nức chuẩn bị vui Tết Độc lập. Trên khắp các con đường sắc cờ rực rỡ. Không khí náo nhiệt như ở thành phố nhưng với những người dân Mường Động, Tết Độc lập không chỉ là ngày kỷ niệm mà còn là ngày hội của cả cộng đồng.
(HBĐT) - Mùa thu này, lên với Mai Châu để ngắm cái nắng dịu dàng, màn sương mờ ảo, thị trấn Mai Châu xinh đẹp luôn là cảm nhận tuyệt vời, làm xao xuyến khách thăm quan.
(HBĐT) - Cũng như nhiều vùng Mường khác trong tỉnh, người Mường Vang ở huyện Lạc Sơn phấn khởi kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 bằng nhiều hoạt động ý nghĩa. Đặc biệt, phong tục ăn Tết Độc lập từ lâu đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của đất Mường nơi đây.
(HBĐT) - Cùng với nhiều miền quê khác trong tỉnh, những ngày này, người dân Yên Thủy từ khắp mọi miền đều trở về để cùng chung vui bên mâm cỗ gia đình và để cùng hòa mình trong lời ca, tiếng hát quê hương. Về Yên Thủy những ngày này mới cảm nhận hết được sự đa dạng, phong phú trong đời sống VH-VN của nhân dân.
(HBĐT) - Ngày 31/8, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi năm 2012. 12 thí sinh của 10 xã, thị trấn là các hòa giải viên được tuyển chọn và đạt giải cao trong hội thi hòa giải viên giỏi cấp cơ sở đã tham dự hội thi.
(HBĐT) - Quảng cáo ngoài trời gồm quảng cáo bằng bảng, biển, pa-nô, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động. Theo quy định của Pháp lệnh Quảng cáo, việc thực hiện các loại hình quảng cáo trên phải được Sở VH-TT&DL cấp giấy phép quảng cáo. Tuy nhiên, tình trạng quảng cáo không giấy phép, quảng cáo lộn xộn làm xấu đến mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường, TTATGT đang là vấn đề khó khăn, bất cập trong công tác quản lý đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bản tỉnh ta.