Cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu tại bản Lác, thu hút sự chú ý của du khách.
(HBĐT) - Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Thái (Mai Châu). Người phụ nữ Thái từ thuở lên bảy, lên tám đã được bà, được mẹ dạy cho cách dệt vải.
Ngược thời gian trở về giai đoạn chưa xa, người phụ nữ Thái truyền thống đến tuổi gả chồng, phải tự tay dệt những bộ chăn, gối làm quà biếu gia đình nhà chồng. Thông qua quà biếu để gia đình nhà trai đánh giá về độ khéo léo của người con gái ấy. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, nghề dệt thổ cẩm dần mai một hoặc có chăng chỉ dừng lại ở tự cung, tự cấp, phục vụ sinh hoạt gia đình và bản thân. Chị Vi Thị Oanh, Phó Chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu (Mai Châu) cho biết: Những năm 1999, 2000, du lịch cộng đồng ở Mai Châu manh nha hình thành và theo thời gian ngày càng phát triển. Cùng với đó sản phẩm dệt thổ cẩm của các cô gái Thái Mai Châu được đông đảo khách du lịch ưa chuộng, từ đây tạo đòn bẩy để nghề dệt thổ cẩm phát triển. Song việc sản xuất khi đó chỉ mang tính chất thời vụ, manh mún.
Với mục tiêu "Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển KT- XH nông thôn tỉnh Hoà Bình", năm 2009, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu ra đời dưới sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT và tổ chức Jica (Nhật Bản). Đây được xem là mô hình điểm của toàn tỉnh nhằm hỗ trợ phát triển, bảo tồn nghề dệt truyền thống, thực hiện trong 3 năm (2009- 2011). Cả HTX khi đó có 33 thành viên, trừ anh Mạc Văn Phang, chủ nhiệm HTX, còn lại 100% là nữ. Hướng đến sự chuyên nghiệp hoá, HTX đã xây dựng dây chuyền sản xuất, mỗi nhóm đảm nhận một công đoạn riêng. "Thường thì cứ khoảng 10 chị em lập thành một nhóm, đảm nhận từng phần việc gồm: may, dệt, thêu. Tất cả được làm việc trong nhà xưởng, đảm bảo về cơ sở máy móc, trang thiết bị. Trong sáng tạo sản phẩm, HTX chủ trương kế thừa, phát huy những tinh tuý trong hoa văn thổ cẩm truyền thống, kết hợp với sự sáng tạo, tinh tế từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ đã tạo nên những sản phẩm truyền thống nhưng vẫn mang nét hiện đại, đáp ứng thị hiếu khách du lịch, đồng thời vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống", chị Vi Thị Oanh chia sẻ thêm.
Từ khi thành lập đến nay, các thành viên Ban chủ nhiệm HTX đã tham gia hàng chục lớp tập huấn về chuyển giao công nghệ, cách phối màu, marketting sản phẩm... Bên cạnh đó còn tham gia nhiều triển lãm sản phẩm hàng thủ công, mỹ nghệ, xây dựng lô gô, mở rộng thị trường tiêu thụ... nhằm duy trì hoạt động hiệu quả của HTX. Trong suốt 4 năm qua, một mặt HTX luôn đáp ứng tốt mối hàng từ phía Jica (Nhật Bản), tìm thêm mối hàng mới ở các thị trường lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, mặt khác, khuyến khích sự sáng tạo của chị em, sản xuất những sản phẩm khó theo đơn đặt hàng của khách. Ngoài các sản phẩm khăn thổ cẩm truyền thống, đến nay, HTX đã sản xuất thêm khăn trải bàn, túi xách, dép, thú bông, các loại đồ lưu niệm khác... từ chất liệu thổ cẩm, được khách du lịch trong nước và quốc tế ưa chuộng.
Theo Ban chủ nhiệm, doanh thu của HTX tăng dần theo từng năm, nếu năm 2011 chỉ đạt 300 triệu đồng thì riêng năm 2013, tính đến hết tháng 9 đã đạt 1 tỷ đồng; thu nhập của xã viên ổn định, đạt từ 2,5- 3 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, HTX còn giải quyết việc làm khoảng 30 phụ nữ trên địa bàn xã không phải là xã viên lúc nông nhàn.
Không chỉ bảo tồn văn hoá truyền thống đang dần bị mai một, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu ra đời còn giải quyết vấn đề việc làm, góp phần thực hiện tiêu chí 12 trong tiến trình xây dựng NTM ở địa phương.
H.Y
(HBĐT) - Nhận được điện thoại của một người không quen nói là bạn con gái. Biết sự chẳng lành, tôi xin cơ quan cho nghỉ và vội lao xe về Hà Nội. Đứng trước căn phòng hai vợ chồng Lan thuê ở phố Vương Thừa Vũ, tôi bấm chuông. Im lặng. Tôi đập cửa, không một tiếng đáp lại. Hình như tiếng đập cửa đã lọt sang căn phòng bên cạnh. Cửa mở, một cô gái còn trẻ trong bộ đồ ngủ màu hồng nhìn tôi và hỏi: “Bác là bố chị Lan?”. Tôi gật đầu, cô gái lạ bảo: “Cháu điện cho bác lúc sáng vì không hiểu sao mấy hôm nay chị Lan không ra khỏi phòng. Hôm trước cháu gặp chị ở cầu thang nhưng mắt đờ đẫn, tóc rối bù, vẻ mệt mỏi lắm. Nghe nói thằng con trai đưa về trên ông bà nội tuần trước rồi. Cháu ra cơ quan tìm chồng chị ấy nhưng anh đi công tác trên biên giới. Họ cho số điện thoại của bác thế là cháu gọi ngay. May quá bác đã về!”.
(HBĐT) - Ngày 5/12, BCĐ chương trình MTQG về xây dựng NTM phối hợp với huyện Đoàn Cao Phong tổ chức đêm chung kết hội thi “Các tiểu phẩm tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới năm 2013”.
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn vừa được Sở GD&ĐT chọn tổ chức thí điểm hội thi “Bé khoẻ măng non” lần thứ nhất, năm học 2013-2014. Dự và cổ vũ cho hội thi có lãnh đạo Sở GD&ĐT, phòng chuyên môn thuộc Sở, đại diện các phòng GD&ĐT huyện, thành phố và đông đảo các bậc phụ huynh học sinh.
(HBĐT) - Ngày 5/12, tại UBND xã Vầy Nưa (Đà Bắc), Sở VH, TT & DL đã tổ chức hội nghị công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu di tích Đền Thác Bờ tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc).
(HBĐT) - Hiện nay, hệ thống thư viện có 1 Thư viện tỉnh, 10 Thư viện huyện, có 216.551 đầu sách, tạp chí. Toàn tỉnh có 210 tủ sách pháp luật, 190 bưu điện văn hoá xã, 484 thư viện trường học, 53 thư viện, tủ sách cơ sở. Toàn tỉnh có 3.400 thẻ bạn đọc.
(HBĐT) - Trong năm 2013, tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, ngành VH-TT&DL đã tham mưu cho BCĐ phong trào toàn tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai thực hiện phong trào tới 100% xã, phường, thị trấn.