Du khách đến thăm quan Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc quần thể Khu di tích Kim Liên.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 7 vừa qua, trong chuyến đi trao đổi học tập kinh nghiệm tại Nghệ An, được về thăm quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một kỷ niệm có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với đoàn BC, PV Báo Hòa Bình. Trong dòng người hành hương về thăm quê Bác, có những cụ già râu tóc bạc phơ được con cháu dìu đi, những đoàn CCB, du khách quốc tế, những nam nữ thanh niên, các em nhỏ từ khắp mọi miền Tổ quốc... Ai cũng chung tâm trạng xúc động, bồi hồi.
Đã từ lâu, nơi đây trở thành một điểm đến không thể thiếu trong tâm thức mỗi người dân Việt
Khu di tích Kim Liên là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, nhiều năm qua đã được Nhà nước chú trọng đầu tư. Hiện nay, tại các địa danh lịch sử ở quê nội và quê ngoại của Người là làng Sen và làng Hoàng Trù vẫn lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống, sinh hoạt bình dị của Người, đặc biệt là ngôi nhà tranh đơn sơ của gia đình Bác khiến du khách đến thăm luôn có cảm giác gần gũi, thân thương và xúc động. Ngoài giá trị văn hóa lịch sử, tâm linh, hành trình về thăm quê Bác còn đọng lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách ở sự nồng hậu, tận tình của người dân địa phương. Những câu chuyện về Bác được truyền đạt qua giọng nói xứ Nghệ dịu dàng cùng sự am hiểu sâu sắc của các hướng dẫn viên đã khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
Theo dòng thời gian, dù vạn vật đổi thay nhưng những hình ảnh xưa cũ của làng Sen gắn liền với tuổi thơ của Bác vẫn được lưu giữ đến bây giờ. Đó là ngôi làng mà những hình ảnh thân thương, gần gũi đã in sâu vào tâm thức người Việt. Nơi ấy có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru ầu ơ của mẹ, có câu dân ca mênh mang cùng đồng ruộng, núi sông... Đặc biệt, những hình ảnh xưa cũ của làng Sen gắn liền với tuổi thơ Bác vẫn được lưu giữ đến bây giờ là những ký ức đẹp và là tấm gương sáng cho các thế hệ con cháu noi theo. Đó là giếng Cốc, cây đa, đền làng Sen, nhà thờ họ Nguyễn Sinh... Ngôi nhà tranh của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ Bác, nơi gắn bó với tuổi thơ của Bác Hồ cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và ý chí lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này.
Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương, là nơi chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành, ghi dấu cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc, là tiền đề cho con đường cứu nước sau này của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôi nhà tranh, lịch sử là cụm di tích quan trọng bậc nhất của Khu di tích lịch sử Kim Liên được xây dựng từ những năm 60 thế kỷ trước cùng nhiều hạng mục kiến trúc khác đã được nâng cấp và tôn tạo nhiều lần.
Làng Sen là quê nội của Bác Hồ nhưng làng Hoàng Trù, quê ngoại mới là nơi Người chào đời. Làng Hoàng Trù cách làng Sen khoảng 2 km. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Đây cũng là nơi gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của Bác cùng câu chuyện cảm động về những bậc sinh thành. Cụm di tích Hoàng Trù bao gồm: ngôi nhà của cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép, ông, bà ngoại của Bác Hồ. Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân và ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan, thân sinh Bác Hồ. Cụm di tích Hoàng Trù là một quần thể rộng khoảng 3.500 m2 mang đậm dấu ấn làng quê Việt.
Khu di tích Hoàng Trù có ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Cũng chính nơi đây, Người đã nhận được tình yêu thương của những người thân, của quê hương được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
Về thăm quê Bác, chúng tôi được thấy, nghe những câu chuyện cảm động về thời ấu thơ của Người và càng thêm khâm phục nhân cách vĩ đại của một danh nhân văn hoá thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bịn rịn, lưu luyến khi tạm xa quê Bác, chúng tôi tự nhủ phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa để có những hành động, việc làm thiết thực theo tấm gương, đạo đức của Bác Hồ kính yêu.
(HBĐT) - Sáng 26/8, tại UBND phường Phương Lâm (TP Hòa Bình), đoàn công tác Ủy Ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP Hòa Bình và phường Phương Lâm về tình hình thực hiện pháp luật về Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Tham dự buổi làm việc có đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành.
(HBĐT) - Trong tháng 7/2013, Sở VH-DL&TT đã tiếp nhận, thẩm định, làm thủ tục cấp 9 giấy phép hoạt động quảng cáo; 18 giấy phép hoạt động karaoke; 5 giấy phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật đồng thời công nhận đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch cho 12 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Tối 23/8, tại xã Tây Phong (Cao Phong), Hội Nông dân và Công an tỉnh đã phối hợp tổ chức đêm giao lưu truyền thông phòng - chống tội phạm ma túy, tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác với các loại tội phạm và vận động hội viên, nông dân tham gia đấu tranh, phòng - chống tội phạm.
(HBĐT) - Ngày 23/8, BTV Tỉnh ủy đã tổ chức Hội thảo khoa học lịch sử “Bộ đội Tây Tiến với tỉnh Hòa Bình”. Dự hội thảo có đại diện Viện Lịch sử Đảng, Ban Liên lạc CCB và thân nhân Trung đoàn 52 Tây Tiến; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy; các Sở VH-TT&DL, GD&ĐT, Bộ CHQS tỉnh, Hội CCB, Hội Sử học, Tỉnh Đoàn thanh niên; Thường trực Huyện ủy Lạc Sơn, Mai Châu... Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy dự và chủ trì hội thảo.
(HBĐT) - Hội diễn nghệ thuật quần chúng (NTQC) và thi kịch thông tin huyện Đà Bắc được tổ chức vào đầu tháng 8 với sự tham gia của trên 150 diễn viên đến từ 15 đoàn NTQC xã, thị trấn. Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, bên cạnh những tiết mục ca ngợi Đảng, Tổ quốc, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, Ban tổ chức hội diễn NTQC khuyến khích và định hướng cho các đoàn nghệ thuật tham gia biểu diễn tiết mục dân ca, dân vũ của các dân tộc. Đây là hoạt động VHVN được tổ chức thường xuyên nhằm đánh giá và thúc đẩy phong trào VHVN trên địa bàn thông qua đó cũng đã bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc một cách thiết thực và hiệu quả nhất. Đồng chí Đinh Hồng Cấm, Trưởng phòng VH – TT huyện Đà Bắc khẳng định.
(HBĐT) - Khu 5B, thị trấn Cao Phong là đơn vị điển hình trong phong trào xây dựng đời sống văn hoá của huyện. Đón chúng tôi tại nhà văn hoá của khu, ông Tạ Đình Đào, trưởng khu 5B chia sẻ: Những năm gần đây, người dân trên địa đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, đời sống ngày càng khấm khá. Hiện nay, thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng/người/năm. Khu không còn hộ đói nghèo. Đời sống vật chất được đảm bảo, nhu cầu văn hoá, tinh thần đòi hỏi nâng lên là một tất yếu.