Được sự ủy quyền, lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với chùa Quất Lâm cho xã Hòa Sơn.
(HBĐT) - Ngày 19/10, UBND huyện Lương Sơn và UBND xã Hòa Sơn đã tổ chức lễ đón bằng công nhận chùa Quất Lâm là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Chùa Quất Lâm thuộc thôn Cố Thổ, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 khá khang trang, bề thế, có sư trụ trì. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa là nơi nuôi dấu cán bộ cách mạng, minh chứng cho tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc xã Hòa Sơn nói riêng, tỉnh Hòa Bình nói chung. Khoảng năm 1953-1954, thực dân Pháp đã ném bom phá hủy toàn bộ ngôi chùa. Đến năm 1987, nhân dân trong vùng xây dựng lại ngôi chùa nhỏ trên khu đất cũ để làm nơi thờ tự. Năm 2011, nhân dân trong thôn đã tu sửa lại ngôi chùa, xây thêm nhà trung đường, hậu đường.
Chùa là một thiết chế khá thuần nhất của phật giáo, thờ tam thế Phật, phật A-di-đà, phật Mẫu Chuẩn Đề, Địa Tạng Bồ Tát, Đức ông, phật bà. Ngoài ra, chùa còn có nhà thờ Mẫu thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân địa phương. Với những giá trị đó, ngày 31/7/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký QĐ số 1068 về việc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với chùa Quất Lâm.
Tại buổi lễ đón nhận, lãnh đạo Sở VH-TT&DL, huyện Lương Sơn đề nghị xã Hòa Sơn thành lập BQL di tích nhằm quản lý, bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của di tích. Các hoạt động tín ngưỡng trong chùa cần thực hiện theo đúng Luật Di sản văn hóa, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Quy chế quản lý di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng Nội vụ thành phố Hòa Bình, hiện trên địa bàn có 3 tôn giáo đang hoạt động. Ban đại diện Phật giáo TPHB được thành lập từ tháng 6/2006, đến nay có khoảng 6.000 Phật tử. Giáo xứ Hòa Bình được tái hoạt động vào năm 2000, đến nay có khoảng 4.000 tín đồ. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có khoảng 30 người theo đạo Tin lành (là những người đã từng đi xuất khẩu lao động tại Malaixia và được truyền đạo tại đó).
(HBĐT) - Từ ngày 10- 13/10, Sở VH-TT&DL mở lớp truyền dạy cồng chiêng và múa dân gian dân tộc Mường cho 40 học viên thuộc 2 xóm Bờ và Rường, xã Trung Bì (Kim Bôi) năm 2014.
(HBĐT) - Ngày 13/10, tại xã Yên Hoà, Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện Đà Bắc tổ chức giải bóng chuyền và đêm văn nghệ tuyên tuyền “Vì biển đảo thân yêu”. Tham gia có các đơn vị cụm II, gồm 7 xã: Yên Hoà, Đoàn Kết, Trung Thành, Vầy Nưa, Tiền Phong, Tân Minh, Đồng Ruồng.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Mựn, Phó Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) huyện Lạc Sơn khẳng định: Thực hiện các mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (BĐG), trong những năm qua, Ban VSTBPN huyện đã tham mưu cho UBND huyện đề ra các giải pháp phát triển KT-XH gắn với thực hiện bình đẳng của phụ nữ về lao động, việc làm, CSSK, văn hóa, thể thao, gia đình, tham gia vào bộ máy lãnh đạo nhằm tăng cường BĐG, nâng cao vị thế của người phụ nữ.
(HBĐT) - Chào Hà Nội, trái tim của cả nước tròn 60 năm giải phóng đang thăng hoa, khởi sắc trên con đường đổi mới làm rạng rỡ thêm truyền thống hào hùng ngàn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội.
(HBĐT) - “Hiện nay, đời sống của người dân có nhu cầu rất lớn về giải trí, nâng cao đời sống tinh thần. Chính vì vậy, phong trào văn hóa, văn nghệ (VH-VN) quần chúng cũng ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, VH - VN đã có những đóng góp tích cực vào tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân” - Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm VH - TT huyện Tân Lạc cho biết.