Màn trình diễn đặc sắc có tựa đề

Màn trình diễn đặc sắc có tựa đề "Hùng ca Yên Thế- Khát vọng tự do".

(HBĐT) - Sáng 16/3, tại Đền Thề - Đại bản doanh của nghĩa quân Yên Thế năm xưa (thuộc thị trấn Cầu Gồ - Yên Thế), UBND tỉnh Bắc Giang đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế do người Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Bắc Giang và đông đảo nhân dân địa phương, du khách trong và ngoài tỉnh.

 

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Đề Nắm khởi xướng tại vùng đồi núi thuộc tổng Yên Thế (huyện Tân Yên và Yên Thế ngày nay) đã kiên cường chống lại thực dân Pháp xâm lược. Sau khi Đề Nắm qua đời, Hoàng Hoa Thám lên nắm quyền đã tập hợp các cánh quân lập căn cứ tại khu vực Cầu Gồ, Phồn Xương. Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế kéo dài gần 30 năm gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn, tổn thất trong công cuộc xâm chiếm Việt Nam.

 

Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định những đóng góp của Đề Thám và nghĩa quân Yên Thế đã tạo nên truyền thống và khí phách hào hùng của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Phát huy tinh thần đó, đồng chí mong muốn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Yên Thế nói riêng tiếp tục thi đua phát triển KT-XH góp phần ổn định chính trị, AN-QP của địa phương trong công cuộc đổi mới đất nước.

 

Sau  diễn văn khai mạc là chương trình biểu diễn nghệ thuật "Hùng ca Yên Thế và khát vọng tự do” được dàn dựng công phu, hoành tráng. Kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế (1884- 2014), do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức diễn ra trong 3 ngày từ 15 - 17/3. Lễ hội sôi nổi với các hoạt động hội thảo khoa học về bảo tồn và khai thác giá trị di sản văn hóa phong trào khởi nghĩa Yên Thế, vai trò của người thủ lĩnh Lương Văn Nắm với cuộc khởi nghĩa Yên Thế; hội trại Hoàng Hoa Thám;  liên hoan ca múa nhạc, giới thiệu ẩm thực dân gian, trình diễn và giới thiệu trang phục dân tộc, các trò chơi dân gian; các hoạt động thể thao như: vật dân tộc, võ cổ truyền, kéo co, bắn nỏ, cờ tướng…

 

 

                                                                             Đức Phượng

 

Các tin khác

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL tặng hoa chúc mừng lễ khai trương văn phòng Hòa Bình Tuor.
Không có hình ảnh
Một tiết mục tham gia liên hoan.
Các thí sinh tham gia thi vẽ tranh trên nền sân xi măng.

Độc đáo thành cổ nhà Mạc

(HBĐT) - Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm sát tỉnh lộ 424 với đường Hồ Chí Minh, khu thành cổ nhà Mạc đã tồn tại khoảng 300 năm. Tuy nhiên, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử và sự bào mòn của thời gian, cái còn lại chỉ còn là một chiếc cổng...

Tự hào là “lính” công nhân sông Đà

(HBĐT) - Hội hưu trí Tổng Công ty (TCT) Sông Đà tại Hoà Bình được thành lập từ năm 1999, đến nay đã 15 năm. Với nhiều hoạt động ý nghĩa, Hội đã thực sự trở thành mái nhà chung của các thế hệ cựu công nhân sông Đà đang sinh sống tại Hoà Bình. Nói như ông Nguyễn Xuân Hiền, Trưởng Ban liên lạc Hội: Đây là cầu kết nối các thế hệ công nhân sông Đà góp phần củng cố tình đoàn kết giữa những người đã từng gắn bó cuộc đời mình với tên tuổi của một công trình vĩ đại: Công trình thuỷ điện Hoà Bình.

Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn quốc “Về với Điện Biên” tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014), vừa qua, tại huyện Tân Lạc, Cục Văn hoá cơ sở - Bộ VH, TT & DL phối hợp với Sở VH, TT & DL và huyện Tân Lạc đã tổ chức liên hoan tuyên truyền lưu động toàn quốc “Về với Điện Biên”. Tham gia liên hoan có 9 đoàn nghệ thuật đến từ các tỉnh Bình Phước, Bến Tre, Hậu Giang, Bình Dương, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, thành phố Hồ Chí Minh và đoàn nghệ thuật quần chúng huyện Tân Lạc.

Triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” năm 2014

(HBĐT) - Sáng 11/3, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” năm 2014. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo phong trào chủ trì hội nghị.

Lễ hội xuân 2014 - đẹp và chưa đẹp

(HBĐT) - Năm 2014, trên địa bàn tỉnh duy trì tổ chức 3 lễ hội xuân quy mô cấp huyện: chùa Tiên (Lạc Thuỷ), Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), xên Mường (Mai Châu) và 5 lễ hội cấp xã: lễ hội tại quần thể di tích đền Thác Bờ thuộc huyện Cao Phong, Đà Bắc; chùa Hang, đình Xàm (Yên Thuỷ), Mường Động (Kim Bôi). Hai lễ hội được phục dựng bằng nguồn ngân sách địa phương và xã hội hóa: đình Cổi (Lạc Sơn), đền Rem (Lạc Thủy). Ngoài ra còn hàng trăm lễ hội ở các làng, bản quy mô tổ chức không lớn, chỉ mang tính chất lễ nghi cho một cộng đồng kết hợp tổ chức một số trò chơi dân gian và sinh hoạt văn hoá văn nghệ.

Nhiều bất cập trong tuyến du lịch đền Bờ

(HBĐT) - Đền Bờ trên địa bàn xã Thung Nai (Cao Phong) và Vầy Nưa (Đà Bắc) là tuyến du lịch sinh thái - văn hóa - tâm linh hấp dẫn, nhất là khi hồ Hòa Bình được đưa vào điểm du lịch trọng điểm quốc gia. Đến với đền Bờ, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên giữa mênh mông sông nước, giữa những hòn đảo lớn, nhỏ lô nhô, xung quanh là các bản làng của người dân tộc Mường, Dao..

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục