Các loại Bút phê của các hoàng đế trên Châu bản triều Nguyễn -Ảnh: Tiến Long chụp lại
Theo thông tin từ Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản tư liệu (thuộc “Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”).
Quyết định trên thông qua tại phiên họp thứ hai-Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của Ủy ban “Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2014" (MOWCAP) diễn ra ngày 14-5 tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính của triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam (1802-1945).
Các tài liệu này được hình thành trong hoạt động của lý nhà nước dưới triều Nguyễn, bao gồm: văn bản của các cơ quan trong bộ máy chính quyền trung ương và địa phương trình lên nhà vua phê duyệt, văn bản của các vua triều Nguyễn ban hành và một số văn kiện ngoại giao.
Đại diện Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho hay, các chuyên gia của MOWCAP đánh giá cao giá trị nội dung, tính xác thực, độc đáo, duy nhất và tầm ảnh hưởng của Châu bản triều Nguyễn đối với khu vực, quốc tế.
Đây là khối tài liệu hành chính duy nhất còn lưu giữ được của một vương triều phong kiến Việt Nam, lưu giữ bút tích của các vua triều Nguyễn phê duyệt các vấn đề của đất nước.
Châu bản triều Nguyễn chứa đựng nhiều thông tin phong phú, phản ánh mọi lĩnh vực trong xã hội dưới triều Nguyễn như chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục...
Dưới triều Nguyễn, Châu bản là nguồn sử liệu quan trọng để biên soạn các bộ sử, các sách điển lệ chính thống như: "Đại Nam thực lục chính biên," "Đại Nam nhất thống chí," "Quốc triều chính biên toát yếu"...
Đó là nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu về triều Nguyễn và giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến trên toàn thế giới.
Như vậy, Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu thứ tư của Việt Nam được UNESCO công nhận (sau Mộc bản triều Nguyễn-2007, 82 Bia đá Tiến sỹ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (2010) và Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm (2012).
Theo TTXVN
(HBĐT) - Sáng 11/5, tại UBND xã Dũng Phong (huyện Cao Phong), Sở VH-TT&DL đã tổ chức lễ khai trương phòng trưng bày “Di sản văn hóa tỉnh Hòa Bình và cổ vật tiêu biểu Mường Thàng”. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo Sở VH-TT&DL, Huyện ủy, UBND huyện và đông đảo nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Trước tháng 8/1945, đồng dao và hát ru con chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Mường, đặc biệt là trẻ em Mường. Mỗi một người Mường từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, ai cũng trải qua một thời tuổi thơ với đầy ắp kỷ niệm, được nghe tiếng ru: “Uí ui...” “Đập bông bông” của bà, của mẹ, của chị.
(HBĐT) - Tối 8/5, tại Cung văn hóa tỉnh, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã tổ chức Đại lễ kính mừng Phật đản năm 2014 và chào mừng Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) năm 2558 Phật lịch, dương lịch năm 2014. Tới dự có đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND thành phố Hòa Bình và đông đảo tăng ni, phật tử, nhân dân.
(HBĐT) - Ngày 7/5, Hội đồng Đội thành phố Hòa Bình, Phòng GD&ĐT thành phố, Nhà thiếu nhi tỉnh phối hợp tổ chức Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" năm 2014.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 4 – 5/5, Công an tỉnh đã nhận được thông tin về 4 vụ bạo lực trong gia đình. Điển hình vào hồi 10h ngày 5/5, do mâu thuẫn gia đình, Bùi Văn Lý, sinh năm 1970 ở xóm Đồng Mai, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) đã dùng gậy đánh vợ là Bùi Thị Hường, sinh năm 1971 phải nhập Bệnh viện đa khoa huyện cấp cứu.
(HBĐT) - Ngày 6/5, huyện Lạc Sơn đã tổ chức gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014).