Cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình thăm quan và tìm hiểu tại Bảo tàng Di tích lịch sử Định Hóa (Thái Nguyên).

Cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình thăm quan và tìm hiểu tại Bảo tàng Di tích lịch sử Định Hóa (Thái Nguyên).

(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 4, nhân dịp dự hội thảo báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, chúng tôi may mắn được đến thăm Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Trong lịch sử, di tích từng được biết đến qua nhiều tên gọi khác nhau như An toàn khu, Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử ATK Trung ương, là nơi ở, làm việc và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, T.Ư Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Năm 1981, Khu di tích đã được Bộ VH - TT (nay là Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích quốc gia). Tháng 5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.

 

Qua lời kể của Phó trưởng ban quản lý Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa Nguyễn Văn Nương, địa điểm Bác ở và làm việc tại đồi Tỉn Keo (1948 - 1954), thuộc xã Phú Định (Định Hóa) là nơi khởi phát, tổ chức chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Tại đây, Bác đã soạn thảo, ký nhiều văn kiện và cùng Bộ Chính trị đưa ra những quyết định quan trọng, đem lại thắng lợi cho chiến cuộc Đông Xuân (1953 - 1954). Đồi Tỉn Keo đáp ứng các tiêu chí của Bác khi giao nhiệm vụ cho các đồng chí giúp việc tìm địa điểm đặt cơ quan, đó là: “Trên có núi, dưới có sông; Có đất ta trồng, có bãi ta vui; Tiện đường sang Tổng bộ, thuận lối tới Trung ương; Nhà thoáng ráo kín mái, gần dân không gần đường". Hiện tại, lán ở của Bác, lán họp Bộ Chính trị và một số hạng mục khác đã được phục dựng lại bằng gỗ, vầu, mái lợp lá cọ.

 

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, thực dân Pháp dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa. Với ý chí “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, toàn thể nhân dân Việt Nam đã nhất tề hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ với niềm tin tất thắng. Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, quân dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Để cứu vãn tình thế thất bại, bước vào Thu - Đông 1953, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của đế quốc Mỹ đã cho ra đời Kế hoạch Na-va, tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh ở Việt Nam. Chúng đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất với ý đồ thách thức quân, dân ta, nghiền nát quân chủ lực của ta trong vòng 18 tháng. Điện Biên Phủ đã trở thành điểm quyết chiến của Kế hoạch Na-va.

 

Nắm chắc mọi âm mưu, hành động của địch, phân tích, đánh giá tình hình một cách khoa học, ngày 6/ 12/1953 tại lán Tỉn Keo, Hồ Chủ tịch đã chủ toạ hội nghị  Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân uỷ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đây là một chiến dịch lịch sử có có nghĩa quân sự, chính trị, ngoại giao rất quan trọng và dặn dò Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi Đại tướng ra mặt trận: Phải đánh thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Trong chiến dịch lịch sử này, Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tư lệnh đã tổ chức, động viên một lực lượng to lớn sức người, sức của cho mặt trận. Hàng vạn người vượt qua muôn vàn gian khó, ngày đêm bạt rừng xẻ núi, mở hàng ngàn km đường giao thông cho bộ đội, dân công chuyển quân, kéo pháo, vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, lập nên biết bao kỳ tích.

 

Trên chiến trường, Bộ chỉ huy chiến dịch đã sáng suốt quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ Đánh nhanh, giải quyết nhanh chuyển sang Đánh chắc, tiến chắc vào ngay trước giờ chiến dịch mở màn, thể hiện tài thao lược, tinh thần trách nhiệm cao và lòng quả cảm, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và của toàn dân, toàn quân. Sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm của địch, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, đập tan ý chí xâm lược của các thế lực thực dân hiếu chiến.

 

Thời gian đã lùi xa, nhưng những dấu ấn của Thủ đô gió ngàn và Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.

 

 

 

                                                                        Đức Phượng

 

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Các đại biểu dự tham quan các tác phẩm trưng bày tại triển lãm.
Không có hình ảnh
Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình thăm nhà trưng bày ATK Định Hóa, Thái Nguyên.

Bảo tồn và phát triển dân ca Mường Động

(HBĐT) - Thời gian qua, phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện Kim Bôi có bước phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Việc phát huy, khơi dậy hoạt động văn nghệ quần chúng đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện.

Vẹn nguyên ký ức hào hùng

(HBĐT) - 40 năm trôi qua, kể từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, có dịp kể lại những kỷ niệm hào hùng của một thời hoa lửa, trên gương mặt của những CCB từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn không giấu được vẻ xúc động. Những câu chuyện, ký ức của các CCB khiến chúng tôi như được sống lại một thời kỳ hào hùng của dân tộc và càng cảm phục những người lính Cụ Hồ.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Những ngày này, các địa phương ở phía Nam đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, sôi nổi chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015).

Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng: Linh thiêng và sâu lắng

(HBĐT) - Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân Việt Nam đều ấp ủ tâm nguyện một lần trong đời được đến thăm viếng khu di tích lịch sử Đền Hùng để tự tay thắp nén hương thơm ở bàn thờ Tổ - các Vua Hùng có công dựng nước. Câu ca “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng 3” lưu truyền từ bao đời chính là lời nhắc nhở mọi người dân đất Việt dù ở đâu cũng không được lãng quên cội nguồn dân tộc để luôn nhớ rằng chúng ta sinh từ một bọc, cùng chung một tổ tiên. Cứ mỗi độ tháng 3, trên các ngả đường về đất Tổ, hàng triệu bước chân của con Lạc, cháu Hồng lại nô nức hành hương về đền Hùng, thành kính một niềm tin thiêng liêng trở về cội nguồn dân tộc.

Giao lưu sân khấu hóa về quyền của phụ nữ với “Sổ đỏ 2 tên”

(HBĐT) - Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Tân Lạc vừa tổ chức hội thi tìm hiểu về quyền tiếp cận của phụ nữ với giấy chứng nhận quyền sử dụng tại xã Địch Giáo. Hội thi nằm trong chuỗi hoạt động  cuộc vận động nâng cao nhận thức cộng đồng tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục