Học sinh trường tiểu học Kim Đồng, thị trấn Đà Bắc tìm hiểu các hoạt động của nhà trường thông qua phòng truyền thống.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện có nhiều xã vùng cao, xa, giao thông không thuận lợi gây nhiều khó khăn cho sự phát triển KT-XH, từ đó đã ảnh hưởng đến sự đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, trong đó có các công trình dành cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Đồng thời, nhận thức của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế trong công tác trẻ em, họ coi việc giáo dục trẻ em là của nhà trường, chính quyền và việc chăm sóc trẻ vẫn chưa nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía gia đình... Đây là một trong nhiều khó khăn, tồn tại trong chăm sóc, giáo dục trẻ em của huyện, Đà Bắc - Bà Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc chia sẻ.
Hiện, huyện có gần 13.500 trẻ em từ 0-16 tuổi với tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52%, số trẻ em thuộc hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu tập trung tại các xã vùng cao, xa như: Mường Tuổng, Mường Chiềng, Đồng Nghê, Suối Nánh, Trung Thành, Đoàn Kết... Vì hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế, việc quan tâm, chăm sóc các em vẫn còn lơ là. Ngoài giờ học trên lớp, đa số các em hỗ trợ cha mẹ công việc nương rẫy, chăn trâu, kiếm củi nên dẫn đến hiện tượng lao động sớm vẫn còn khá phổ biến. Khi vui chơi, các em vẫn còn thiếu sự quản lý từ phía gia đình nên tai nạn thương tích vẫn luôn là nguy cơ tiềm ẩn. Đau lòng khi phải nhắc đến trường hợp của 1 em nhỏ 7 tuổi tại xã Tu Lý, em cùng các bạn rủ nhau tắm tại ao nhà khi không có sự quản lý của gia đình và không may bị mắc đuối nước. Với địa hình nhiều sông, suối gần KDC, trẻ lại không có sân chơi tập trung nên trường hợp đuối nước trên là bài học đắt giá cho nhiều bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhiều trẻ phải chịu thiệt thòi, hàng năm, phòng gửi văn bản hướng dẫn kê danh sách các trẻ khuyết tật về các xã, thị trấn. Hầu hết các em đều có trong danh sách được khám sàng lọc tại trung tâm huyện. Tuy nhiên, nhiều gia đình không có điều kiện để đưa các em xuống trung tâm để khám, kiểm tra. Nếu có được khám và thuộc đối tượng được phẫu thuật, gia đình cũng không có kinh phí đưa các em xuống các trung tâm, bệnh viện tuyến trên để làm phẫu thuật. Cũng theo bà Xa Thị Lan, hiện tại, toàn huyện còn 60 trẻ tàn tật, có nhiều trường hợp trẻ đủ điều kiện được phẫu thuật chỉnh hình, gia đình cũng đã đưa các em xuống Trung tâm Kỹ thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng (Bộ LĐ-TB&XH) nhưng chưa kịp làm phẫu thuật đã thấy về vì lý do không còn tiền cho chi phí sinh hoạt. Đây là khó khăn lớn đối với công tác chăm sóc trẻ em của huyện.
Tuy nhiên, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trên địa bàn huyện trong những năm qua cũng đạt được những kết quả đáng mừng. Đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, tàn tật luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền địa phương. Hàng năm, phòng LĐ-TB&XH tham mưu cho huyện tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các em nhân dịp năm học mới, Tết thiếu nhi, Trung thu. Đồng thời, phòng tiếp nhận quà của các đơn vị cấp tỉnh, Trung ương, tổ chức từ thiện, xã hội hỗ trợ và tặng quà cho trẻ khuyết tật, mồ côi. Năm qua, tổ chức KYMSE-YOKMU - Thổ Nhĩ Kỳ, Hội Bảo trợ NTT-TMC Việt Nam trao 20 suất quà trị giá 450.000 đồng/suất, Sở LĐ-TB&XH trao 10 xe đạp cùng nhiều phần quà có giá trị khác, huyện trao 100 suất quà nhân dịp năm học mới cho trẻ mồ côi, tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Công tác xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em nhận được sự ủng hộ, quan tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương; việc giáo dục, y tế luôn được chú trọng, nhờ đó, 100% trẻ đến trường đúng độ tuổi, huyện hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, 100% trẻ sinh ra được cân nặng, tiêm vắcxin và uống vitamin theo chương trình mục tiêu quốc gia...
Hồng Nhung
(HBĐT) - Phường Thái Bình (TPHB) đang tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phổ biến các tiêu chí về 25 chỉ tiêu xã, phường phù hợp với trẻ em, tạo sự đồng thuận và hưởng ứng của người dân ở từng khu dân cư khi thực hiện các chỉ tiêu.
(HBĐT) - Ngày 13/10, Huyện ủy Đà Bắc đã tổ chức hội thi hát và hùng biện về chủ đề “Học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tham gia có 36 thí sinh đại diện cho các đơn vị trường học trong toàn huyện.
(HBĐT) - Nhiều chuyến đi chỉ một mình lầm lũi rồi cũng có nhiều chuyến đi với bè bạn, đồng môn, đồng nghiệp, đồng chí vui như lâu năm xa nhà nay mới được về thăm bà con họ tộc, đi để hiểu sâu cuộc sống của nhân dân.
(HBĐT) - Quá trình hình thành và phát triển của xã Liên Vũ luôn gắn liền với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường đã có từ lâu đời. Là xã nằm trên QL 12B, ngay cạnh thị trấn Vụ Bản, trung tâm huyện Lạc Sơn ngày nay, kinh tế của Liên Vũ phát triển nhanh, bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới so với trước đây.
(HBĐT) - Hay tin xưởng chế biên tăm tre xuất khẩu của ông Nguyễn Ngọc Tuấn bị hỏa hoạn gây thiệt hại nặng, dù xưởng ở tận tổ 13, phường Thái Bình (TPHB), cách gia đình ông Tuấn hơn 10 cây số nhưng bà con nhân dân tổ 26, phường Đồng Tiến, nơi cư trú của gia đình ông Tuấn do bà Lê Thị Hoa làm tổ trưởng và bà Nguyễn Thị Hiền làm Bí thư chi bộ đã trực tiếp phân công các thành viên ban, ngành, đoàn thể của tổ 26 đến các hộ gia đình trong tổ vận động bà con phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Lá lành đùm lá rách”, người nhiều, người ít cùng chung tay giúp cho gia đình ông Tuấn qua cơn hoạn nạn.
(HBĐT) - Trong 9 tháng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể huyện Cao Phong tổ chức thăm hỏi, tặng 70 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 với tổng trị giá 44 triệu đồng.