Du khách thăm quan Chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thuỷ).
(HBĐT) - Nói đến Lạc Thủy là nhắc đến địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh với nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn. Những năm qua, huyện đã có nhiều hoạt động tích cực để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Doanh thu của ngành “công nghiệp không khói” năm sau đều cao hơn năm trước. Chuẩn bị cho mùa lễ hội du lịch 2013, huyện đã huy động nguồn vốn đầu tư, tôn tạo các di tích và ổn định lại công tác tổ chức. Lạc Thủy hứa hẹn sẽ là một điểm đến hấp dẫn với du khách gần, xa.
Ông Đinh Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Trên địa bàn huyện có 4 di tích cấp quốc gia (Chùa Tiên, nhà máy in tiền đầu tiên, hang Luồn, hang Đồng Thớt), 7 di tích cấp tỉnh và nhiều di tích có quyết định bảo vệ của UBND tỉnh. Các loại hình du lịch phong phú, bao gồm: thắng cảnh tự nhiên, di tích lịch sử cách mạng, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái. Trong đó, quần thể di tích chùa Tiên tại xã Phú Lão là điểm nhấn. Đây là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia với 17 điểm động, gồm: quán Trình, đền Mẫu, chùa Tiên và 14 động tự nhiên tuyệt sắc như: Tam Toà, Linh Sơn, Suối Bạc, Mẫu Long…
Để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, huyện đã xây dựng Đề án phát triển từ năm 2005. Trong đó, xác định đa dạng ngành dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình du lịch. Tiến hành từng bước quy hoạch phát triển du lịch của huyện và quy hoạch chi tiết các điểm du lịch trọng điểm. Phấn đấu đến năm 2015, doanh thu từ du lịch - dịch vụ chiếm 39,5% tổng thu nhập và đón 80.000 lượt khách tham quan. Hiện nay, huyện đang từng bước khai thác 3 điểm du lịch chính: chùa Tiên (xã Phú Lão), nhà máy in tiền (xã Cố Nghĩa), đền Niệm (xã Phú Thành). Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ sở khu du lịch chùa Tiên, đã hoàn thành đầu tư đường giao thông 2 làn xe, có điện chiếu sáng. Khu đồn điền Chi Nê cũng đang tập trung đầu tư giai đoạn 2 với số vốn hàng trăm tỷ đồng… 9 tháng năm 2012, Lạc Thủy đã thu hút 256.940 lượt khách đến thăm quan, nâng giá trị ngành du lịch, dịch vụ toàn huyện đạt 366.280 triệu đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ, đạt 77,1% kế hoạch.
Bắt đầu từ mùa lễ hội du lịch năm 2012, huyện đã thay đổi tổ chức bộ máy quản lý các di tích. Theo đó, thành lập BQL di tích của huyện trực tiếp quản lý các di tích thay cho từng địa phương quản lý như các năm trước đây.
Công tác đảm bảo ANTT, vệ sinh môi trường, VSATTP có nhiều chuyển biến tốt hơn. Công tác dẫn đoàn, hướng dẫn khách thăm quan bài bản, chặt chẽ hơn. Do đó đã hạn chế tối đa được tình trạng ăn xin, cờ bạc trá hình…, tạo thiện cảm cho du khách đến thăm quan. Để chuẩn bị cho mùa lễ hội du lịch năm 2013, huyện đã chỉ đạo BQL di tích thực hiện nghiêm túc các quy định đã đề ra. Tổ chức trùng tu, tôn tạo các di tích hiện có, đặ biệt là chùa Tiên. Năm 2012, bằng nhiều nguốn vốn đã huy động được 11 tỉ đồng cho việc tu sửa các hạng mục của chùa, phấn đấu hoàn thành xong trước mùa lễ hội. Trong đó, bổ sung thêm 31 pho tượng mới, trị giá hàng chục tỉ đồng từ nguồn công đức và cung tiến. Công ty Hương Bình cũng đã xin được cấp phép đầu tư xây dựng khu cáp treo nối từ chùa Hương (Hà Nội) sang chùa Tiên. Mục tiêu là kết hợp thành tuor du lịch lớn của vùng.
Về định hướng phát triển du lịch thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND huyện Đinh Văn Quý cho biết: Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện sẽ tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên du lịch, từng bước đầu tư cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng; kêu gọi các nhà đầu tư tích cực khai thác thế mạnh, tiềm năng. Coi trọng công tác quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương. Tăng cường chất lượng phục vụ, các dịch vụ vui chơi giải trí bởi sự hài lòng của du khách là vấn đề quan trọng nhất.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - 5 năm gần đây, thông qua nguồn hỗ trợ của T.Ư, tỉnh ta đã được đầu tư số vốn 54,5 tỷ đồng cho hạ tầng du lịch để triển khai, thực hiện 13 dự án tập trung cho hạ tầng giao thông và cảng du lịch Thung Nai.
(HBĐT) - Ngành GD&ĐT huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội thi tiếng hát người giáo viên năm 2012. Tham gia hội diễn vòng sơ khảo tại 4 cụm có trên 500 diễn viên và 143 tiết mục với nhiều chủ đề đa dạng, phong phú; đã có 48 tiết mục được trao giải.
(HBĐT) - Ngày 6/11, xóm Cháo II, xã Kim Tiến (Kim Bôi) tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập MTDTTN Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2012). Tới dự có đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVBTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; đại diện lãnh đạo MTTQ tỉnh, LĐLĐ tỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện Kim Bôi, xã Kim Tiến và nhân dân xóm Cháo II.
(HBĐT) - Xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) có nghề dệt thổ cẩm truyền thống từ lâu đời, được các bà khéo tay truyền lại, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nên chị em phụ nữ trong làng đã duy trì và phát triển. Để có được mô hình truyền thống dệt thổ cẩm như ngày nay, người khởi đầu cho nghề là chị Dương Thị Bin, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Yên Nghiệp. Với lòng đam mê, chị đã cùng chị em PN thành lập nhóm cùng sở thích “nghề truyền thống”, bước đầu mới chỉ có vài chị em tham gia.
(HBĐT) - Có dịp dự buổi sinh hoạt CLB gia đình hạnh phúc khu phố Đoàn Kết, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) mới thấy hết mục đích, ý nghĩa của việc ra đời thành lập CLB và tại sao lại được duy trì và ngày càng phát triển mặc dù được thành lập cách đây 13 năm.
(HBĐT) - Ngày 4/11, xóm Bãi Sấu, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) đã tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2012”. Tham dự có đồng chí Hoàng Thị Chiển, UVBTV, Trưởng ban Ban Dân Vận Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Hội CCB tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện, xã Mông Hóa và đông đảo bà con trong xóm.