(HBĐT) - Vào những mùa đông hàng năm, đất trời vùng núi quê tôi như gương mặt người có tuổi, cứ âm thầm, u uất như nối tiếc cái trong trẻo của mùa thu vừa qua, ngóng trông cái hừng hực của tiết trời mùa xuân chưa tới. Dường như muôn loài trên mặt đất này đều tìm cách chui lủi tránh gió bắc, mưa phùn.

 

Những con có cánh thì xa bay di trú ở phương trời ấm áp hơn như con ong, con bướm, con chim tu lôốc, chim cú, chim chào mào, chim khách…, cánh rừng sau nhà đã vắng tiếng chim ríu ran ngày nào. Loài bò sát như rắn, rết và những con vật da trơn như thằn lằn, ếch, nhái đều tìm cách chui vào hang, trốn trong lòng đất, con dơi treo mình trong hang đá hoặc chui vào tán lá khô mà tự hà hơi tiếp sức cho mình. Dòng suối giữa làng cạn kiệt chỉ còn lay lắt như đuôi trâu, đuôi ngựa, dãy núi đá luôn phả ra làn hơi nước như những người khổng lồ ngây ngất với khói thuốc lào. 

Riêng con người thì dẫu có thoát ly công tác hoặc “ly nông” thì cũng không thể “ly hương” mà vẫn phải bám trụ bằng mọi cách. Già cũng như trẻ cứ thu mình lại để những cơn gió bấc khỏi len lỏi vào người mà cắt da, cắt thịt! Nhớ một thời bao cấp, quần áo cũ, rách mặc vào trong, áo quần còn tầm tầm hơn mặc ra ngoài mà tới trường, trên tay cầm mẩu củi còn cháy dở, hôm trời rét đậm, thầy, trò ngồi quanh bếp lửa giữa lớp học. Học hành như thế mà nhiều người vẫn “công thành danh toại”. Đêm về, cả nhà ngồi quanh bếp lửa. Mẹ ngồi hơ lưng cho đỡ mỏi, chị khâu trái còn chờ ngày hội xuân ra áng. Bọn trẻ con chúng tôi cũng kê bàn học bên bếp lửa để học bài dưới ánh ngọn đèn “hoa kỳ” sáng đục. Mùi củ sắn vùi trong tro bếp cháy thơm lừng. Nhà sàn vách đan long mốt, long đôi, gió bắc vẫn len vào làm ngọn lửa nghiêng ngả, tàn lửa bay cháy lông con mèo hoa khét lẹt. Trước mùa đông, mẹ và chị gái đã lên rừng kiếm củi, tích đầy dưới gầm sàn, bố đã dùng bẹ lá, mo cau bịt kín các khe liếp vách. Dường như cả nhà đều vào cuộc để chống chọi lại mùa đông! Những năm tháng ấy làm gì đã có dự báo thời tiết mà phòng tránh rét đậm, rét hại. “Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế/Gió qua rừng đèo Khế gió sang...”.  

Chúng tôi đọc những câu thơ ấy của Tố Hữu khi xe đưa đoàn sinh viên khóa 13 (Đại học Bách khoa Hà Nội) vượt đèo Khế sang bên kia xã Thượng ấm (Sơn Dương - Tuyên Quang) để khai thác tre, nứa đưa ra bến sông Lô về Hưng Yên làm trường lớp sơ tán. Thịt trâu ngày ấy bày bán dọc theo những con đường xóm, bản, ăn thịt trâu ba bữa thay rau!  

Bây giờ dẫu nhà cao cửa rộng, kín trên bền dưới nhưng những cặp vợ chồng có tuổi như chúng tôi lại phải chống chọi với một mùa đông khác. Con trẻ thì xa, nhà quá rộng. Quần len, áo dạ, chăn ấm, nệm êm mà sao vẫn trống vắng, lạnh lẽo? Biết làm sao được- cuộc đời không cho ai tất cả và cũng không lấy đi của ai tất cả! 

Dù sao thì cũng biết ơn mùa đông đã làm sống lại trong mỗi chúng ta những kỷ niệm trong đời và những khát vọng xum họp của con người trong những ngày đông, tháng giá lạnh.

 

                                                                     Đinh Đăng Lượng

 

Các tin khác

Ký kết biên bản hợp tác giữa Hiệp hội Du lịch Việt Nam và 8 tỉnh TBMR.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nhiều phát hiện tại di tích Cấm Mít

Sau 3 tháng tiến hành khai quật di tích Champa Cấm Mít, thôn Cẩm Toại Đông (xã Hòa Phong, Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), ngày 11.12, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (BTLSQG) và Bảo tàng Điêu khắc Chăm TP.Đà Nẵng đã công bố kết quả.

11 phim truyện tham gia Liên hoan truyền hình toàn quốc

“Đã có gần 500 tác phẩm thuộc chín thể loại truyền hình của 100 đơn vị truyền hình trong toàn quốc đăng ký tham dự Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 32 tổ chức tại TP Vinh, Nghệ An từ ngày 18 đến 22-12”.

Thí sinh Giọng hát Việt và “cái chết” của sự một màu

Khi Đinh Hương hát Forever and One, khán giả thấy cô lạ, “quái”. Khi Đinh Hương hát Paris Ooh la la, khán giả thấy cách hát nhả chữ, cách gằn giọng quen hơn. Đến khi Đinh Hương hát Tình 2000, khán giả đã nghiệm ra, “À, cô này cứ lên sân khấu là lại như vậy!”.

Thăm hang động Đầm Đa, Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Hoà Bình vốn nổi tiếng với các địa danh du lịch như Mai Châu, công trình thuỷ điện sông Đà, suối nước khoáng Kim Bôi… Tuy nhiên, vẫn còn một địa danh có phong cảnh thiên nhiên kỳ thú cùng những di tích lịch sử lâu đời vẫn chưa được nhiều người biết tới – khu thắng cảnh Đầm Đa.

Giao lưu truyền thông “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”

(HBĐT) - Tối 8/12, tại xã Vũ Lâm (Lạc Sơn), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức chương trình truyền thông “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”. Tới dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, Sở NN&PTNT, Huyện uỷ, UBND huyện và trên 600 ĐV- TN, nhân dân trên địa bàn.

53 tiết mục tham dự hội thi tiếng hát dân ca và ca khúc thiếu nhi huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 7/12, Hội đồng đội huyện Đà Bắc tổ chức hội thi tiếng hát dân ca và ca khúc thiếu nhi năm học 2012 - 2013. Đã có 53 tiết mục tham dự hội thi đến từ 30 trường tiểu học, THCS, PTCS, dân tộc nội trú trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục