(HBĐT) - Cách đây 38 năm, là một kỹ sư mới ra trường, lần đầu tiên tôi được về thăm biển. Số là ngày ấy bãi biển Đồng Châu của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình được Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công thương) chọn làm nơi nghỉ dưỡng cho cán bộ, công nhân viên trong ngành.
Tôi được nhà máy cho đi nghỉ dưỡng ở Đồng Châu vào giữa những ngày nắng gắt tháng 6/1976. Là người sinh ra lớn lên ở miền núi, lần đầu tiên gặp biển bao cảm xúc ùa vào tôi: “Cánh buồm nâu le lói phía chân trời/ Vẫn dang cánh dơi thuở xa đẻ đất/ Về biển biết tầm nhìn của mắt/ ở đây mới thực thấy chân trời” và liên tưởng: “Đôi mắt tôi chẳng tỏ đáy biển khơi/ Chỉ thấy sóng như luống cày của bố/ Mặt biển bằng bằng như nong phơi lúa/ Ngấn nước xanh chàm như áo mẹ tôi” và chạnh lòng so sánh quê hương của mình với biển “Hát rằng biển mặn ngàn đời/ Sao miếng cơm quê tôi xa lại nhạt/ Nước chàm đấy sao áo xa cứ bạc/ Người ở rừng cũng xe cát dã tràng ơi”! Đúng là ngày ấy tôi cũng như nhiều người còn vô tư lắm, chỉ biết hát “...Núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sáng như rạng đông”. Vì thế đôi mắt tôi lúc đó “chẳng tỏ đáy biển khơi” là phải thôi! Đó là một số khổ thơ trong bài thơ “Về thăm biển lần đầu” của tôi. Một trong 3 bài thơ làm nên chùm thơ được trao giải A do Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Sơn Bình ngày ấy phát động và trao giải. Một dấu ấn và là khởi đầu quan trọng cho quá trình sáng tác sau này của tôi.
Những bài thơ về biển sau này, với những hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau lại gợi mở cho tôi những trải nghiệm mới về biển. Về với biển Sầm Sơn - Thanh Hóa: “Ta thì chỉ có một thời/ Thôi đành biển cứ với người mai sau...” bài “Đi biển một mình”. Về với biển Hải Hậu -
Biển nước ta rộng dài và giàu có là thế mà nhiều người con gái vẫn phải ly hương để đến với những chân trời xa lạ làm “vợ bé” cho kẻ có nhiều tiền, để rồi: “Mắt dõi về cố hương/ Thái Bình Dương xa lắc/ Tìm đâu con đường tắt/ Trở lại miệt vườn xưa” bài thơ “Đi lấy chồng xa”. Lại nữa: “Đêm không ngủ Pattaya - thành phố biển/ Kể ta nghe câu chuyện làng chài xưa/ Trước đức Phật - theo dòng người chảy đến/ Ta bỗng nhói đau về một sắc chàm với dáng đứng vọng phu” - bài thơ “Trước đức Phật trên đá”. Từ một làng chài nhỏ bên bờ biển Thái Lan, trước đây được sử dụng làm nơi đồn trú của lính Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nay đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng thế giới... Từ xưa, người miền núi (nhất là vùng sâu, vùng xa) đều nhờ biển mà có muối lên rừng. Muối được sử dụng để ướp cá, thịt. Đi chợ tỉnh mua vài chục cân muối bỏ vào sọt nứa, cất giữ nơi gác bếp để dùng trong năm. Ngày nay, muối được tinh chế thành nhiều loại, cần đến đâu mua tới đó nhưng lúc nào trong nhà cũng không thể thiếu muối - thiếu biển.
Từ sản phẩm dầu mỏ lấy lên nơi đáy biển, ngày nay, con người đã làm ra nhiều loại nhiên liệu cho các loại động cơ và các mặt hàng khác phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người. Vì thế, nhiều cuộc nội chiến, tranh chấp khu vực liên tiếp nổ ra tranh giành đất đai, biển đảo và hầu hết là những khu vực giàu tài nguyên khoáng sản. Mỗi chúng ta đều có những tình cảm riêng với biển cả, mỗi người có thể biểu đạt tình cảm đó với những hình thức khác nhau. Tôi có may mắn là biết ghi lại những tình cảm riêng của mình với biển bằng thơ, bây giờ nhìn lại những sáng tác đó như những dòng nhật ký về biển của riêng mình. Khi đọc những bài thơ về biển, chắc nhiều người đồng cảm với tôi, bởi biển có trong tôi, trong anh và biển mãi trong ta! Gần đây khi mà nhà cầm quyền Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong hải phận của nước ta, ngang ngược đưa tàu quân sự, máy bay... hàng trăm chiếc vào bảo vệ giàn khoan, xua đuổi các tàu ta làm nhiệm vụ đã chạm đến tâm tư tình cảm của người dân cả nước. Cả nước sôi sục, dậy sóng phản đối. Tôi cũng như mọi người dân khác không nén được và thốt lên tình cảm của mình qua bài thơ “Biển Đông mùa hè 2014” có đoạn: “ôi Tổ quốc những ngày nắng lửa/ Già trẻ, gái trai sôi sục đêm ngày/ Giàn khoan như lưỡi dao găm vào thân thể/ Tay nắm chặt tay giữ lấy nước non này...” và tôi tin rằng: “Dùng nhân nghĩa, trí nhân vào trận chiến/ Nghe Đảng, Bác Hồ chiến thắng sẽ về tay” tôi cũng tin rằng Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo, quần đảo khác trong lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc đã và sẽ về ta. Biển mãi mãi là của ta.
Tùy bút của Đinh Đăng Lượng
(HBĐT) - Xôi sắn từ xưa đã là món ăn quen thuộc của người Dao, được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn so với các món xôi khác.
(HBĐT) - Ngày 30/5, UBND huyện Cao Phong phối hợp với tổ chức Chilfund Việt Nam tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2014 với chủ đề “hành động vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em” và hội thi tìm hiểu quyền trẻ em.
(HBĐT) - Đồng chí Dưương Thị Nguyệt, Trưởng phòng Chăm sóc, bảo vệ trẻ em (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Hiện tại, toàn tỉnh có trên 21,9 vạn trẻ dưới 16 tuổi, để tạo nên một tháng 6 ý nghĩa, đáng nhớ và an toàn đối với các em cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương. Trong tháng hành động vì trẻ em, Sở đã ban hành hướng dẫn huyện, thành phố xây dựng, tổ chức phát động kêu gọi sự ủng hộ, chung tay của các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
(HBĐT) - Cách đây vừa tròn 45 năm, tháng 6/1969. Lúc ấy, sức khỏe Bác đã giảm sút, Bác viết Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân nhưng Bác vẫn dành cho thiếu niên một tình cảm sâu sắc, sự quan tâm đặc biệt.
(HBĐT) - Ngày 30/5, UBND huyện Kim Bôi phối hợp với Childfund Việt Nam tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và triển lãm ảnh với chủ đề “Các yếu tố bảo vệ và công tác phòng chống rủi ro cho trẻ em trong cộng đồng”.
(HBĐT) - Hưởng ứng ngày sách Việt Nam 21/4, tỉnh ta đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Ở huyện Yên Thuỷ, ngành GD&ĐT đã tổ chức chương trình giao lưu văn hóa đọc tại trường tiểu học Yên Lạc, xã Yên Lạc với sự tham gia của NXB Giáo dục, NXB Dân trí; Công ty CP sách thiết bị GD miền Bắc, Công ty CP đầu tư và phát triển sách GD Hà Nội, Công ty CP sách thiết bị trường học tỉnh và nhiều đơn vị, trường học trên địa bàn huyện Yên Thuỷ.