Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng Đại hội bức ảnh Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số.
(HBĐT) - Ngày 12/9, huyện Lương Sơn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ II. Dự đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng 150 đại biểu tiêu biểu, đại diện cho hơn 67.000 đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Huyện Lương Sơn hiện có 3 dân tộc anh em sinh sống với hơn 97.000 người, trong đó người DTTS chiếm trên 70 % dân số. 5 năm qua, được sự quan tâm đầu tư về mọi mặt của Đảng và Nhà nước, huyện đã triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc; qua đó, góp phần từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn đã hỗ trợ tổng số 5.131 lượt hộ/17.475 khẩu với số tiền được hỗ trợ trên 1,5 tỉ đồng. Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS ĐBKK đã giúp cho 154 lượt hộ được vay 878 triệu đồng phát triển kinh tế, góp phần ổn định cuộc sống. Theo thống kê, hàng năm huyện đã giải quyết việc làm mới cho 2.500 lao động. Các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo được triển khai đồng bộ, kịp thời, minh bạch, dân chủ từ cơ sở, tỉ lệ hộ nghèo của huyện hàng năm đều giảm, năm 2010 là 13,03% đến năm 2014 giảm xuống còn 6,35%. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 17,1 triệu đồng, đến năm 2014 đạt 36,6 triệu đồng. Nhiệm vụ công tác dân tộc đến năm 2020 được huyện Lương Sơn đề ra với mục tiêu trọng tâm là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội tạo sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho đồng bào dân tộc. Xây dựng đội ngũ CBCC người DTTS có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc...
Phát biểu tại đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã biểu dương những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ rõ những mặt còn tồn tại và đề nghị cấp ủy, chính quyền huyện Lương Sơn cần chủ động cụ thể hóa các chương trình, chính sách dân tộc, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ là người DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; tích cực huy động các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc...
Đại hội chọn cử ra 13 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số cấp tỉnh. Nhân dịp này huyện Lương Sơn đã tặng giấy khen cho 15 tập thể và 35 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các chính sách đại đoàn kết các dân tộc.
* Sáng 12/9, huyện Yên Thuỷ đã tổ chức đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện lần thứ II-năm 2014 với 143 đại biểu dự đại hội. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự và chỉ đạo đại hội.
Huyện Yên Thủy có 7 dân tộc cùng sinh sống. Trong 16.915 hộ (67.587 khẩu), số hộ dân tộc thiểu số chiếm 68,6% (trong đó, dân tộc Mường chiếm 68,2%). Trong 5 năm (2009-2014), đồng bào các dân tộc thiểu số huyện luôn đoàn kết, phấn đấu và góp phần quan trọng vào bước phát triển KT-XH, AN-QP trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân trong giai đoạn đạt 11,35%; lương thực bình quân đầu người năm 2013 là 396,2kg/năm Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 2,6 vạn tấn/ năm, độ che phủ rừng ổn định, duy trì 50%; tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia đạt 100%; tỷ lệ hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh 82,5%, tỷ lệ hộ nghèo còn 17,38%. Hệ thống chính trị được củng cố; đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được chuẩn hoá. Bộ mặt NTM có nhiều khởi sắc, công tác y tế, giáo dục được quan tâm, công tác bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc được chú trọng. Huyện có 268 CLB VH-TT, 11.164 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 92 làng, khu phố đạt danh hiệu làng, khu phố văn hóa, 100 cơ quan, trường học đạt danh hiệu cơ quan, trường học văn hóa, đạt tỷ lệ 86,76%; 41 trường học đạt danh hiệu trường học văn hóa. 16/46 trường đạt chuẩn quốc gia...
Đại hội đã đề ra, phương hướng nhiệm vụ công tác dân tộc giai đoạn 2014-2019 với các mục tiêu cụ thể là : Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển KT-XH đối với vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; giữ vững QP - AN chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM. Đẩy mạnh công tác xóa đói - giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống chung của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các xã ĐBKK. Sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững... Huyện đã đề ra 8 nhóm giải pháp cụ thể.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã biểu dương tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Yên Thuỷ. Đồng chí chỉ rõ thời gian tới, huyện cần làm tốt một số phần việc như : Tiếp tục quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc. Phát triển toàn diện về KT-VH-XH, giữ vững AN-QP trên địa bàn vùng dân tộc; chăm lo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Ưu tiên phát triển KT-XH các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK; tích cực huy động các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Đại hội đã chọn cử 12 đại biểu đi dự đại hội cấp tỉnh. Nhân dịp này, UBND huyện Yên Thuỷ đã tặng giấy khen cho 7 tập thể, 25 cá nhân đã có thành tích trong công tác dân tộc.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng Đại hội bức ảnh “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc thiểu số”.
* Cùng ngày, huyện Cao Phong đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện lần thứ II, năm 2014 với sự tham dự của 150 đại biểu.
Giai đoạn 2009 – 2014, thông qua các dự án, chính sách 134, 135, Quyết định 102 của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân các dân tộc, vùng đồng bào DTTS, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Cao Phong có nhiều khởi sắc với 63 công trình hạ tầng được đầu tư, hàng trăm hộ dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, con em hộ nghèo đi học được hỗ trợ chi phí học tập… Bên cạnh đó, người có uy tín trong đồng bào DTTS được thường xuyên quan tâm thăm hỏi tặng quà. Một số dự án khác triển khai tại địa bàn như Childfund, Jica, dự án định canh định cư xen ghép… đã mang lại lợi ích thiết thực, giúp nhân dân các dân tộc thoát nghèo, đời sống vật chất, tinh thần nâng lên đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện đạt 13%, thu nhập bình người đạt 21,7 triệu đồng/người/năm, tăng 50,6% so với năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,8%, 100% số xã, thị trấn, 99,2% số hộ được sử dụng điện, hệ thống trường, trạm đảm bảo cho việc học tập, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc được phát huy, QP-AN được giữ vững.
Đại hội đã bày tỏ quyết tâm thư thể hiện ý chí và nguyện vọng của các dân tộc thiểu số huyện thông qua tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng lòng xây dựng huyện ngày càng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, nhân dân trong đầu tư xây dựng CSHT thiết yếu; xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc, thực hiện công tác luân chuyển, chính sách khuyến khích, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ. Có chính sách để vận dụng một số ưu đãi nhằm thu hút cán bộ có tài năng, trí tuệ về địa phương giúp vùng đồng bào DTTS.
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh tặng hoa chúc mừng Đại hội.
Đại hội đã chọn cử 10 đại biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, UBND huyện khen thưởng cho 10 tập thể, 25 cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển dân tộc.
Nhóm PV
(HBĐT) - Ngày 6/9, huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị biểu dương cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa 5 năm liên tục (2009 - 2014).
(HBĐT) - Chủ nhật hàng tuần, những thành viên câu lạc bộ chèo thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) tập trung tại nhà bà Nguyễn Thị Minh Hoàn, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ 30/4 (CLB đàn hát dân ca và chèo) để tập luyện. Bà Hoàn cho biết: Chiếu chèo được thành lập từ năm 2004 đến nay, với mỗi thành viên trong CLB, diễn chèo như thói quen sinh hoạt văn hóa, không thể thiếu của các thành viên.
(HBĐT) - Chưa năm nào thị trường đồ chơi lại phong phú, rực rỡ sắc màu như mùa Trung thu 2014 này. Càng ấn tượng hơn khi ở các cửa hàng buôn bán, kinh doanh chủ yếu bày bán các mặt hàng đồ chơi do Việt Nam sản xuất, người tiêu dùng trong tỉnh ưu tiên chọn mua sản phẩm có xuất xứ trong nước. Điều này lần nữa khẳng định sự “lên ngôi” của đồ chơi Trung thu hàng Việt hiện nay.
(HBĐT) - Tối 4/9, BCĐ phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” huyện Kim Bôi đã tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” năm 2014. Tới dự có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện, thành phố; Huyện ủy, UBND huyện và đông đảo các em thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn huyện Kim Bôi.
Một trong những sự kiện điện ảnh lớn của Đức tại Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng và Thái Nguyên từ ngày 4 đến 20-9, với những bộ phim đình đám của điện ảnh Đức.
(HBĐT) - Những năm gần đây, huyện Tân Lạc đặc biệt quan tâm đến khôi phục, lưu giữ và bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Theo thống kê sơ bộ, toàn huyện còn trên 1.000 chiếc, trong đó có gần 900 chiếc cồng chiêng cũ, còn lại là cồng chiêng được các hộ dân ở các địa phương mới mua lại về trưng bày và sử dụng.