Nhiều đội văn nghệ đã có sự đầu tư kỹ về trang phục đạo cụ cho biểu diễn.

Nhiều đội văn nghệ đã có sự đầu tư kỹ về trang phục đạo cụ cho biểu diễn.

(HBĐT) - Nhiều năm lại đây, phong trào văn nghệ quần chúng ở huyện Tân Lạc được quan tâm phát triển rộng và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mọi người dân trong huyện.

 

Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, Giám đốc trung tâm VH-TT huyện Tân Lạc cho biết: Đến nay toàn huyện có 239 xóm, bản có đội văn nghệ tuyên truyền. Các đội văn nghệ đều được quan tâm, đầu tư trang bị bộ âm ly, bộ trang phục dân tộc phục vụ cho tập luyện và biểu diễn văn nghệ, nhất là từ năm 2013 đến nay, các đội văn nghệ thôn, xóm đều đã nhận được trợ cấp mỗi năm 2 triệu đồng/đội để các đội mua sắm, trang phục, đạo cụ biểu biễn. Qua đó, hoạt động văn nghệ quần chúng được nâng cao và thu tút được đông đảo mọi người dân ở mọi lứa tuổi tham gia. Có nhiều đội văn nghệ đã thút được 3 – 4 thế hệ trong một gia đình cùng sinh hoạt trong đội văn nghệ của xóm, trong đó, tiêu biểu như gia đình bà Bùi Thị Nguyên, tiểu khu 7 - TT Mường Khến, gia đình ông Bùi Xuân Nhị, xóm Phung - xã Ngọc Mỹ… có đến 3 thế hệ cùng tham gia. Bà Bùi Thị Nguyên tâm sự: Năm nay tuy đã ngoài 70 tuổi nhưng bà vẫn tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, ngoài bà ra, các con trai, con dâu và các cháu đều là cán bộ, công chức và đang đi học những vẫn là những thành viên tích cực tham gia đội văn nghệ của khu. Trước mỗi dịp biễu diễn, nhà bà như trở trành một sân khấu thu nhỏ, 3 thế hệ trong một gia đình cùng nhau tập luyện và chỉ dạy cho các con cháu những bài hát, làn điệu truyền thống của dân tộc.

 

Hiện nay, các hoạt động hội thi, hội diễn được tổ chức thường xuyên hơn từ các cấp xóm, bản. Sau những buổi lao động vất vả trên đồng ruộng, nông dân cùng nhau vui vẻ tập luyện múa, hát. Tuy các tiết mục còn đơn điệu nhưng đều được các đội thể hiện sinh động, vui tươi và đặc biệt đã tạo được không khí vui vẻ, đoàn kết mọi người dân trong thôn, xóm với nhau. Đặc biệt, vào các ngày lễ lớn hay các ngày kỷ niệm, các cơ quan, đơn vị, trường học cũng tổ chức nhiều hội thi, hội diễn, buổi liên hoan văn nghệ gắn với những ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của địa phương, của ngành với nhiều chủ đề phong phú. Với từng chủ đề đêm diễn, các đơn vị đều có sự đầu tư kỹ về mọi mặt từ nội dung, diễn xuất đến trang phục đạo cụ…, trong đó nhiều đơn vị đã xây dựng các chương trình, các tác phẩm giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng đã được các đơn vị biểu diễn dưới các hình thức ca múa nhạc, tiểu phẩm, hài kịch… đã gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân. Bên cạnh đó, thông qua các buổi văn nghệ, đội văn nghệ còn tập trung truyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới như xây dựng các tiểu phẩm về những cá nhân điển hình về hiến đất làm đường giao thông, các công trình phúc lợi hay những tiểu phẩm phê phán những việc làm sai trái, những hành động tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, thông qua đó giúp người dân có nhận thức đúng đắn và cùng nhau chung sức xây dựng nông thôn mới.

 

Văn nghệ quần chúng là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với mỗi người dân ở từng địa bàn dân cư, tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung, trong các buổi giao lưu, biểu diễn văn nghệ một số đội văn nghệ vẫn sử dụng các bài hát, điệu múa hiện đại mà chưa chú trọng đến việc bảo tồn các làn điệu dân ca, các điệu múa Mường cổ. Theo đồng chí Bùi Mạnh Hùng, để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc, các đội văn nghệ cần xây dựng các tiết mục gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân và phôi phục lại những làn điệu Mường cổ để biểu diễn trong các buổi biểu diễn để bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

 

 

 

                                                                              Hồng Ngọc

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tuyên dương đôi ông bà hạnh phúc lần thứ 2 năm 2014.
Một tiết mục tham gia liên hoan tiếng hát măng non huyện Cao Phong năm 2014.

Liên hoan tiếng hát măng non huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 4/6, huyện Tân Lạc tổ chức Liên hoan tiếng hát măng non huyện lần thứ V năm 2014. Tham dự liên hoan gần 400 đội viên đến từ 23 đơn vị xã, thị trấn trong huyện.

Tặng quà nhân Tháng hành động vì trẻ em

(HBĐT) - Nhân tháng hành động vì trẻ em năm 2014, đại diện huyện Tân Lạc đã đến thăm và tặng quà 110 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật trên địa bàn. Mỗi suất quà trị giá 300.000 đồng được trích từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em huyện.

Xôi sắn, món ăn quen thuộc của người Dao

(HBĐT) - Xôi sắn từ xưa đã là món ăn quen thuộc của người Dao, được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn so với các món xôi khác.

Cao Phong tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em và hội thi tìm hiểu quyền trẻ em

(HBĐT) - Ngày 30/5, UBND huyện Cao Phong phối hợp với tổ chức Chilfund Việt Nam tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2014 với chủ đề “hành động vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em” và hội thi tìm hiểu quyền trẻ em.

Thắp sáng ước mơ cho trẻ em

(HBĐT) - Đồng chí Dưương Thị Nguyệt, Trưởng phòng Chăm sóc, bảo vệ trẻ em (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Hiện tại, toàn tỉnh có trên 21,9 vạn trẻ dưới 16 tuổi, để tạo nên một tháng 6 ý nghĩa, đáng nhớ và an toàn đối với các em cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương. Trong tháng hành động vì trẻ em, Sở đã ban hành hướng dẫn huyện, thành phố xây dựng, tổ chức phát động kêu gọi sự ủng hộ, chung tay của các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

45 năm lời Bác Hồ dạy nhân ngày 1/6

(HBĐT) - Cách đây vừa tròn 45 năm, tháng 6/1969. Lúc ấy, sức khỏe Bác đã giảm sút, Bác viết Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân nhưng Bác vẫn dành cho thiếu niên một tình cảm sâu sắc, sự quan tâm đặc biệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục