Đền bờ trên vùng hồ Hòa Bình, điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và nước ngoài.
(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 172 địa chỉ di tích danh thắng được đưa vào danh mục bảo vệ, 39 di tích được công nhận cấp quốc gia, 22 di tích cấp tỉnh và 124 địa chỉ phong tục, tập quán tín ngưỡng, trong đó có 36 địa chỉ các lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc...
Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành chuyên môn và các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa và Quy chế quản lý lễ hội tới các tầng lớp nhân dân, nhất là NQT.ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đồng thời, triển khai các chương trình, kế hoạch hành động và ban hành các văn bản QLNN về bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, danh lam, thắng cảnh, các giá trị văn hóa phi vật thể, xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Từ đó, tỉnh ta đã làm tốt công tác QLNN cũng như chăm lo đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức phụng dựng, bảo tồn, duy trì, phát triển và nâng cấp quy mô một số lễ hội, với một số điểm nhấn như: lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội đánh cá Lỗ Sơn, lễ hội chùa Kè - Phú Vinh (Tân Lạc); lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy); lễ hội chùa Hang (Yên Thủy); lễ hội đền Bờ (Cao Phong - Đà Bắc); lễ hội Xên Bản, Xên Mường (Mai Châu); lễ hội rước Bụt, Đu Vôi (Lạc Sơn); lễ hội Mường Động (Kim Bôi). Bên cạnh đó, một số lễ hội văn hóa, thể thao còn gắn liền với các sự kiện trọng đại của tỉnh đã được tổ chức thành công như: ngày hội VH-TT các tỉnh Tây Bắc; lễ hội dân tộc Mông; ngày hội Văn hóa dân tộc Mường toàn quốc; lễ hội cồng chiêng dân tộc Mường lần thứ nhất. Ngoài ra còn một số lễ hội được tổ chức ở một số làng, bản với quy mô nhỏ, mang tính chất lễ nghi cho một cộng đồng làng, xóm. Kết hợp với phần lễ có tổ chức một số trò chơi dân gian truyền thống và các môn thể thao như bóng chuyền, bóng đá... góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, phục vụ đắc lực cho phát triển du lịch, giải quyết việc làm cho một số lao động theo thời vụ và đem lại một phần lợi ích kinh tế cho tỉnh và các huyện, thành phố.
Qua hoạt động tổ chức lễ hội hàng năm trên địa bàn tỉnh cho thấy, hình thức, quy mô đều tôn trọng theo lễ nghi truyền thống gồm phần lễ và phần hội. Các địa phương cơ bản tuân thủ nghiêm túc các quy định về tổ chức lễ hội, không xảy ra vi phạm lớn. Thời điểm tổ chức lễ hội hầu hết vào dịp đầu xuân năm mới, từ 1 - 3 ngày, bắt đầu từ mồng 4 Tết. Trong đó có 2 lễ hội kéo dài từ 2 - 3 tháng là lễ hội chùa Tiên và lễ hội đền Bờ. Việc tổ chức các lễ hội đã thu hút được hàng triệu lượt người tham gia và tham quan du lịch, góp phần bảo tồn, duy trì và phát huy truyền thống, đem lại hiệu quả về tinh thần củng cố tiềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, giải quyết các yếu tố tâm lý, tâm linh, tín ngưỡng đem lại tinh thần lạc quan cho mọi người.
Cùng với những kết quả đã đạt được, việc tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh cũng bộc lộ không ít những tồn tại, hạn chế như: quy mô tổ chức lễ hội đa số trong phạm vi hẹp, công tác tổ chức còn thiếu kinh nghiệm. Tỉnh và các huyện, thành phố chưa có quy hoạch cụ thể về lễ hội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số địa phương còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là tại các địa điểm tổ chức lễ hội chưa đáp ứng được nhu cầu và số lượng khách tham gia. Quá trình tổ chức lễ hội còn mang nặng tính hình thức sân khấu hóa. Thậm chí hình thức tổ chức còn có dấu hiệu vay mượn, có khi pha tạp giữa lễ hội ở các địa phương khác nhau đang có chiều hướng gia tăng. Công tác tuyên truyền, quảng bá về lễ hội trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đúng mức. Kinh phí hỗ trợ để nghiên cứu sưu tầm văn hóa dân gian, tổ chức và phục dựng lễ hội còn hạn hẹp, xã hội hóa trong tổ chức lễ hội còn hạn chế, dẫn đến lễ hội của một số dân tộc đang có nguy cơ bị mai một. Không ít lễ hội còn xảy ra tình trạng tranh giành, chèo kéo khách. Tình trạng đốt quá nhiều vàng mã và hiện tượng mê tín dị đoan ở các lễ hội còn diễn ra khá phổ biến. Cá biệt, có những lễ hội còn diễn ra tình trạng tự ý tăng giá vé trông giữ xe máy, ô tô. Sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, chắc chắn lễ hội ở tỉnh ta sẽ tiếp tục được bảo tồn, phát huy và ngày càng phát triển.
Đức Phượng
(HBĐT) - Hiện nay, hệ thống thư viện tỉnh có 10 thư viện huyện, 210 tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, 195 điểm bưu điện văn hóa xã, 484 thư viện trường học, 53 thư viện, tủ sách cơ sở với 209.746 đầu sách, tạp chí. Năm 2012, tổng số thẻ bạn đọc toàn tỉnh đã cấp 3.200 thẻ, phục vụ 115.000 lượt bạn đọc với 270.000 lượt sách, báo được luân chuyển.
Bắt đầu từ ngày 23/1, kênh truyền hình văn hóa Việt NETVIET-VTC10 của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC sẽ được phát sóng trong dịch vụ truyền hình IPTV của Công ty Orange TV, trực thuộc tập đoàn của Pháp France Telecom.
(HBĐT) - Sáng ngày 22/1, Sở VH, TT&DL đã tổ chức hội nghị tổng kết công năm 2012 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng phòng VH-TT huyện Lương Sơn khẳng định: Xây dựng gia đình văn hoá (GĐVH) là một phong trào cụ thể và là nhiệm vụ chủ yếu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Đối với huyện Lương Sơn, trong những năm qua, phong trào xây dựng GĐVH đã thực sự trở thành một phong trào văn hoá lớn, được lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân quan tâm xây dựng và tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó từng bước khẳng định vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng GĐVH “là động lực quan trọng quyết định sự phát triến bền vững KT-XH trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, xây dựng NTM”.
(HBĐT) - Sở VH-TT&DL đã có Quyết định số 415/QĐ-SVHTTDL ngày 28/12/2012 công bố 10 sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch nổi bật của tỉnh trong năm 2012 như sau:
(HBĐT) - Năm 2012, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đã có 146.838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, chiếm 76,17%; 1.340 làng, bản, tổ dân phố, chiếm 64,76%; 547 cơ quan, đơn vị, chiếm 83%; 582 trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa, chiếm 86,47%.