Điểm du lịch văn hoá tâm linh chùa Khánh, xã Yên Thượng thu hút đông đảo du khách vào dịp đầu năm.

Điểm du lịch văn hoá tâm linh chùa Khánh, xã Yên Thượng thu hút đông đảo du khách vào dịp đầu năm.

(HBĐT) - Nói đến Cao Phong, người ta thường nghĩ ngay đến một trong bốn vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh: nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Mường Thàng từ lâu được biết là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Cao Phong có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú với nhiều danh thắng chứa đựng những huyền thoại đã đi vào lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt, kiến trúc nhà ở của cộng đồng người Mường đã và đang hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp không khói của huyện.

 

Cao Phong là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch với những địa điểm từ lâu đã hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế như bản du lịch Giang Mỗ (xã Bình Thanh). Bản có hơn 100 nóc nhà sàn truyền thống còn giữ nguyên bản sắc từ nhà cửa đến nếp sinh hoạt của người Mường. Cũng trên địa bàn xóm Mỗ, du khách có thể đến thăm di tích lịch sử chiến công diệt xe tăng của Anh hùng Cù Chính Lan, nơi có Tượng đài khắc họa hình tượng người anh hùng mưu trí, quả cảm đánh xe tăng trên đường số 6 gắn liền với chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta trong Chiến dịch Hòa Bình lịch sử. Vào mùa xuân, đến với Cao Phong, du khách thường đến với các địa điểm du lịch tâm linh như đền chúa thác Bờ trong chuỗi du lịch lòng hồ Hòa Bình, hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan và đi lễ. Rời đền chúa thác Bờ, chúng ta đến với chùa Khánh (xã Yên Thượng). Đây là điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương vào dịp đầu năm. Hiện nay, huyện đang tiến hành đầu tư xây dựng chùa Quèn Ang ở xã Tân Phong, di tích lịch sử gắn với sự tích “Vườn hoa núi Cối” - một tích truyện nằm trong phần mo sử thi mo Mường Hòa Bình, một câu chuyện tình được thầy mo kể cho người đã khuất trong 12 đêm trước khi về Mường Trời. Đồng chí Bùi Văn Tín, Chủ tịch UBND xã Tân Phong phấn khởi cho biết: Hiện nay, công trình đang được gấp rút hoàn thành. Khi đưa vào sử dụng, chùa sẽ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của bà con trong và ngoài xã. Đây cũng là địa bàn để huyện phục dựng lễ hội Khai hạ đầu năm của người Mường. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng ngôi chùa 9 tháp với diện tích 400 m2 trên đỉnh núi khu vực có sự tích “Vườn hoa núi Cối”. Quần thể du lịch khi đưa vào sử dụng cũng góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

 

        

Quần thể hang động núi Đầu Rồng với nhiều nhũ đá tự nhiên đẹp tuyệt vời do tạo hóa ban tặng.

 

Cùng với những khu du lịch trên, đến Cao Phong, du khách sẽ thấy ngay vùng đất trù phú với những vườn cam, mía trải dài như một thảo nguyên xanh mướt. Đây cũng là tiềm lực để huyện định hướng phát triển du lịch sinh thái. Với tiềm năng của nhiều loại hình du lịch như sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh, thăm quan các điểm di tích lịch sử, gần đây có thêm loại hình du lịch khám phá hang động. Những năm qua, huyện đã ban hành nghị quyết về phát triển du lịch, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn huyện, từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. Theo đó, các tuyến, cụm, điểm du lịch được quy hoạch định hướng như tuyến du lịch Bình Thanh - Thung Nai - lòng hồ sông Đà với các điểm làng cổ dân tộc (Mường, Dao) thăm làng nghề truyền thống (dệt thổ cẩm); thăm quan khu di tích lịch sử diệt xe tăng của Anh hùng Cù Chính Lan, đền Bờ, du lịch sinh thái hồ Hòa Bình; tuyến du lịch Tân Phong - Dũng Phong - Yên Lập - Yên Thượng thăm di tích lịch sử văn hóa chùa Quèn Ang, “Vườn hoa núi Cối”, chùa Khánh, du lịch bản Mường xã Yên Thượng, Yên Lập; tuyến thị trấn Cao Phong - Xuân Phong với du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch hồ Cạn Thượng, thăm làng dân tộc Mường xóm Cạn, Mừng (xã Xuân Phong). Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch khác như xây dựng các tuyến đường giao thông; quản lý, khai thác tốt các loại hình vận tải đường sông, đường bộ; phát triển hệ thống dịch vụ như nhà nghỉ, khách sạn. Đặc biệt, hiện nay, quần thể hang động núi Đầu Rồng tại khu 3, thị trấn Cao Phong được Bộ VH-TT&DL cấp bằng di tích cấp quốc gia năm 2012 là tâm điểm được huyện quan tâm đầu tư. Với địa bàn thuận lợi cách QL 6 khoảng 500 m, dãy núi này dài hơn 1 km, độ cao khoảng 200 m so với chân núi. Trong dãy núi có nhiều hang động đẹp liên kết với nhau tạo thành quần thể như Hoa Sơn thạch động, động Không Đáy, Nhãn Long Sơn động, Phong Sơn động, hang Nước, động Thanh Thủy. Mỗi hang động là kỳ quan tuyệt vời của tạo hoá ban tặng. Bước đầu, huyện đầu tư hạ tầng sơ bộ bảo vệ danh lam thắng cảnh khu di tích tổng giá trị gần 3 tỷ đồng. Chuẩn bị khởi công xây dựng đền Thượng Bồng Lai tại chân núi Đầu Rồng với diện tích 4.000 m2, tổng dự toán 33 tỷ đồng.

 

Cùng với đó, huyện tích cực triển khai các chương trình phát triển du lịch như tuyên truyền, quảng bá du lịch, tham gia các hội chợ, đẩy mạnh xúc tiến - thương mại - du lịch, khôi phục các lễ hội của đồng bào dân tộc như lễ hội khai hạ của đồng bào Mường, tết nhảy của người Dao, khôi phục sản phẩm truyền thống như dệt thổ cẩm nhằm phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa của vùng, đồng thời hấp dẫn khách du lịch. Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2013, toàn huyện đón trên 70.023 lượt khách với doanh thu đạt 3,4 tỷ đồng. Trong đó, khách quốc tế có 2.685 lượt khách, khách nội địa 67.338 lượt. Tuy nhiên, theo lãnh đạo UBND huyện, sự phát triển du lịch của huyện chưa tương xứng với tiềm năng, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, khách du lịch đến với huyện chủ yếu trong ngày mà chưa ở lại lâu dài, ngân sách đầu tư cho hoạt động phát triển du lịch còn hạn chế. Đây là những vấn đề đã và đang được huyện quan tâm. Trong thời gian tới, huyện chú trọng tập trung đầu tư nguồn kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng; tăng cường tuyên truyền, quảng bá du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống... Đây được coi là giải pháp then chốt thúc đẩy ngành du lịch của huyện phát triển.

 

                                                            Hương Lan

 

 

Các tin khác

KCD 4 tổ  5,6,7,8 tổ chức múa sư tử chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân.
Nhân dân xóm Đằm vui
Không có hình ảnh
Đồng chí Hoàng Thị Chiển, Ủy viên TVTU, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ tặng quà xóm Nà Chiếu (Đà Bắc ).

Hội thi thuyết minh du lịch - cơ hội quảng bá tiềm năng du lịch Tây Bắc

(HBĐT) - Hội thi thuyết minh viên du lịch được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII tại tỉnh ta năm 2013 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch cho du khách tham dự sự kiện tìm hiểu thêm về đặc trưng, thế mạnh du lịch của các tỉnh trong vùng Tây Bắc. Hội thi là cơ hội thể hiện sự thân thiện, văn minh, lịch sự và phát huy truyền thống hiếu khách của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc nhằm tạo ấn tượng riêng để thu hút khách du lịch tới mỗi địa phương. Hội thi tạo điều kiện cho các thuyết minh viên của các tỉnh Tây Bắc trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng thuyết minh viên, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ thuyết minh viên du lịch tại các khu, điểm du lịch.

Khẩn trương hoàn thành công trình đảo giao thông trước Ngày hội

(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp đảo giao thông tại đường giao nhau giữa đường Chi Lăng và đường Trần Hưng Đạo chủ đầu tư là UBND thành phố Hòa Bình, đơn vị thi công là Công ty Việt Tùng. Công trình đang được thi công gấp rút để kịp thời bàn giao trước khi diễn ra Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII tại tỉnh Hoà Bình, năm 2013.

Đề nghị khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng trên địa bàn TP. Hòa Bình tích cực tham gia tổ chức Ngày hội

(HBĐT) - Sáng 7/11, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 đã tổ chức buổi gặp mặt với đại diện trên 30 khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Dự buổi gặp mặt có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL, Phó trưởng ban TT Ban tổ chức Ngày hội; lãnh đạo UBND thành phố Hoà Bình.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Mỵ và xóm Rẽ

(HBĐT) - Ngày 7/11, xóm Mỵ, xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) tổ chức điểm "Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2013". Tham dự có đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện, xã Mỵ Hoà và đông đảo bà con trong xóm.

Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc diễn ra từ ngày 16- 18/11 tại TP. Hoà Bình

(HBĐT) - Chiều 6/11, tại Văn phòng UBND tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 tổ chức họp báo về kết quả triển khai kế hoạch, công tác chuẩn bị các nội dung tổ chức Ngày hội. Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL, Phó trưởng ban TT Ban tổ chức Ngày hội chủ trì họp báo. Dự họp báo có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và lãnh đạo, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân thường trú tại Hòa Bình và các cơ quan thông tấn báo chí của tỉnh.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Mí, xã Đa Phúc

(HBĐT) - Ngày 6/11, xóm Mí, xã Đa Phúc (Yên Thuỷ) đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2013. Dự ngày hội có đồng chí Hoàng Văn Tứ, TVTU, Giám đốc Sở NN&PTNT, lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Sở VH – TT&DL, lãnh đạo huyện Yên Thuỷ, các ban, ngành huyện, xã Đa Phúc và đông đảo nhân dân trong xóm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục