Đội tuyên truyền xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) xây dựng tiểu phẩm

Đội tuyên truyền xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) xây dựng tiểu phẩm "Chuyện nhà hàng xóm" tuyên truyền nội dung xây dựng gia đình bình đẳng , tiến bộ, hạnh phúc.

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở VH-TT&DL, 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn 10/11 huyện, thành phố xảy ra 169 vụ bạo lực gia đình (BLGĐ), trong đó, bạo lực về tinh thần chiếm 44,9%, bạo lực về thân thể chiếm 39%, bạo lực về tình dục chiếm 10%, bạo lực về kinh tế gần 6%. Những năm qua, việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống BLGĐ được tỉnh quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác phòng, chống BLGĐ còn nhiều vấn đề quan tâm.

 

Ngay sau Luật Phòng, chống BLGĐ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008, ngày 30/9/2008, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2100/QĐ-UBND về kế hoạch tổ chức triển khai thi hành luật trên địa bàn tỉnh. Được sự hỗ trợ kinh phí của Bộ VH-TT&DL, từ tháng 8/2008 đến năm 2010, tỉnh đã triển khai thí điểm mô hình can thiệp giảm tình trạng bạo lực gia đình tại xã Mông Hóa (Kỳ Sơn). UBND xã đã thành lập ban chỉ đạo, xây dựng 5 CLB “Gia đình phát triển bền vững” tại 5 xóm với sự tham gia của 185 hộ gia đình. Qua 3 năm triển khai mô hình đã góp phần làm chuyển biến tích cực tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn. Năm 2009, trên địa  bàn xã có 27 vụ mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ gia đình, năm 2010 giảm còn 12 vụ. Tỉnh đã tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu Luật Phòng, chống BLGĐ nhận được trên 60.000 bài dự thi.

 

Ông Ngô Văn Lý, Phó phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở VH-TT&DL) cho biết: Thời gian qua, công tác phòng, chống BLGĐ của tỉnh được quan tâm, các cấp, ngành thường xuyên thực hiện tuyên truyền, phối hợp lồng ghép tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ. Khó khăn hiện nay là vấn đề kinh phí để tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng mô hình. Qua thực tiễn cho thấy, nơi nào tổ chức những hoạt động cụ thể về phòng, chống BLGĐ như tập huấn, thành lập CLB, việc báo cáo các vụ việc BLGĐ rõ ràng, nơi nào không triển khai thì hầu như không có báo cáo về vụ việc, còn né tránh khi nói đến BLGĐ.

 

Cùng với triển khai thí điểm mô hình tại xã Mông Hóa với kinh phí hỗ trợ của Bộ VH-TT&DL, thời gian qua, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hội LHPN tỉnh, tổ chức GRET tại Hòa Bình triển khai dự án phòng, chống BLGĐ tại 6 xã của huyện Kỳ Sơn, Cao Phong và thành phố Hòa Bình. Qua đó đã mở được 148 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng-chống BLGĐ cho cán bộ, nhân dân 6 xã trong vùng dự án, thu hút trên 5.000 lượt người tham gia. Ngoài ra còn cung cấp 30.800 tờ rơi,  600 bộ tranh lật, 1.000 cuốn cẩm nang, 457 đĩa CD có nội dung tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ cho 6 xã. Tổ chức tuyên truyền lưu động, thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống BLGĐ tại 6 xã trên. Trong 6 tháng đầu năm nay, bằng nguồn kinh phí của tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho 200 cán bộ văn hóa xã, chủ nhiệm CLB gia đình phát triển bền vững thuộc 2 huyện Lạc Thủy, Cao Phong. Thông qua các hoạt động này, nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, nhân dân về phòng, chống BLGĐ được nâng lên rõ rệt. Đối tượng bị BLGĐ không còn e ngại, giấu giếm mà đã báo với chính quyền địa phương, cơ sở. Cán bộ xã hiểu được quy định của pháp luật, nắm được quy trình, đưa ra được biện pháp xử lý các vụ việc BLGĐ trên địa bàn, tạo tính răn đe, làm giảm đáng kể tình trạng BLGĐ. Chị Nguyễn Thị Xuân, cán bộ văn hóa xã Mông Hóa cho biết: Việc triển khai mô hình phòng, chống BLGĐ tại xã đã mang lại hiệu quả tích cực. Đến nay cả 17 xóm của xã đều đã thành lập CLB “Gia đình phát triển bền vững”. Các CLB duy trì sinh hoạt theo định kỳ, lồng ghép với các ngành, đoàn thể, thành lập các nhóm thành viên trực tiếp đến các gia đình tuyên truyền, hòa giải khi có vụ việc xảy ra. Nhiều hộ gia đình chưa tham gia CLB khi được tuyên truyền đã đăng ký thành viên. Thời gian đầu có CLB chỉ 12 hội viên, nay lên đến 24, 25 hội viên. Nhờ được tập huấn, sinh hoạt CLB, thông tin về phòng, chống BLGĐ giờ đã như kiến thức phổ thông với nhiều người. Người bị BLGĐ được tư vấn cần làm gì, giúp họ biết cách tự bảo vệ khi bị BLGĐ, đối tượng có hành vi BLGĐ cũng nhận thấy điều sai của mình để sửa chữa. Tiêu biểu như trường hợp gia đình ông T. ở xóm Bãi Nai. Ông T. vốn hay rượu chè, khi uống rượu thường gây chuyện đánh vợ. Vụ việc được đưa lên xã giải quyết tiến hành xử phạt hành chính 500.000 đồng, đồng thời tuyên truyền, khuyên giải giúp ông T. nhận ra hành vi sai trái của mình. Từ đó ông T. không còn tình trạng uống rượu đánh vợ, ông cũng đã đăng ký tham gia sinh hoạt CLB, nghiêm chỉnh làm ăn phát triển kinh tế gia đình.

 

Ông Ngô Văn Lý cho biết thêm: Cùng với công tác tuyên truyền thường xuyên cần các hoạt động cụ thể để người dân hiểu sâu hơn về BLGĐ vì với nhiều người đây vẫn được xem là vấn đề tế nhị. Giúp họ hiểu được thế nào là BLGĐ, xử lý BLGĐ như thế nào sẽ có tác động tích cực trong công tác phòng, chống BLGĐ. Do không có kinh phí nên đến thời điểm này cả tỉnh mới chỉ có 7 xã, phường, thị trấn (được các dự án hỗ trợ kinh phí) triển khai hoạt động về phòng, chống BLGĐ. Việc thu thập thông tin về BLGĐ còn khó khăn do nhân lực làm công tác gia đình thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều đầu việc nên chưa đáp ứng yêu cầu. Ở những địa bàn chưa được triển khai các hoạt động chưa hiểu rõ về BLGĐ nên hầu như không có báo cáo tình hình, thực trạng nên vấn đề thu thập thông tin bị hạn chế. Tỉnh ta cũng chưa thực hiện được cuộc điều tra tổng thể về tình trạng BLGĐ để có đánh giá chính xác thực trạng BLGĐ trên địa bàn tỉnh. Đây là những vấn đề  cần được quan tâm nhằm thúc đẩy, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống BLGĐ, xây dựng gia đình bìng đẳng, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

 

 

                                                             Hà Thu 

 

 

Các tin khác

Quần thể hang động núi Đầu Rồng với nhiều hang động đẹp được xếp hạng di tích quốc gia.
Lãnh đạo Sở VH, TT & DL trao giấy khen của UBND huyện Lạc Sơn cho các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2007 – 2012.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Một nghĩa cử cao đẹp

(HBĐT) - Hơn 2 năm qua, Công ty ô tô Buýt Hòa Bình đã có nghĩa cử cao đẹp, được hành khách và dư luận đánh giá cao, đó là cấp thẻ miễn phí suốt đời cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Lương Sơn: Công tác Đội và phong trào thiếu nhi liên tục được xếp loại vững mạnh

(HBĐT) - Chị Đinh Thị Thúy Hòa, Bí thư Huyện đoàn Lương Sơn cho biết: Công tác chăm sóc, giáo dục TNNĐ và phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh của huyện có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, tổ chức cơ sở đoàn trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục TNNĐ được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Tân Lạc: Tập huấn cho gần 200 học viên về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em

(HBĐT) - Trong 2 ngày 21 – 22/9, Sở LĐ, TB & XH đã phối hợp với phòng LĐ, TB & XH tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng về chăm sóc, bảo vệ trẻ em cho gần 200 học viên là phụ huynh, những người trực tiếp chăm sóc trẻ tại 3 xã Phong Phú, Thanh Hối và Tuân Lộ.

Rực rỡ Tết Trung thu cổ truyền

(HBĐT) - Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân,... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

Triển lãm rồng-tiên trên chạm khắc đình làng ở Paris

Triển lãm “Rồng-Tiên trên chạm khắc đình làng Việt Nam” đã khai mạc tối 21/9 tại Paris, Pháp, trong khuôn khổ “Tuần lễ các nền văn hóa nước ngoài” thường niên lần thứ 16 tổ chức tại thủ đô Paris từ 21-30/9.

Hang Khoài

(HBĐT) - Di tích hang Khoài, tiếng Thái nghĩa là hang Trâu. Hang nằm ở quả núi cùng tên là núi Khoài. Đây là một quả núi đứng độc lập, riêng rẽ ở giữa thung lũng hẹp thuộc xóm Sun, xã Xăm Khoè. Quả núi này trông xa tựa như con trâu đang ung dung gặm cỏ, có lẽ vì thế người Thái ở Mai Châu gọi là núi Khoài (núi trâu).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục